Hệ thống nước rửa tái chế nơi công cộng

GD&TĐ - Các kỹ sư tại Viện công nghệ liên bang Thụy Sĩ ở Zurich (ETH Zurich) đã xây dựng và thử nghiệm một trạm rửa tay độc lập đặt ở nơi công cộng cho người dân sử dụng. Họ hướng đến các quốc gia đang phát triển, hoặc các quốc gia đang thiếu nước sạch trầm trọng.

Hệ thống nước rửa tái chế nơi công cộng

Không phải tất cả nước thải ra từ các nguồn đều như nhau, nó có thể không uống được nhưng một số hoàn toàn có thể sử dụng để tưới cây trong vườn hoặc làm nước xả bồn cầu trong các nhà vệ sinh. Nước dùng để rửa tay tương đối dễ xử lý để tái sử dụng, do đó các kỹ sư tại Viện công nghệ liên bang Thụy Sĩ ở Zurich (ETH Zurich) đã xây dựng và thử nghiệm một trạm rửa tay độc lập đặt ở nơi công cộng cho người dân sử dụng. Họ hướng đến các quốc gia đang phát triển, hoặc các quốc gia đang thiếu nước sạch trầm trọng.

Hệ thống được gọi là lò phản ứng sinh học sử dụng màng hoạt hóa (BAMBi), để nước chảy qua theo tiến trình lọc 3 bước trước khi người dùng kế tiếp rửa tay của họ vào đó.

Thành phần chủ yếu của hệ thống này là một màng siêu lọc được thiết kế cho vi khuẩn hình thành như một màng sinh học. Điều này nghe chừng vô lý, nhưng ý tưởng của các nhà chế tạo là những loài vi khuẩn này sẽ bắt và phá vỡ các chất gây ô nhiễm nguy hiểm trong nước.

Tuy nhiên, qua nhiều cuộc thử nghiệm, nhóm các nhà khoa học nhận ra có một vấn đề với bước đầu tiên- nước không đủ chất dinh dưỡng để vi khuẩn sống trong thời gian dài. Để giải quyết, họ đã cho thêm dưỡng chất như nitrogen và phosphorus vào xà phòng rửa tay ở trạm. Nó sẽ giữ cho màng sinh học mạnh mẽ, đủ chất để tồn tại, có khả năng loại bỏ gần như 100% chất gây ô nhiễm.

Sau giai đoạn đó, nước sẽ qua một bộ lọc carbon hoạt hóa để loại bỏ bất cứ dấu vết nào còn lại của chất hữu cơ. Và cuối cùng, muối được hòa tan trong nước dự trữ và cho vào đó một tế bào quang điện để tạo ra chlorine. Kết quả cuối cùng là thu được nước sạch, không mùi, không màu và theo các nhà khoa học, vi khuẩn ít hơn trong các vòi nước ở Zurich.

Để thử nghiệm BAMBi, các nhà khoa học đã chế tạo một nguyên mẫu của hệ thống khép kín trên, lắp đặt trong một không gian công cộng xanh ở Zurich suốt 100 ngày. Trong thời gian đó, hệ thống đã phục vụ hàng trăm người mà vẫn duy trì suốt giai đoạn thử nghiệm kể trên.

Sau thành công đó, phạm vi thử nghiệm kế tiếp sẽ được thực hiện ở Nam Phi, bắt đầu từ tháng Giêng năm 2019. Bởi vì nó có thể hoạt động ngoài trời trong một thời gian dài, BAMBi được thiết kế ưu tiên cho người dân ở những quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, các nhà sáng chế nói rằng hệ thống này cũng có thể được sử dụng ở các nhà tắm công cộng, trên tàu hỏa chở hành khách, hoặc nhiều nơi khác tương tự, giảm bớt công việc của nhân viên phải thường xuyên nạp nguồn nước sạch mỗi ngày.

Nếu tất cả theo đúng kế hoạch, sáng tạo này sẽ là một phần của các bộ tiện nghi khép kín ở những quốc gia đang phát triển. BAMBi có thể tham gia vào NEWgenerator, một nhà máy xử lý nước mini có chức năng phục hồi nước thải trong nhà, năng lượng và phân bón từ cống rãnh, đồng thời có thể dùng nước tiểu làm năng lượng thắp sáng bóng đèn vào ban đêm.

Bài báo mô tả hoạt động thử nghiệm của hệ thống BAMBi đã được công bố trên tạp chí Water Research.

Theo Newatlas

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.