Nội dung: Kiểm tra, đánh giá việc xây dựng, triển khai thực hiện mô hình điểm tư vấn tâm lý cho học sinh theo Công văn số 1587/SGD&ĐT- CTTT ngày 08/9/2017 của Sở GD&ĐT về hướng dẫn xây dựng mô hình điểm và tổ chức các hoạt động tư vân tâm lý cho học sinh, sinh viên năm học 2017-2018 và Công văn số 47/SGD&ĐT-HSSVGDDT ngày 13/01/2016 của Sở GD&ĐT hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh, sinh viên giai đoạn 2016-2020.
Nội dung cụ thể gồm: Việc bố trí phòng tư vấn tâm lý; việc thành lập Tổ (ban) tư vấn; quy chế hoạt động của Tổ tư vấn; phân công nhiệm vụ cho các thành viên; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện hoạt động (việc thành lập, kiện toàn tổ tư vấn, xây dựng hồ sơ đối với học sinh gặp khó khăn trong việc thích nghi cuộc sống, học tập và tâm lý, lên kế hoạch các biện pháp, hình thức tư vấn hỗ trợ, với tinh thần “phòng bệnh hơn chữa bệnh” chú trọng các hoạt động phòng ngừa...).
Việc tổ chức thực hiện: Tổ chức hoạt động tư vấn (nội dung tư vấn, hình thức tư vấn có thể tư vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại, đường dây nóng, email... để học sinh có thể liên hệ bất cứ lúc nào và qua nhiều hình thức khác nhau); tổ chức đối thoại với học sinh, phụ huynh học sinh (thời gian, địa điểm, thành phần, nội dung);
Công tác phối hợp mời các chuyên gia, bác sỹ, cán bộ có chuyên môn theo từng nội dung, giáo viên nghỉ hưu… tham gia công tác tư vấn tâm lý, hỗ trợ học sinh có hiệu quả tại nhà trường...;
Kết quả thực hiện công tác tư vấn tâm lý của nhà trường; chế độ, chính sách cho đội ngũ thực hiện nhiệm vụ tư vấn tâm lý; những khó khăn, vướng mắc; đề xuất, kiến nghị...
Đoàn kiểm tra của Sở GD&ĐT gồm lãnh đạo Sở; lãnh đạo, chuyên viên phòng Chính trị tư tưởng và phòng chuyên môn có liên quan; đoàn kiểm tra phòng GD&ĐT thành phố gồm lãnh đạo, chuyên viên phụ trách; các nhà trường thực hiện mô hình điểm tư vấn tâm lý gồm Ban giám hiệu, cán bộ, giáo viên phụ trách công tác tư vấn tâm lý của nhả trường…