"Hãy để trẻ nuôi dưỡng ước mơ"

GD&TĐ -"Đừng để trẻ làm việc trên đồng ruộng, hãy để trẻ nuôi dưỡng ước mơ" là chủ đề của Diễn đàn hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống lao động trẻ em 12/6, do Bộ LĐ-TB& XH, T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Cung Thiếu nhi Hà Nội, tổ chức.

Đại diện trẻ em bày tỏ nguyện vọng, ước mơ
Đại diện trẻ em bày tỏ nguyện vọng, ước mơ

Hơn 200 thiếu nhi từ 11 huyện, xã thuộc địa bàn dự án ENHANCE (Hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực quốc gia phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam) và thiếu nhi tiêu biểu trên địa bàn Thủ đô đã tham dự diễn đàn

Trẻ em tham gia diễn đàn
Trẻ em tham gia diễn đàn 

Tại Diễn đàn, các đại biểu thiếu nhi đã tham gia nhiều hoạt động như: vẽ tranh tuyên truyền phòng, chống lao động trẻ em; giao lưu kiến thức và hiểu biết về vấn đề lao động trẻ em toàn cầu; cùng xây dựng "Cây ước mơ" thể tâm tư, nguyện vọng, mong ước của mình.

Bà Nguyễn Thị Hà - Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH nhấn mạnh: Trẻ không được đi học, không được bồi dưỡng tài năng, lớn lên thường chỉ có thể lao động tay chân thuần túy. Lao động sớm không những cản trở trẻ em phát triển về thể chất và tâm lý mà còn gây cản trở cho các em trong việc tiếp cận và thụ hưởng nền giáo dục phù hợp và ảnh hưởng đến nguồn nhân lực tương lai”.

Theo Báo cáo khảo sát quốc gia về lao động trẻ em năm 2012, Việt Nam có 1,75 triệu trẻ em thuộc nhóm lao động trẻ em, chiếm 9,6% tổng số trẻ em từ 5 đến dưới 17 tuổi. Đa số lao động trẻ em làm việc trong ngành nông nghiệp (chiếm 67%). Trong số lao động trẻ em, chỉ có 42,2% hiện vẫn còn tiếp tục đi học, 52% đã thôi học và 2,8% chưa được đến trường...

Đại diện các Bộ, ban ngành ký cam kết chấm dứt tình trạng lao động trẻ em
Đại diện các Bộ, ban ngành ký cam kết chấm dứt tình trạng lao động trẻ em 

Năm 2016, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2016-2020, hướng tới Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững, trong đó có mục tiêu 8.7 kêu gọi cộng đồng quốc tế chấm dứt lao động trẻ em dưới mọi hình thức vào năm 2025.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ