Nhớ một lần đi ngược cơn “đại hồng thủy” miền Trung

GD&TĐ - Năm 1999 - chưa bao giờ miền Trung mà cụ thể ba tỉnh Quảng Trị - Huế - Quảng Nam có một trận lụt lạ kỳ đến vậy: Nước trời như ập xuống, đất dâng lên. Trong khi đó một số hồ chứa nước lại “dọa vỡ xóa sổ tất cả”. Báo GD&TĐ đã cử phóng viên đến “rốn lụt” để tác nghiệp...

Tan hoang sau trận “đại hồng thủy”.
Tan hoang sau trận “đại hồng thủy”.

Sở GD&ĐT Quảng Bình ưu tiên cho chúng tôi theo một chiếc ca nô xuống một số điểm “trũng”. Chúng tôi trao phong bì hỗ trợ của Báo rồi “lên tầu”. Thế là hành trình viết tin bài lụt miền Trung –cụ thể 3 tỉnh Quảng Trị, Huế . Quảng Nam của chúng tôi bắt đầu.

Mưa lũ bắt đầu vào đêm 1/11/1999 và kéo dài suốt một tuần lễ. Cả miền Trung (từ Quảng Trị đến Bình Định) chìm trong biển nước, ác liệt nhất là Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam. 

Cơn lụt lịch sử này là tổng hợp của đủ loại hình thiên tai xảy ra cùng một lúc (lũ ống, lũ quét ở miền núi, ngập lụt ở đồng bằng, triều cường, sóng lớn ở biển…) với tính chất và mức độ chưa từng có trong các tài liệu, số liệu khí tượng và thuỷ văn thế kỷ 20.

Trận lũ lụt lịch sử - được mệnh danh là “đại hồng thủy” làm ngập trắng 10 tỉnh, thành miền Trung, 595 người chết. Tổng thiệt hại hơn 3.773 tỉ đồng (thời điểm 1999). 

Về giáo dục với rất nhiều hoạt động phòng chống tích cực hầu như toàn bộ học sinh được bảo vệ an toàn, chỉ có 570 ngôi trường vẫn bị sụp và trôi. 

Ban ngày chúng tôi bám nhờ xe, tầu thuyền lấy tài liệu, tối về viết tin bài rồi tìm cách nhờ fax bài – lúc đó còn khó. Riêng có 2 tin bài còn ấn tượng đến giờ: “cả tỉnh Thừa Thiên - Huế sững sờ: 57 học sinh Trường THCS Hương Thọ đang bị nước lũ nhốt trên mái lớp học”, “Bể nước” Phú Ninh được sáng tạo bảo vệ an toàn.

Ngày 2/11, 57 học sinh trường Trường THCS Hương Thọ không qua sông về nhà được phải quay về trường bên này vì nước lũ dâng nhanh, không thuyền nào qua sông được. 

Hai thầy Thái , Huy cùng chú bảo vệ đành tập hợp các em vào một lớp rồi liên tiếp kê bàn lên theo đà nước lụt dâng nhanh chóng mặt. Qua một đêm đến sáng hôm sau, 57 em học sinh lúc này đầu đã chạm trần nhà. Bên ngoài mưa vẫn ào ạt át cả tiếng người. Phải chặt những rui mè để dỡ ngói. 

Các thầy đã thay nhau cột dây vào bụng để lặn vào phòng lấy rựa. chặt các thanh gỗ , trổ được một lỗ để các em học sinh chui ra. Lúc đó đã hơn 10 giờ sáng, thầy trò đứng trên mái giữa mịt mù mưa gió.

 Đến khoảng 11giờ 30, có 2 chiếc đò qua, kêu cứu thầy và đã lần lượt được chở lên một đồi cao hơn. Nước vẫn dâng, các em đói lả thiếp đi, các thầy đi nhổ sắn quanh đồi về nấu cho các em ăn tạm.

 Sáng 3/11, trời vẫn mưa tầm tã, các em đã hết sức chịu đựng, chỉ còn cách duy nhất là ngồi sát vào nhau, ôm lấy nhau thành vòng tròn để gió khỏi len vào. May mắn sau đó có ca nô, xuồng cứu hộ phát hiện đưa các em về.

Tháng 10 vừa qua sau gần 15 năm “đại hồng thủy” tôi về tìm lại dấu tích xưa nhưng chỉ có “hồn thu thảo” mà các chợ lớn, các trường khang trang đã mọc lên, các dãy phố không kém gì... Hà Nội, rực rỡ ánh đèn lung linh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thủ môn Quan Văn Chuẩn thận trọng trước trận gặp U23 Iraq.

U23 Việt Nam 'đọc vị' U23 Iraq

GD&TĐ - Trước trận so tài với U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á, thủ môn đội trưởng U23 Việt Nam Quan Văn Chuẩn tỏ ra khá thận trọng.