Học trường danh giá chưa hẳn có hạnh phúc

Theo một khảo sát mới của Viện thăm dò dư luận Gallup, điều quyết định tương lai của mỗi người chính là việc bạn đã học được những gì khi còn ngồi trên ghế nhà trường chứ không phải đã học điều đó ở ngôi trường nào.

Học trường danh giá chưa hẳn có hạnh phúc

Đó cũng chính là vài lời người thực hiện chương trình khảo sát muốn gửi tới các học sinh trung học không được nhận vào những trường đại học danh giá, rằng: bằng cấp có thể không ảnh hưởng nhiều như các em nghĩ.

Gallup thực hiện một cuộc khảo sát với 30.000 sinh viên đã tốt nghiệp ở mọi độ tuổi từ 50 tiểu bang. Khảo sát đã chỉ ra rằng các trường tuyển chọn kỹ càng hơn cũng không đào tạo ra những người giỏi hơn hay hạnh phúc hơn trong cuộc sống. Còn với những giáo sư có thể khơi nguồn cảm hứng cho sinh viên thì việc giảng dạy ở đâu cũng không còn là điều đáng bận tâm.

Cuộc khảo sát không chỉ tìm hiểu sau khi sinh viên tốt nghiệp mà cố gắng bao quát toàn bộ quá trình học đại học dẫn tới kết quả sau này. Đây là một nỗ lực để kiểm tra quá trình đào tạo của các trường đại học.

Cuộc khảo sát không nhằm để so sánh thu nhập của các sinh viên tốt nghiệp. Nó bắt nguồn từ nghiên cứu 30 năm của Gallup để chứng minh rằng những người vui vẻ và bận rộn là những người làm việc hiệu quả nhất.

Nhóm đầu tiên tham gia khảo sát là những sinh viên không theo học tại các trường đại học danh giá, nơi người Mỹ cho rằng sẽ cung cấp tấm vé vàng dẫn tới thành công. 

Thay vào đó, họ được rèn giũa với những giáo sư, cố vấn và có sự đầu tư đáng kể vào những dự án học tập dài hạn hay hoạt động ngoại khoá.

Giám đốc Điều hành của Gallup Education, ông Brandon Busteed cho biết “Bạn học trường gì chỉ quyết định một phần nhỏ thôi, quan trọng là bạn học như thế nào. Một giáo viên tin tưởng tuyệt đối vào sinh viên của mình sẽ tạo ra sự khác biệt trong cuộc đời”.

Cuộc khảo sát là sản phẩm trí tuệ của cựu Thống đốc bang Indiana ông Mitch Daniels, người trở thành hiệu trưởng đại học Purdue vào tháng 1/2013.

Khi chuẩn bị cho công việc, ông Daniels cho biết thường xuyên gặp vấn đề trong việc thiếu dữ liệu chuẩn để đánh giá bằng đại học.

“Chúng ta chưa hiểu rõ về giáo dục bậc đại học, có vẻ như các trường chỉ đang dựa vào danh tiếng.

Cuộc khảo sát chỉ ra rằng chỉ có 39% sinh viên đã tốt nghiệp cảm thấy gắn kết với công việc. Điều đó có nghĩa là họ cảm thấy thích thú khi làm việc, có cảm xúc và trí tuệ kết nối với công việc.

Chỉ có 11% cho rằng họ đã “phát triển” trong cả 5 khía cạnh của cuộc sống bao gồm: tài chính ổn định, quan hệ xã hội tốt và sống có mục đích.

Sự tương quan mạnh mẽ nhất được thể hiện sau một loạt các câu hỏi về sự ủng hộ tinh thần của nhà trường đối với sinh viên.

Những sinh viên nhận được sự ủng hộ từ nhà trường phát triển sự nghiệp tốt hơn 3 lần so với những người khác. Những sinh viên có “kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng” gắn kết với công việc gấp 2 lần những người khác.

GS Martin Seligman của đại học Pennsylvania, người chuyên nghiên cứu về tâm lý hạnh phúc cho biết khó có thể xác định rằng chính kinh nghiệm đào tạo của các trường đại học được Gallup đề cập đến là nguyên nhân thành công của sinh viên, hay đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Ông viết trong email “Nếu các trường đại học nâng cao việc ủng hộ tinh thần cho sinh viên, có khả năng điều này sẽ dẫn tới một sự gắn kết bền chặt hơn trong tương lai.”

“Một khả năng khác ít thú vị hơn” là những sinh viên nhận được sự ủng hộ tinh thần từ nhà trường chỉ đơn giản là có một khởi đầu lạc quan.

Một mối tương quan mờ nhạt khác chính là khoản nợ và trường đại học. Chỉ có khoảng 26% sinh viên bắt đầu lập nghiệp và không mắc phải những khoản nợ đại học. 20% sinh viên mặc nợ từ $20000 đến $40000.

Gần ¾ sinh viên Mỹ tốt nghiệp đại học và rời trường với những khoản nợ, trung bình khoảng $30000.

Theo báo cáo, mức độ phát triển của những sinh viên bị mắc nợ chỉ bằng 1/3 những sinh viên khác.

Cuộc khảo sát ấn tượng này đã thay đổi định kiến kéo dài hàng thập kỷ: tốt nghiệp một trường đại học danh giá sẽ đem lại nhiều lợi thế hơn.

Nhà kinh tế học Stacy Dale cho biết những sinh viên được nhận vào trường đại học danh giá, nhưng lại chọn theo học ở trường ít tuyển chọn hơn vẫn có thu nhập tương đương với sinh viên của các trường danh giá.

“Họ đánh giá năng lực thay đánh giá ngôi trường bạn học. Những gì bạn học được từ cuộc sống cũng quan trọng hơn rất nhiều so với việc bạn nhận tấm bằng đại học từ ngôi trường nào".

Theo Vietnamnet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ