Khi bạn trẻ thờ ơ với hoạt động tập thể

GD&TĐ - Tháng 3 là tháng Thanh niên với nhiều hoạt động Đoàn thiết thực và nhiều hoạt động ý nghĩa. Thế nhưng, không phải sinh viên nào cũng tích cực tham gia các phong trào chung. Giảng viên Phùng Thu Trang, từng là sinh viên ưu tú năng nổ với các phong trào tình nguyện đưa ra lời khuyên cho các bạn trẻ.

Giảng viên Đỗ Thu Trang
Giảng viên Đỗ Thu Trang

Phùng Thu Trang – Giảng viên trường Đại học Đại Nam, trước đây là một sinh viên tình nguyện xuất sắc của Thành đoàn Thành phố Hà Nội. Trang từng là đội trưởng đội Tiếp sức mùa thi nhiều năm liền. Nói về việc sinh viên còn thờ ơ với các hoạt động tập thể hoặc tham gia còn hời hợt chưa xác định mục tiêu, cô Trang đưa ra lời khuyên cho các bạn trẻ và tổ chức Đoàn thể:

Tổ chức Đoàn cần năng động

Cần tăng cường công tác tuyên truyền và đào tạo kỹ năng mềm cho đoàn viên, sinh viên nhằm giúp họ có được nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải rèn luyện các kỹ năng sống, từ đó giúp họ tự tin hơn.

Hơn nữa, cần tiếp tục nâng cao chất lượng các hoạt động Đoàn, Hội, tạo ra sân chơi có thể tập hợp đông đảo đoàn viên sinh viên, nhằm cung cấp các tri thức, rèn luyện kỹ năng sống cho sinh viên; tìm kiếm và phát hiện những nhân tố tích cực, tiêu biểu, từ đó đào tạo thành những tuyên truyền viên để nhân rộng, phổ biến kỹ năng cho các đối tượng sinh viên khác.

Khi đưa ra lợi ích cho sinh viên phải đáp ứng luôn chứ không để quá lâu khiến sinh viên cảm thấy chán nản. Có khen thưởng xứng đáng và kịp thời để động viên tình thần cho các đoàn viên.

Khi yêu cầu sinh viên tham gia phải để sinh viên tình nguyện nhưng vẫn có tính nghiêm khắc. Điều này đòi hỏi những thủ lĩnh đoàn cần khôn khéo để “thưởng phạt phân minh” và biến tổ chức của mình thành một tập thể thực sự hứng thú.

Đồng thời, các cán bộ đoàn cần luôn sát cánh giúp đỡ sinh viên, không gây khó khăn cho các bạn hay việc lạm dụng quyền hạn quá mức để ép buộc các bạn, luôn tạo không khí hài hòa và là sân chơi bổ ích, thân thiện cho thành viên.

Cuối cùng đó là kinh phí tổ chức hoạt động Đoàn cũng cần có việc hỗ trợ về mặt vật chất cho sinh viên tham gia.

Tham gia hoạt động Đoàn “được” gì?

Với các sinh viên, khi tham gia hoạt động đoàn thể, các bạn sinh viên sẽ có thêm nhiều bạn mới. Việc thường xuyên được đi lại nhiều nơi, tham gia nhiều sự kiện sẽ giúp chúng ta được gặp gỡ, tiếp xúc với thành phần ở đủ mọi lứa tuổi khác nhau. Với môi trường như thế, chúng ta sẽ có thêm điều kiện để mở rộng quan hệ ngoại giao của mình.

Đặc biệt, những cá nhân tham gia phong trào Đoàn đều có chung mục đích và sở thích muốn được cống hiến hết mình vì cộng đồng.Vì vậy, chúng ta sẽ không cần phải lo là “mình sẽ nói chuyện về vấn đề gì với những người bạn mới”.

Thậm chí, nhiều bạn trẻ đã tìm thấy “một nửa” của mình nhờ các hoạt động Đoàn.

Khi tham gia các hoạt động Đoàn, các bạn sinh viên sẽ được trải nghiệm kỹ năng sống khi thực hiện tất cả các bước của một chương trình sự kiện: từ khâu lên ý tưởng, xây dựng đề án, triển khai công việc truyền thông cho đến khi hoàn thiện kế hoạch…Bởi thực tiễn là người thầy của cuộc sống. Việc học kỹ năng sống bằng những hoạt động trực tiếp như vậy chắc chắn sẽ có hiệu quả cao gấp bội so với việc chúng ta chỉ ngồi một chỗ và vẽ ý tưởng của mình lên giấy, vì vậy, nó thúc đẩy khả năng sáng tạp trong sinh viên và thành công sau này.

Khi tích cực tham gia các hoạt động Đoàn, các bạn sinh viên sẽ được khen thưởng, nó sẽ giúp các bạn có thêm thành tích trong hồ sơ xin học bổng, du học, đi làm. Vì hiện tại cho dù ở Việt Nam hay nước ngoài các đơn vị cũng coi trọng việc bạn tham gia vào các hoạt động cộng đồng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.