Hệ thống nhân tạo có khả năng học ngôn ngữ con người

Bạn đã từng nghĩ đến một chú robot có thể học nói theo cách của con người mà không cần lập trình?

Hệ thống nhân tạo có khả năng học ngôn ngữ con người

Trong khi những điều chúng ta nói có thể không luôn là thông minh nhất, thì khả năng học hỏi và sáng tạo sử dụng ngôn ngữ vẫn là một trong những quá trình phát triển nhận thức phức tạp đầy ấn tượng, và vượt lên trên tất cả những loại công nghệ, máy móc tiên tiến nhất. Tuy nhiên, một nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học Sassari ở Ý và Đại học Plymouth ở Anh, đã tạo ra được một hệ thống nhân tạo các tế bào thần kinh có khả năng học hỏi từ, cụm từ và cú pháp mà không cần phải lập trình trước, qua đó duy trì một cuộc đối thoại bằng cách sử dụng quy trình tương tự như hoạt động trí não.

Hệ thống nhân tạo có khả năng học ngôn ngữ con người - 1

Một hệ thống nhân tạo của hệ thần kinh được gọi là Annabell đã có thể học hỏi ngôn ngữ bằng cách tương tác với con người. Ảnh: Aysezgicmeli / Shutterstock

Chương trình này được gọi là Annabell (Artificial Neural Network with Adaptive Behavior Exploited for Language Learning - tạm dịch: Mạng Thần kinh Nhân tạo với tập tính thích nghi được khai thác (cho) Ngôn ngữ học), được tạo thành từ 2,1 triệu "tế bào thần kinh", liên kết thông qua 3 tỷ kết nối ảo. Trong khi những mô tả này nghe có vẻ giống như đây là một hệ thống lớn và phức tạp, nhưng các nhà nghiên cứu nói rằng, sự tinh tế trong việc sử dụng ngôn ngữ của hệ thống chỉ tương đương với một đứa trẻ 4 tuổi. Nó bao gồm các kĩ năng "tìm hiểu danh từ, động từ, tính từ, đại từ và các lớp từ khác, và sử dụng chúng trong biểu cảm ngôn ngữ" - nhóm công bố trên tạp chí PLOS ONE.

Điều phân biệt Annabell với các chương trình đối thoại trước đây việc nó được bắt nguồn từ "tabula rasa" (tấm bảng trống trơn), có nghĩa là nó không có những giả lập của các từ hoặc ngữ pháp. Thay vào đó, nó đã có thể học hỏi, tổ chức và tự chọn từ ngữ để tương tác với một con người.

Điều này có được là nhờ hai đặc tính quan trọng của Annabell. Đầu tiên trong số này là đặc tính "khớp thần kinh linh hoạt", trong đó đề cập đến một quá trình mà theo đó, một kết nối giữa hai tế bào thần kinh đặc biệt ngày càng trở nên hiệu quả hơn khi được kích hoạt. Các cơ chế quan trọng khác là hàng rào thần kinh, liên quan đến khả năng của các tế bào thần kinh nhất định gọi là tế bào thần kinh ổn định kép, có thể hoạt động như thiết bị chuyển mạch, kích hoạt hoặc vô hiệu hóa việc truyền tải các tín hiệu xung quanh não, qua đó kiểm soát các luồng thông tin.

Trong thử nghiệm của các nhà khoa học, họ đã thực hiện một cuộc giao tiếp dựa trên văn bản. Chương trình đã được nhập liệu 1.587 câu hỏi đầu vào và tự nó đã tạo ra 521 câu trả lời. Ví dụ, khi được hỏi câu hỏi "Bạn đã chơi bao nhiêu trò chơi?", nó trả lời: "Tôi đã chơi Space Invaders, một; Pac Man, hai; Donkey Kong, ba; ba trò chơi".

Các nhà khoa học cho biết, họ không có ý định thiết kế một "giải pháp cho vấn đề đối thoại với người máy". Họ chỉ muốn làm sáng tỏ các cơ chế nhận thức của ngôn ngữ được học hỏi trong bộ não con người.

Theo Khám phá

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh lớp 12 đăng ký phương thức xét tuyển sớm của Trường Đại học Công Thương TPHCM, tháng 4/2024. Ảnh: Mạnh Tùng

Điểm cao chẳng thể chủ quan

GD&TĐ - Dù đạt điểm cao ở các kỳ thi đánh giá năng lực, thí sinh vẫn cần tập trung tốt cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT, đồng thời đăng ký nguyện vọng hiệu quả nhất.