Hà Nội xem xét tổ chức bán trú cho học sinh

GD&TĐ - Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã về việc xem xét tổ chức hoạt động bán trú cho học sinh các khối lớp 7, 8, 9, 10, 11, 12 khi học trực tiếp tại trường.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo đó, Sở GD&ĐT Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã các quận, huyện, thị xã căn cứ tình hình dịch Covid-19 tại địa phương, trên cơ sở kế hoạch tổ chức và nhu cầu hoạt động bán trú của các trường, các cơ sở giáo dục, xem xét và quyết định cho phép các trường, các cơ sở giáo dục trên địa bàn được tổ chức hoạt động bán trú khi học sinh các khối lớp 7, 8, 9, 10, 11, 12 đi học trực tiếp.

Các trường, các cơ sở giáo dục căn cứ vào tình hình và điều kiện của từng đơn vị xây dựng phương án tổ chức hoạt động bán trú khi học sinh đi học trực tiếp để đáp ứng nhu cầu tổ chức các hoạt động giáo dục của đơn vị và nguyện vọng của phụ huynh học sinh, chủ động báo cáo và xin ý kiến phê duyệt của UBND các quận, huyện, thị xã.

Công tác triển khai thực hiện dựa theo hướng dẫn tại Quyết định số 543/QĐÐ-BGDĐT ngày 23/2/2022 của Bộ GD&ĐT về phê duyệt số tay bảo đảm an toàn phòng, chồng dịch Covid-19 trong trường học (sửa đổi, bổ sung lần 2) và Hướng dẫn liên ngành số 489/HDLN-SGDĐT-SYT ngày 28/2/2022 của Sở GD&ĐT, Sở Y tế về công tác phòng, chống dịch bảo đảm thích ứng, an toàn, linh hoạt kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19 khi học sinh trở lại trường học.

Sở GD&ĐT lưu ý, việc tổ chức hoạt động bán trú phải thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, đồng thuận của cha mẹ học sinh. Các trường, các cơ sở giáo dục phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của ngành Y tế và ngành Giáo dục, trong đó bảo đảm theo nguyên tắc hạn chế giao lưu, tiếp xúc giữa các học sinh trong cùng lớp và giữa các lớp.

Ưu tiên tổ chức ăn, ngủ, nghỉ tại ngay tại lớp học; giãn cách tối đa theo điều kiện của từng lớp. Học sinh ăn theo suất ăn riêng, không dùng chung các đồ dùng cá nhân, rửa tay với nước sạch và xà phòng trước và sau khi ăn. Vệ sinh, khử khuẩn nhà ăn sau mỗi lượt tổ chức cho học sinh ăn (nếu tổ chức ăn ở nhà ăn chung của nhà trường). Bảo đảm an toàn thực phâm theo đúng quy định.

Sở GD&ĐT Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các trường, các cơ sở giáo dục trên địa bàn và các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai thực hiện; Thủ trưởng các trường, các cơ sở giáo dục thông báo kịp thời đên toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh được biết các nội dung trên.

Trước đó, Bộ GD&ĐT đã có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội đề nghị chỉ đạo Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp với Sở Y tế và các quận, huyện rà soát các điều kiện bảo đảm an toàn phòng chống dịch trong các cơ sở giáo dục để tổ chức ăn bán trú khi trẻ em mầm non, học sinh đi học trực tiếp trở lại.

Bộ cũng đề nghị thành phố có quy định cụ thể các điều kiện bảo đảm an toàn phòng chống dịch khi tổ chức bữa ăn bán trú cho trẻ em mầm non, học sinh trên nguyên tắc: hạn chế giao lưu, tiếp xúc giữa các lớp, ưu tiên tổ chức ăn nghỉ tại lớp học; học sinh ăn theo suất ăn riêng, không dùng chung đồ dùng cá nhân; đảm bảo vệ sinh khử khuẩn khu vực nhà ăn, bếp ăn và an toàn thực phẩm.

Thành ủy Hà Nội cũng đã có kết luận về công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố, trong đó yêu cầu Ban cán sự Đảng UBND TP chỉ đạo Sở GD&ĐT thường xuyên cập nhật văn bản, hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT, của thành phố về công tác phòng chống dịch trong nhà trường, kể cả công lập và tư thục; bám sát diễn biến của dịch, kịp thời, chủ động xử lý theo quy định, hoàn chỉnh phương án thực hiện đối với từng địa phương. Việc tổ chức học bán trú cho học sinh cần đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế trong công tác phòng chống dịch hiện nay và điều kiện cụ thể của từng địa phương, trường, lớp, được sự đồng thuận của gia đình, phụ huynh học sinh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.