Hải Phòng: Đa dạng giải pháp giảm nghèo đa chiều, bền vững

GD&TĐ - Thành phố Hải Phòng đang thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bền vững, đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ người nghèo.

Hải Phòng là địa phương đi đầu cả nước với nhiều chính sách đặc thù đảm bảo an sinh xã hội.
Hải Phòng là địa phương đi đầu cả nước với nhiều chính sách đặc thù đảm bảo an sinh xã hội.

Thiết thực, hiệu quả

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024, Hải Phòng phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn thành phố là 0,32% theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia giai đoạn 2022 - 2025. Đến cuối năm 2024, thành phố Hải Phòng không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia.

Đồng thời, tạo điều kiện cho 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo đủ điều kiện, có nhu cầu vay vốn được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách kịp thời.

Mỗi năm thành phố tổ chức tập huấn thêm cho 30% cán bộ làm công tác giảm nghèo đảm bảo đến năm 2025, 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo. Bên cạnh đó, thành phố có chính sách hỗ trợ người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được vay vốn, đào tạo kĩ năng nghề phù hợp.

Y tế, giáo dục là lĩnh vực được quan tâm với nhiều chính sách thiết thực.

Y tế, giáo dục là lĩnh vực được quan tâm với nhiều chính sách thiết thực.

Theo ông Nguyễn Cao Lân, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hải Phòng, để thực hiện mục tiêu để ra, Sở đã xây dựng kế hoạch cụ thể với 8 nội dung cần thực hiện.

Thứ nhất, ngành rất chú trọng công tác truyền thông và giảm nghèo về thông tin. Đa dạng hình thức tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các chính sách đặc thù của thành phố trong công tác giảm nghèo trên địa bàn thành phố đến người dân; chú trọng hướng đến đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo để kịp thời tiếp cận các chính sách và dịch vụ xã hội cơ bản: việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh và thông tin.

Tuyên truyền lồng ghép thông qua các buổi tập huấn, bồi dưỡng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức, thực hiện.

Sở Thông tin và Truyền thông hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tiếp cận thông tin, giảm nghèo về thông tin.

Thứ 2, công tác phát triển giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề; ưu tiên đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, lao động nông thôn được đẩy mạnh.

Thứ 3, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai có hiệu quả việc hỗ trợ lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; hỗ trợ vay vốn trang trải chi phí theo hợp đồng lao động từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo.

Thứ 4, việc hỗ trợ việc làm bền vững cho lao động thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo được quan tâm. Qua cơ sở dữ liệu việc tìm người - người tìm việc, Sở đã hỗ trợ giao dịch việc làm, hỗ trợ vay vốn để người lao động bớt khó khăn trong bước khởi đầu.

Đặc biệt, Hải Phòng triển khai nhiều chính sách đặc thù nhằm hỗ trợ hộ nghèo thoát nghèo bền vững như: Hỗ trợ thêm mức đóng bảo hiểm xã hội, quy định chính sách hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế các nhóm đối tượng xã hội trên địa bàn thành phố Hải Phòng...

Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo bền vững; công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo tại địa phương được thực hiện sát sao, hiệu quả.

Đồng thời, Sở tăng cường phối hợp với địa phương tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo tại xã, phường, thị trấn.

Không để ai bị bỏ lại phía sau

Theo bà Phạm Thị Huyền- Phó Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội thành phố, năm 2023, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và Sở Lao động- Thương binh và Xã hội đã phối hợp hiệu quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân được triển khai sâu rộng, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ với đa dạng các hình thức đã huy động tiềm năng, sức sáng tạo, tinh thần tự nguyện tham gia của Nhân dân đối với các phong trào thi đua yêu nước, phong trào “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Công tác chăm lo cho người nghèo, đối tượng chính sách, người có công tiếp tục được chú trọng triển khai với nhiều hoạt động thiết thực. Nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền được tăng quy mô, số lượng, nâng cao về chất lượng, huy động được sự quan tâm và tham gia ngày càng đông đảo của các tầng lớp Nhân dân, góp phần phát huy dân chủ, tăng cường sự đồng thuận xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân thành phố.

Cụ thể, với chính sách hỗ trợ vay vốn tín dụng cho học sinh, sinh viên: Tính đến ngày 31/12/2023, Ngân hàng Chính sách xã hội đã hỗ trợ vay vốn cho 2.754 lượt dư nợ học sinh, sinh viên, mức dư nợ đạt 112.862 triệu đồng (bình quân mỗi hộ gia đình có học sinh, sinh viên được vay khoảng 41 triệu đồng). Đối với hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát bình quân mỗi hộ được vay khoảng trên 40 triệu đồng.

Ngành Lao động đã thực hiện tốt chính sách hỗ trợ Bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo (ảnh ITN).
Ngành Lao động đã thực hiện tốt chính sách hỗ trợ Bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo (ảnh ITN).

Cũng tính đến hết năm 2023, Ngân hàng chính sách xã hội đã hỗ trợ cho vay vốn giải quyết việc làm đối với 20.104 lượt hộ, tương ứng với số tiền dư nợ là 1.208.044 triệu đồng (bình quân mỗi hộ được vay vốn 57,2 triệu đồng). Năm qua, Ngành Lao động đã thực hiện tốt chính sách hỗ trợ Bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, có 5.753 lượt người thuộc hộ nghèo được cấp thẻ Bảo hiểm y tế miễn phí với số tiền là 4.628 triệu đồng.

Bên cạnh đó, 100% hộ nghèo của thành phố đã được hỗ trợ tiền điện theo đúng mức quy định; Năm 2023, thành phố hỗ trợ tiền điện cho 4.961 hộ nghèo với số tiền tương ứng là 3.274 triệu đồng.

Thành phố Hải Phòng tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách đặc thù góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Cụ thể, 133.819 người thuộc diện nghèo, cận nghèo, hộ làm nông lâm ngư nghiệp có mức sống trung bình, người cao tuổi từ đủ 70 đến 79 tuổi không có lương hưu, không trợ cấp xã hội hàng tháng,người nhiễm HIV/AIDS theo quy định, hội viên hội người mù chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí được hưởng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế theo Nghị quyết số 11 /2022/NQ-HĐND ngày 09/12/2022.

Thực hiện Nghị quyết số 12/2022/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân dân quy định chính sách hỗ trợ thêm mức đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố Hải Phòng cho 13.524 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là hộ nghèo, hộ cận nghèo và người tham gia bảo hiểm xã hội khác theo quy định là khoảng dự kiến số tiền khoảng 7.600 triệu đồng.

Thực hiện Nghị quyết số 04/2022/NQ-HĐND, năm 2023, thành phố hỗ trợ thu nhập hàng tháng cho khoảng 16.294 người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, số tiền tương ứng khoảng 120 tỷ đồng...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.