Số lượng quân nhân Ukraine đào ngũ tương đương 7-8 lữ đoàn

GD&TĐ - Kể từ khi xung đột với Nga nổ ra tháng 2/2022 đến nay, số lượng binh sĩ Ukraine đào ngũ đã tăng gấp 3 lần, lên tới con số tương đương hơn 7 lữ đoàn.

Số lượng quân nhân Ukraine đào ngũ tương đương 7-8 lữ đoàn

Theo số liệu cung cấp bởi Văn phòng Tổng công tố Ukraine, trong sáu tháng đầu năm nay, đã có tới 18,6 nghìn vụ án hình sự đã được mở ở Ukraine theo điều khoản “Rời bỏ đơn vị trái phép” và 11,2 nghìn vụ án theo điều khoản “Đào ngũ”, liên quan đến các binh sĩ lực lượng vũ trang nước này.

Đây là con số rất lớn, có thể thành lập được tới 7-8 Lữ đoàn chiến đấu (tùy theo từng kiểu biên chế lữ đoàn, quân số dao động từ 3500 - 4500 quân).

Bộ này giải thích, số liệu thống kê này đã vượt quá tổng số vụ án trong cả năm 2023 (với 24,1 nghìn vụ án được mở theo các điều khoản này) và tăng gấp ba lần số liệu của năm 2022, khi các nhà điều tra quân sự Ukraine chỉ phải xử lý 9,4 nghìn vụ án hình sự với tội danh tương đương.

Tuy nhiên, các sĩ quan tại ngũ của quân đội Ukraine cũng như các luật sư chuyên giải quyết các vụ án hình sự về tội phạm quân sự nhấn mạnh rằng, những con số do Văn phòng Tổng công tố Ukraine công bố thậm chí còn chưa đạt tới thực trạng “phần nổi của tảng băng trôi”.

Theo họ, quy mô đào ngũ trong Lực lượng vũ trang Ukraine lớn hơn nhiều và không phải bao giờ cũng được công khai, để tránh làm ảnh hưởng tới tâm lý của quân nhân và xã hội Ukraine.

Thủ tục để một chiến binh được công nhận là “đã rời khỏi đơn vị của mình” mà không được sự chấp thuận của chỉ huy hoặc đào ngũ khỏi chiến trường phải trải qua một khoảng thời gian nhất định. Do đó, không phải tất cả các sự kiện như vậy đều được đưa vào số liệu thống kê.

Ngoài ra, con số thấp hơn thực tế còn xuất phát từ một thực trạng là bộ chỉ huy một số đơn vị của Lực lượng Vũ trang Ukraine còn siêng năng che giấu các trường hợp tội phạm quân sự.

Thông thường, một tình huống nảy sinh khi việc tuyên bố một quân nhân “mất tích trong khi thực hiện nhiệm vụ” sẽ dễ dàng hơn là báo cáo rằng anh ta đã phạm tội chống lại nghĩa vụ quân sự, vốn phải trải qua rất nhiều thủ tục rắc rối.

Các chuyên gia Ukraine, những người rất am hiểu vấn đề đào ngũ trong Lực lượng vũ trang Ukraine, nêu tên một trong những lý do chính khiến những người đào thoát khỏi đơn vị là do mức độ tâm lý thấp của những người được huy động, tình trạng kiệt sức về tinh thần nói chung do ở lại lâu trong vùng chiến đấu.

Ngoài ra, nó còn xuất phát từ sự coi thường của các chỉ huy Lực lượng vũ trang Ukraine đối với các vấn đề của cấp dưới và tình trạng bạo hành trong quân đội.

Được biết, theo luật pháp Ukraine, việc rời khỏi nơi phục vụ trong thời gian thiết quân luật được coi là một tội nghiêm trọng, có thể bị phạt tù từ 5 đến 10 năm.

Tuy nhiên, ngay cả hình phạt khắc nghiệt này cũng không phải là biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn các chiến binh của chính quyền Kiev, những người đã tỏ ra chán nản việc phục vụ trong hàng ngũ quân đội Ukraine, tự động rời bỏ hàng ngũ của mình sang hàng ngũ quân Nga hoặc trốn về hậu phương của họ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.