Tăng cường sức khỏe học trò từ bữa ăn bán trú

GD&TĐ - Trong mùa dịch, nếu các nhà trường không kiểm soát tốt về thực phẩm, cách tổ chức ăn uống, hoạt động thể dục, trải nghiệm ngoài trời… sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn sức khỏe và lây lan dịch bệnh.

Bữa ăn bán trú của HS Trường PTDTBT Tiểu học Hoàng Thu Phố (Bắc Hà – Lào Cai) tận dụng nguồn rau sạch trường trồng được để đảm bảo sức khỏe cho HS. Ảnh: NTCC
Bữa ăn bán trú của HS Trường PTDTBT Tiểu học Hoàng Thu Phố (Bắc Hà – Lào Cai) tận dụng nguồn rau sạch trường trồng được để đảm bảo sức khỏe cho HS. Ảnh: NTCC

Chính vì vậy, đa số trường học “vùng xanh” đã và đang siết chặt các khâu để đảm bảo sức khỏe cho học trò. 

Đảm bảo sức khỏe, thể trạng

Cô Nguyễn Hương Giang – Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Thanh Vân (Quản Bạ - Hà Giang) - cho biết: Tăng cường sức khỏe cho HS khi học tập, sinh hoạt tại trường ở thời điểm dịch bệnh phức tạp được nhà trường tính toán kĩ lưỡng để triển khai an toàn.

Trước hết, để bữa ăn bán trú đủ chất và lượng, trường xác định phải có nguồn thực phẩm an toàn. Vì vậy, trường ký hợp đồng với nhà cung cấp thực phẩm uy tín (có đăng ký kinh doanh, có chứng nhận VSATTP…) trên địa bàn huyện. Như vậy, thực phẩm sẽ được giao hàng ngày nhanh chóng, tươi mới, không có thực phẩm tồn đọng hoặc phải lấy từ địa phương khác. Đặc biệt không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh trong quá trình vận chuyển.

Thực phẩm trước khi chế biến được nhân viên y tế trường, nhà bếp kết hợp phụ huynh học sinh (HS) kiểm tra trực tiếp hàng ngày. Gần 200 HS được chia  thành 27 mâm, ăn tại 2 khu bảo đảm giãn cách, thông thoáng…

Trường PTDTBT Tiểu học Pa Vệ Sử (Mường Tè – Lai Châu) có 375 HS, trong đó hơn 200 HS ăn và sinh hoạt bán trú tại trường. Cũng như nhiều trường học tổ chức bán trú, trường lên thực đơn bữa ăn theo tuần rồi đặt thực phẩm từ các nhà cung cấp thực phẩm trên địa bàn.

Thầy Vũ Văn Viện – Hiệu trưởng nhà trường - thông tin: Xác định bữa ăn bán trú có vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe, thể trạng của HS nên bộ phận bếp phải tính toán lên thực đơn kĩ càng, đảm bảo cả lượng và chất. Mỗi bữa cơm học trò phải đúng số lượng, thực đơn và được phụ huynh giám sát.

Quá trình giao nhận, đơn vị giao hàng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ giấy kiểm định VSATTP, người giao hàng bắt buộc phải đo thân nhiệt, khử trùng trước khi giao tiếp với bộ phận bếp. Siết chặt và hạn chế tối đa người giao hàng vào trường học.

Tuy nhiên, theo thầy Vũ Văn Viện, do điều kiện cơ sở vật chất nhà trường còn hạn chế nên trường chưa thể tổ chức bữa ăn bán trú cho HS theo cách phân ca hoặc giãn cách. Các hoạt động thể dục buổi sáng, giữa giờ nâng cao sức khỏe HS… vẫn triển khai ngoài sân trường nhưng chia theo khu và lớp học.

Tại Trường Mầm non Thanh Thủy (Thanh Hà – Hải Dương), 20/9 là ngày đầu tiên HS mầm non trở lại trường. Cô Trịnh Thị Hương Nhài – Hiệu trưởng thông tin:  275/290 HS có mặt tại lớp đồng nghĩa bếp ăn nhà trường phải triển khai gần 300 suất ăn trưa cho HS.

Để chuẩn bị sẵn sàng thực phẩm, nhà trường đã ký hợp đồng với đơn vị cung cấp thực phẩm cách đây 1 tháng, yêu cầu cam kết và xuất trình đủ giấy chứng nhận đảm bảo VSATTP. Cùng đó, 100% suất ăn HS được bếp ăn nhà trường đảm trách từ khâu lên thực đơn, mua thực phẩm tới chế biến chín. HS ăn riêng tại lớp để đảm bảo giãn cách. 

HS Trường Mầm non Thanh Thủy (Thanh Hà – Hải Dương) ăn bữa trưa tại lớp học. Ảnh: NTCC
HS Trường Mầm non Thanh Thủy  (Thanh Hà – Hải Dương) ăn bữa trưa tại lớp học. Ảnh: NTCC

Tăng cường kiểm tra giám sát

Thông tin từ Phòng GD&ĐT Bát Xát (Lào Cai), năm học 2021 - 2022, huyện có gần 50 trường học tổ chức bữa ăn bán trú từ ngày học đầu tiên. Do đó, phòng đã chỉ đạo các trường chủ động phối hợp với cơ quan y tế kiểm tra hồ sơ, giấy phép kinh doanh thực phẩm và thực tế sản xuất của các đơn vị cung cấp thực phẩm, nếu đủ điều kiện theo quy định mới ký hợp đồng.

Theo bà Trần Thị Thùy Dung, Trưởng phòng GD&ĐT thành phố Lào Cai (Lào Cai), cũng cho biết: Ngày đầu năm học, phòng đã tăng cường công tác đảm bảo VSATTP tại các trường học trên địa bàn. Mặt khác, tổ chức hội nghị công tác VSATTP và nội trú, bán trú; phối hợp đơn vị y tế chức năng kiểm tra đột xuất bếp ăn của các trường.

Phòng còn yêu cầu 100% trường có tổ chức nội trú, bán trú công khai khẩu phần ăn, định mức suất ăn, thực đơn ăn hằng ngày, hằng tuần. Khi có khẩu phần ăn, định mức suất ăn, thực đơn ăn hằng ngày, hằng tuần... các trường sẽ tạo mã QR và gửi về phòng GD&ĐT thành phố để được kiểm tra, giám sát…

Đồng quan điểm, cô Nguyễn Hương Giang cũng khẳng định: Suất ăn đảm bảo cả chất và lượng, VSATTP cho HS được nhà trường đặc biệt quan tâm bởi làm tốt điều này giúp HS có thêm sức khỏe học tập và tạo niềm tin với phụ huynh khi giao con tới trường. Do đó, trường đã và đang kiểm soát chặt chẽ từ nguồn gốc thực phẩm tươi sống, chế biến tới khi lên mâm cơm HS, lưu thực mẫu thành phẩm sống, chín đúng yêu cầu... Đặc biệt, nhà trường thực hiện nghiêm việc kiểm soát người giao hàng khi thực hiện nhiệm vụ tại trường, yêu cầu tuân thủ đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch, được test mã vạch, sát khuẩn, đo thân nhiệt…

Người cung cấp thực phẩm tại trường phải xuất trình đủ giấy chứng nhận VSATTP hàng ngày, có chứng nhận tiêm đủ 2 mũi vắc-xin phòng dịch, giấy test nhanh Covid-19 trong thời gian có hiệu lực. Ngoài ra phải khai báo đầy đủ lịch trình để nhà trường nắm bắt và theo dõi… - Cô Trịnh Thị Hương Nhài 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.