Vì sao một đàn kiến hàng ngàn con không bao giờ bị “tắc đường”?

GD&TĐ - Dù có kích thước rất nhỏ bé nhưng kiến lại sở hữu mối liên kết xã hội tuyệt vời, đặc biệt là trong cách chúng làm việc nhóm. Thậm chí, ngay cả các nhà khoa học cũng đang phải học tập loài côn trùng này để chế tạo ra những sản phẩm robot có hiệu năng cao!

Vì sao một đàn kiến hàng ngàn con không bao giờ bị “tắc đường”?

Bạn đã từng thắc mắc rằng, tại sao một đàn kiến có số lượng hàng trăm thậm chí là hàng ngàn con lại có thể di chuyển, phối hợp làm việc với nhau một cách trơn tru, ngay trong một không gian giới hạn là chiếc tổ của chúng mà lại không gặp phải cảnh “tắc đường” như chúng ta?

Giải pháp của loài kiến nghe qua có vẻ rất đơn giản nhưng lại thực sự hiệu quả! Trên thực tế, chỉ có một số ít kiến trong đàn đang làm việc chăm chỉ.

Cụ thể hơn, trong một thí nghiệm được tiến hành trên đàn kiến có 150 cá thể, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, chỉ có khoảng 10-15 con kiến tham gia đào hang, trong cùng một thời điểm.

Với mục đích đảm bảo một số lượng vừa đủ cá thể kiến cùng tham gia đào một chiếc hang, nhằm tránh cảnh ùn tắc, một chú kiến sẽ biết tự động rút lui khi gặp một chiếc hang đã có sẵn đồng loại mình đang làm việc trong đó và tiếp tục tìm kiếm những phần hang đang trống để làm việc.

Giới khoa học cũng đã chứng minh tính hiệu quả của tập tính này của loài kiến trên đối tượng là robot. Theo đó, họ cho 3 robot cùng tham gia đào một đường hầm chật. Mọi việc vẫn diễn ra trơn tru cho đến khi robot thứ 4 được thêm vào.

Lúc này, lối đi bị tắc nghẽn và công việc đào hầm đã bị tê liệt hoàn toàn. Sau đó, các robot được tái lập trình để biết tự rút lui khi gặp đường hầm đã có đủ robot trong đó và hiệu quả công việc được cải thiện rõ rệt.

Các chuyên gia chế tạo robot cho rằng, việc lập trình những cỗ máy mô phỏng theo tập tính làm việc của loài kiến có thể giúp sản phẩm của họ đưa ra quyết định chuẩn xác hơn, trong quá trình làm việc nhóm, từ đó nâng cao hiệu năng của robot!

Theo Dân trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Chủ trang trại Zhou Zhiwei cho biết, nghề buôn bán chenpi từng bị coi là một ngành lạc hậu. Ảnh: Maggie Hiufu Wong/CNN

Ở nơi 'vàng' mọc trên cây

GD&TĐ - Bề ngoài, Tân Hội chỉ là một quận buồn tẻ tại thành phố Giang Môn (Quảng Đông, Trung Quốc).

Lớp học của Trường Phổ thông liên cấp Phenikaa. Ảnh: NTCC

Lan tỏa hiệu quả mô hình song ngữ

GD&TĐ - Từ kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam có thể rút ra bài học để xây dựng hệ thống học liệu điện tử song ngữ và môn học khác bằng tiếng Anh.