Hoa hậu H’Hen Niê bất ngờ xuất hiện trong "phiên tòa" phòng chống bạo lực học đường

GD&TĐ - Chiều 18/4, tại Trường THPT Lê Hữu Trác (huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phối hợp với Chi hội Luật sư Bảo vệ quyền trẻ em TP Hồ Chí Minh tổ chức chương trình “Tư vấn pháp luật về phòng chống bạo lực học đường”.

Chương trình Tư vấn pháp luật về phòng chống bạo lực học đường với phiên tòa giả định.
Chương trình Tư vấn pháp luật về phòng chống bạo lực học đường với phiên tòa giả định.

Buổi tư vấn pháp luật này đã mở một phiên tòa giả định về tội “Cố ý gây thương tích” với sự tham gia của Luật sư, Viện kiểm sát, Tòa án huyện Cư M’gar.

Đặc biệt, phiên tòa có sự xuất hiện của Hoa Hậu hoàn vũ Việt Nam H’Hen Niê - đại sứ của Chương trình “Chung tay vì an toàn của phụ nữ và trẻ em” và cô được giữ vai trò “Hội thẩm”.

Cũng tại chương trình, H’Hen Niê chia sẻ những kinh nghiệm, quá trình nỗ lực học tập, vươn lên trong cuộc sống và các biện pháp ứng xử với mạng xã hội, an toàn trong trường học đến các em học sinh.

Ngoài ra, đại diện Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, luật sư, lãnh đạo các ban, ngành của huyện Cư M’gar cũng cung cấp các kiến thức pháp luật, trực tiếp tư vấn, giải đáp những suy nghĩ, băn khoăn về các vấn đề mà các em gặp phải trong cuộc sống cũng như học tập.

Hoa hậu H’Hen Niê đến tham dự và làm Hội thẩm tại phiên tòa giả định.
Hoa hậu H’Hen Niê đến tham dự và làm Hội thẩm tại phiên tòa giả định. 

“Thông qua chương trình tư vấn pháp luật ngày hôm nay đã giúp em biết được luật phòng chống và cách thức phòng chống bạo lực học đường. Bên cạnh đó, em cũng biết cách ứng xử, giao tiếp trên mạng xã hội và cách tự bảo vệ mình”, em H’Thương Êban, học sinh lớp 12A5 chia sẻ.

Bà Bùi Thị Hòa, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cho biết, thời gian qua tình trạng trẻ em bị xâm hại ngày càng nghiêm trọng và gia tăng. Nhiều vụ dâm ô, hiếp dâm trẻ em, bạo lực học đường khiến nhiều người hoang mang.

Theo bà, thông qua chương trình các em sẽ có nhận thức tốt hơn về phòng chống bạo lực học đường, được trang bị kiến thức, pháp luật và kỹ năng xử lý tình huống cần thiết để bảo vệ bản thân, bạn bè khỏi nguy cơ bạo lực, xâm hại.

Cũng tại đây, bà Hòa mong muốn các cơ quan ban ngành quan tâm, thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các chính sách pháp luật… đến học sinh.

Thông qua chương trình lần này, Chi Hội Luật sư bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM đã trao 40 suất học bổng (mỗi suất trị giá 1 triệu đồng) cho 40 em học sinh nữ vượt khó, học giỏi của Trường Trung học phổ thông Lê Hữu Trác.

Theo thống kê, chỉ trong năm 2018, vụ việc bạo lực học đường lên đến 2000 vụ/năm, trong đó 53% vụ việc xảy ra trong trường học. Đặc biệt, nhiều vụ việc các em học sinh bị lăng mạ, sỉ nhục trên mạng xã hội để lại một nổi ám ảnh lớn.

Bình luận

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

“Góc phố Tết” của Trường Tiểu học Phú Thọ. Ảnh: MA

Cùng bạn nghèo đón Tết

GD&TĐ - Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các trường học tại TPHCM tổ chức nhiều hoạt động vui xuân, giúp học sinh hiểu thêm về Tết cổ truyền.

Nhóm sinh viên đoạt giải Nhất trong lĩnh vực Khoa học giáo dục Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học.

Bản đồ cho học sinh khiếm thị

GD&TĐ - Học sinh khiếm thị có thể học lịch sử và địa lý qua bản đồ nổi, dễ dàng hình dung, nhận biết, xác định được các vị trí cần thiết để phục vụ học tập.