Hành trình vinh quang Paralympic của Lê Văn Công

Sinh ra trong một gia đình nghèo có tới 5 anh em trai của vùng quê gian khó Hà Tĩnh, Lê Văn Công bị khuyết tật bẩm sinh từ lúc chào đời. Đôi chân bé tẹo, teo tóp là di chứng để lại khi mẹ mang bầu nhiễm sốt xuất huyết.

Hành trình vinh quang Paralympic của Lê Văn Công

Năm 2005, Lê Văn Công đến Tp.HCM bắt đầu cuộc hành trình của khát vọng chiến thắng số phận. Tại đây, anh được giới thiệu vào CLB hướng nghiệp dành cho người khuyết tật và tham gia tập luyện TDTT, rèn luyện sức khỏe của CLB cử tạ quận Tân Bình.

Ngay ở năm đầu dự giải thể thao người khuyết tật toàn quốc (2005) Lê Văn Công giành HCB. Tại ASEAN Para Games 2007, giải quốc tế đầu tiên của Lê Văn Công, anh giành HCV khi cử đẩy thành công mức tạ 152,5kg. Kể từ đó, Lê Văn Công gặt hái hàng loạt huy chương khu vực và châu lục môn cử tạ.

Lực sĩ Lê Văn Công hiện là 1 trong 5 ứng cử viên trong danh sách đề cử VĐV người khuyết tật xuất sắc của Cúp chiến thắng cùng với các VĐV Võ Thanh Tùng, Trịnh Thị Bích Như, Nguyễn Bình An, Cao Ngọc Hùng.

9 năm sau tấm HCV quốc tế đầu tiên, Lê Văn Công đã tăng thêm thành tích của chính mình lên tới 30,5kg để lập KLTG với mức tạ 183kg và ghi tên mình vào lịch sử thể thao Việt Nam với tư cách VĐV người khuyết tật đầu tiên giành HCV Paralympic.

Hãy cùng xem lại những cột mốc đáng nhớ trong sự nghiệp thể thao của lực sĩ Lê Văn Công:

Infographic: Hanh trinh vinh quang Paralympic cua Le Van Cong - Anh 1

Hành trình nghị lực của Lê Văn Công đến vinh quang Paralympic 2016

Theo ĐS&PL

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.