Đưa 360.000 con giun vào không gian để nghiên cứu hiện tượng mất cơ của phi hành gia

GD&TĐ - Thí nghiệm cơ phân tử trên giun sẽ giúp các nhà khoa học hiểu sâu hơn về hiện tượng mất cơ của phi hành gia trong không gian.

Đưa 360.000 con giun vào không gian để nghiên cứu hiện tượng mất cơ của phi hành gia

Cơ quan Vũ trụ Anh vừa công bố kế hoạch đưa hàng trăm nghìn con giun lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) trong một dự án mang tên "Thí nghiệm cơ phân tử", nhằm nghiên cứu hiện tượng mất cơ, lão hóa và những thay đổi tiêu cực trong cơ thể mà các phi hành gia phải đối mặt khi bay vào không gian, Phys đưa tin.

Dự án với sự tham gia của các nhà khoa học thuộc Đại học Exeter, Nottingham và Lancaster của Anh dự kiến được triển khai từ giữa tháng 11/2018 tới tháng 2/2019. Khoảng 360.000 con giun dài một milimet sẽ được tàu vũ trụ của SpaceX đưa lên quỹ đạo trong một thiết bị chứa có kích thước không lớn hơn bao diêm.

Loài giun được lựa chọn để nghiên cứu có tên khoa học là Caenorhabditis elegans. Chúng là một loài giun tròn, trong suốt và có nhiều đặc tính sinh học thiết yếu giống với con người. Theo Tim Etheridge, giảng viên cao cấp tại Đại học Exeter, C. elegans chia sẻ gần 80% các gene tương tự với con người và ở cấp độ phân tử, có sự giống cả về cấu trúc, sự trao đổi chất lẫn hoạt động của cơ. Bên cạnh đó, loài giun tròn này còn phát triển nhanh và rất dễ sống.

 Nghiên cứu cho thấy môi trường không gian khắc nghiệt có thể khiến các phi hành gia mất tới 40% cơ bắp chỉ trong vòng sáu tháng. Sự mất cơ ngoài không gian cũng giống quá trình lão hóa của cơ thể trên Trái Đất, nhưng tốc độ được tăng tốc nhanh gấp nhiều lần.

"Thí nghiệm nhằm tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới suy giảm thần kinh cơ trong không gian. Nghiên cứu sẽ giúp chúng ta hiểu được những thay đổi phân tử gây ra những vấn đề về cơ, đồng cho phép kiểm tra tính hiệu quả của các liệu pháp chống suy giảm cơ trong môi trường trọng lực thấp", giáo sư sinh học Nate Szewczyk từ Đại học Nottingham chia sẻ.

Bộ trưởng Bộ Khoa học Anh Sam Gyimah cũng đáng giá cao mục đích của nghiên cứu. Gyimah tin rằng dự án tiên phong này có thể đem lại cơ hội điều trị tốt hơn cho bệnh nhân teo cơ Trái Đất, cũng như cải thiện phúc lợi của các phi hành gia.

Theo VnExpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.