Israel dọa tấn công cơ sở hạt nhân Iran: Cú đòn ‘Đồng quy ư tận’

GD&TĐ -Nếu Tel Aviv tấn công cơ sở hạt nhân của Iran, Tehran sẽ tung cú đáp trả tương tự vào các cơ sở hạt nhân Israel ở Dimona - Negev và vùng Nahal Sorek.

Israel dọa tấn công cơ sở hạt nhân Iran: Cú đòn ‘Đồng quy ư tận’

Theo các phương tiện truyền thông ở Tel Aviv, chính quyền nước này đã bắn tin đe dọa Tehran rằng, họ sẽ phải chịu hậu quả nghiêm trọng nếu các mục tiêu dân sự ở Israel bị hư hại trong cuộc tấn công trả đũa của Iran, thậm chí là tất cả các cơ sở hạt nhân của đối phương có thể bị Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tấn công.

Israel cảnh cáo Iran về vụ tấn công trả đũa

Hôm 05/8, các ấn phẩm của Israel đưa tin, Tel Aviv đã gửi một thông điệp tới Tehran thông qua “một nước trung gian thứ ba”, đe dọa phá hủy tất cả các cơ sở hạt nhân của Iran, trong trường hợp có bất kỳ cuộc tấn công nào vào các mục tiêu dân sự của nước này.

Nguồn tin cho rằng, chính thông điệp này đã gây ra sự chậm trễ trong cuộc tấn công trả đũa của Iran.

Tuy nhiên, Tehran không có ý định từ bỏ việc trả thù cho cái chết của thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh.

Bộ Ngoại giao Iran hôm 05/8 đã chính thức thông báo cho các đại sứ của nước này ở các lãnh thổ nước ngoài rằng Tehran có kế hoạch tấn công Israel.

Ngoài ra, tất cả các nước láng giềng đã được thông báo về cuộc tấn công sắp tới, điều này cho thấy rõ ràng là Tehran quyết tâm thực hiện một cuộc tấn công đáp trả, nhưng quan trọng là quy mô và phạm vi mục tiêu của nó sẽ đạt đến mức độ thế nào mà thôi.

Hãng tin IRNA đưa tin, tại cuộc gặp với các đại sứ và người đứng đầu cơ quan đại diện nước ngoài, Quyền Bộ trưởng Ngoại giao Iran Ali Bagheri Kani nhấn mạnh rằng, nước Cộng hòa Hồi giáo Iran sẽ thực hiện “quyền hợp pháp và bất khả xâm phạm của mình để chống lại các hành động khủng bố do chế độ Israel thực hiện”, nhằm bảo vệ an ninh quốc gia của mình.

Tuy nhiên, Iran sẽ khó thực hiện được kế hoạch của mình, bởi Hoa Kỳ, với tư cách là đồng minh chính của Israel trong khu vực, đã đưa lực lượng chưa từng có tới Trung Đông để bảo vệ đồng minh quan trọng nhất của mình.

Theo thông báo của Lầu Năm Góc, ngoài hai tàu sân bay và hàng chục tàu hộ tống, các máy bay chiến đấu F-22A Raptor và F-35 Lightning II đã tới các căn cứ không quân Mỹ trong khu vực.

Theo truyền thông Mỹ, Tổng thống Joe Biden đã gián đoạn kỳ nghỉ ở Delaware và trở lại Nhà Trắng. Dự kiến, cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ và Quốc vương Jordan, quốc gia có nhiều căn cứ quân sự Mỹ và cũng đóng vai trò rất quan trọng ở Trung Đông, sẽ diễn ra trong thời gian tới.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, sự leo thang xung đột tới cấp độ hạt nhân là điều không thể xảy ra, bởi những hậu quả khôn lường đối với cả 2 bên. Hơn nữa, thực lòng cả 2 quốc gia đều muốn tránh đối đầu quân sự trực tiếp.

Nếu bốc đồng, cả 2 đều sẽ gánh hậu quả thảm khốc

Chính quyền Tehran mặc dù bắt buộc phải thực hiện một cuộc tấn công trả đũa nhằm tránh mất mặt với các đồng minh được mình hậu thuẫn trong khu vực, nhưng cũng không muốn leo thang xung đột toàn diện với Washington và Tel Aviv, nên đã lên tiếng cảnh báo trước về cuộc tấn công để Mỹ và Israel chủ động phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại.

Theo giới chuyên gia, việc Israel đe dọa tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran là điều rất khó xảy ra, bởi những hệ lụy khôn lường đến cả khu vực và thế giới sẽ khiến chính quyền Tel Aviv càng trở nên bị cô lập trong khu vực, làm dấy lên làn sóng phản đối trên khắp thế giới.

Mặc dù có thể các nhiên liệu hạt nhân của Iran vẫn chưa đạt đến cấp độ vũ khí nhưng dù thế nào thì các vụ tấn công vào cơ sở hạt nhân dân sự sẽ khiến cả khu vực chìm trong ô nhiễm phóng xạ, ảnh hưởng tới cả các đồng minh Ả rập của Mỹ và đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia láng giềng của Iran nhưng cũng là một thành viên NATO.

Nếu Israel thực hiện đúng lời đe dọa của mình, chính quyền Ankara có thể thúc đẩy một cuộc chiến tranh nhằm “xóa sổ Israel”, như những gì trước đây họ đã từng tuyên bố.

Ngoài ra, một hậu quả khủng khiếp khác cũng sẽ đến với Israel khi Iran có thể tung đòn đáp trả tương tự vào các cơ sở hạt nhân của Israel như Trung tâm nghiên cứu hạt nhân Negev (NRCN) gần Dimona hay Trung tâm nghiên cứu hạt nhân Soreq ở Nahal Sorek, miền trung Israel.

Các cơ sở này đều vận hành các lò phản ứng hạt nhân làm mát bằng nước nặng và được điều tiết có tên là “IRR-1” và IRR-2 (Lò phản ứng nghiên cứu Israel-1 và 2), thậm chí trung tâm ở Dimona còn bị coi là cái nôi vũ khí hạt nhân của Israel, nên nếu bị Iran tấn công thì hậu quả cũng rất khủng khiếp đối với Tel Aviv.

Trong các đợt tấn công trước đây, Iran vẫn tránh các cú đánh vào cơ sở hạt nhân của Israel nhưng nếu Tel Aviv đã giáng đòn hủy diệt vào các cơ sở của họ thì Tehran cũng không ngại gì mà không đưa ra đòn đáp trả tương tự, khiến cả 2 bên đều bị thiệt hại nghiêm trọng và trở thành kẻ thất bại.

Do đó, các chuyên gia dự báo là đòn tấn công hủy diệt sẽ không diễn ra và sau khi Iran phát động cuộc tấn công được dự báo là không gây ra hậu quả đáng kể nào đối với Israel, căng thẳng sẽ dần dần hạ nhiệt.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.