Hà Nội dành hơn 395 tỷ đồng tặng quà đối tượng chính sách dịp Tết 

GD&TĐ - Thành phố Hà Nội dành hơn 395 tỷ đồng tặng quà cho gần 915.000 đối tượng chính sách trên địa bàn thành phố dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Tặng quà cho gia đình chính sách trên địa bàn quận Ba Đình (Ảnh tư liệu).
Tặng quà cho gia đình chính sách trên địa bàn quận Ba Đình (Ảnh tư liệu).

Theo Kế hoạch số 281 của UBND thành phố Hà Nội, ngoài phần quà của Nhà nước, dự kiến, thành phố dành hơn 395 tỷ đồng tặng quà cho gần 915.000 đối tượng chính sách trên địa bàn thành phố dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Cụ thể, người có công với cách mạng là Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh suy giảm khả năng lao động, bệnh binh suy giảm khả năng lao động; người tham gia hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8/1945 sẽ được tặng 1 triệu đồng/người.

Suất quà 1 triệu đồng/người cũng được gửi tới người có công giúp đỡ cách mạng đang hưởng trợ cấp hằng tháng; đại diện thân nhân chủ yếu của liệt sĩ (bố, mẹ, vợ, chồng, con, người có công nuôi); thanh niên xung phong đang hưởng trợ cấp hằng tháng; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày.

Trường hợp người có công thuộc các đối tượng nêu trên thì chỉ hưởng một suất quà Tết của UBND thành phố.

Mức quà 500 nghìn đồng/người dành tặng con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hằng tháng; đại diện gia tộc thờ cúng liệt sĩ; quân nhân, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác đã thôi việc hoặc phục viên, xuất ngũ về địa phương. 

Người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp nước bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng cũng được nhận mức quà 500.000 đồng/người.

Mức quà 300 nghìn đồng/người được gửi tới những người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng, gia đình thuộc hộ nghèo.

Ngoài ra, thành phố Hà Nội sẽ tặng quà mức 1,5 triệu đồng/người với các cụ tròn 100 tuổi (sinh năm 1922); mức 1,2 triệu đồng với các cụ thọ hơn 100 tuổi (sinh trước năm 1922); mức 1 triệu đồng với các cụ 95 tuổi (sinh năm 1927) và các cụ 90 tuổi (sinh năm 1932). Các cụ ở tuổi chẵn 70, 75, 80, 85 tuổi sẽ nhận được quà mức 700.000 đồng/người.

Dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, thành phố Hà Nội và các địa phương còn tổ chức các đoàn đi thăm hỏi, tặng quà 84 đơn vị nuôi dưỡng, điều dưỡng đối tượng người có công, trung tâm bảo trợ xã hội, đơn vị sản xuất, kinh doanh của thương binh, bệnh binh, người tàn tật tiêu biểu, gia đình người có công tiêu biểu. 

Mỗi đơn vị được tặng suất quà trị giá từ 4 đến 16 triệu đồng. Cũng trong dịp này, thành phố sẽ thăm hỏi, tặng quà 150 cá nhân tiêu biểu, mỗi suất trị giá 2,5 triệu đồng (tiền mặt 2 triệu đồng, túi quà 500 nghìn đồng).

Thành phố Hà Nội sẽ bồi dưỡng cho cán bộ, công nhân viên phục vụ trực tiếp trong các ngày Tết với mức 200 nghìn đồng/người/ngày. 

Đồng thời, bổ sung tiền ăn trong những ngày Tết cho các đối tượng đang được chữa trị, nuôi dưỡng tập trung tại các đơn vị thuộc Sở LĐTB&XH Hà Nội, Bệnh viện 09 thuộc Sở Y tế Hà Nội với mức 100 nghìn đồng/người/ngày.

Như vậy, các đối tượng được tặng quà và mức quà Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 cơ bản giữ nguyên như năm 2021. Tuy nhiên, số lượng đối tượng được tặng và kinh phí để tặng quà tăng lên so với kế hoạch năm trước (theo kế hoạch, dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu, Hà Nội dành hơn 371 tỷ đồng tặng quà cho gần 847.000 đối tượng chính sách). 

UBND thành phố Hà Nội cũng giao Sở LĐTB&XH chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức việc tặng quà Tết đến các đối tượng thụ hưởng bảo đảm đúng, đủ, kịp thời.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.