Gói hỗ trợ 62.000 tỷ: Làm thế nào để hỗ trợ đúng cho lao động tự do?

Gói hỗ trợ 62.000 tỷ: Làm thế nào để hỗ trợ đúng cho lao động tự do?

Để tránh tình trạng sai sót trong thống kê và chi trả tới nhóm lao động tự do, khi nhận tiền từ Gói hỗ trợ an sinh xã hội theo Nghị quyết 42 của Chính phủ, quyết tâm này đặt lên vai chính quyền cơ sở.

Theo ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, việc theo dõi, thống kê, tổng hợp và hỗ trợ cho đối tượng thuộc nhóm lao động tự do sẽ không dễ dàng như các nhóm lao động khác, vì đây là người lao động thuộc khu vực không có quan hệ lao động.

Chính vì vậy, trong lúc khó khăn này, chúng ta càng thấy rõ vai trò “bà đỡ” của Nhà nước là hết sức quan trọng nhằm bảo vệ sinh kế, đời sống cho người lao động nói chung và nhóm lao động tự do nói riêng. Trong đại dịch Covid-19, nếu không cứu được sinh kế của người dân thì chúng ta sẽ thất bại trong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho nhân dân và ngược lại. Vì vậy, dù khó xác định cũng phải quyết tâm làm để bảo đảm an sinh xã hội cho toàn dân và đây là điều cần thiết phải làm lúc này.

"Trong gói an sinh xã hội này của chúng ta hỗ trợ là cho những người lao động bị giảm sút thu nhập nhưng thu nhập sâu, nghĩa là rất khó khăn. Cho nên thời điểm được hưởng càng sớm càng tốt. Cho đến giờ phút này tôi thấy rằng là các nội dung, các hướng dẫn về tiêu chuẩn, điều kiện chúng ta đã đầy đủ rồi. Vấn đề cuối cùng là quyết tâm thực hiện và quyết tâm này nó đặt lên vai chính quyền các địa phương, cơ sở rất quan trọng", ông Lợi nói.

Dự báo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, nhóm lao động tự do sẽ chiếm khoảng 5 triệu người gồm: Người bán hàng rong; Lao động thu gom rác; Người làm nghề bốc vác, vận chuyển hàng hóa; Lái xe mô tô 2 bánh chở khách, xe xích lô; Người bán lẻ vé số lưu động; Người lao động tại các cơ sở dịch vụ ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe. Và câu hỏi đặt ra là làm thế nào đề xác định được đúng đối tượng thụ hưởng, đảm bảo công bằng không bỏ sót nhưng cũng không để bị lợi dụng chính sách.

Vấn đề này, ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng, cách làm chúng ta phải đi từ thôn, ấp, phường, xã lập danh sách và phải liên thông các quận, phường với nhau để chúng ta tránh trùng lặp. Thứ hai là đối tượng này diễn ra rất khó ở chỗ này: Là lao động tự do, cái đầu tiên là xác định cái hộ khẩu tạm trú tạm vắng. Cái đó đã khó rồi, nhưng mà vấn đề quan trọng nữa là việc làm. Người thì có hợp đồng, người thì không có hợp đồng. Người có hợp đồng bằng văn bản thì đơn giản thôi, nhưng người không có hợp đồng hợp đồng và hợp đồng bằng miệng hoặc là hoàn toàn không có hợp đồng. Vậy thì đối tượng này phải tập trung để xác định như thế nào, thì vai trò của phường, quận là rất quan trọng.

"Hôm nay có thể tôi làm xe ôm, nhưng ngày mai tôi lại đi làm việc khác như bán phở hoặc là giúp việc gia đình, hoặc việc gì đó, thì điều đó rất là khó. Thế cho nên việc mà chúng ta xác định người lao động tự do này là phải trên cơ sở là anh thường trú tại địa bàn là đơn giản. Còn di cư tự do là anh phải có đăng ký tạm trú, tạm vắng", ông Lợi nói.

Hiện nay, nhiều người băn khoăn không biết mình có thuộc diện lao lao động tự do được thụ hưởng từ Gói hỗ trợ an sinh xã hội của Chính phủ hay không và họ cần phải khai báo với ai, cho cơ quan, tổ chức hay đơn vị nào. 

"Vấn đề quan trọng là người ta hỏi phải báo cáo ai. Cái đó là cái quan trọng. Ai sẽ lập danh sách cho người ta, thì chính chính quyền địa phương xã đó phải lập danh sách và phải có sự xác nhận của trưởng thôn hoặc trưởng phố. Hôm qua tôi vừa mới giải thích cho một trường hợp là cắt tóc nơi khác đến cắt tóc tại Hà Nội. Nhưng khi anh cắt tóc thì anh cũng không đăng ký hộ khẩu ở đây. Nhưng mà có một câu chuyện ở đây là anh này có nộp thuế môn bài để kinh doanh cắt tóc, thì anh có thể dùng thuế môn bài này báo cáo với phường để người ta lập danh sách thì anh mới được hỗ trợ của nhóm này. Quan trọng là như vậy", ông Bùi Sỹ Lợi nêu quan điểm.

Việc triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội ở thời điểm hiện nay được đánh giá là việc chưa có trong tiền lệ, với số kinh phí lớn, đối tượng nhiều và đa dạng. Vì vậy, quá trình triển khai chắc chắn sẽ phức tạp, dễ nảy sinh tiêu cực và trục lợi chính sách.

Ông Bùi Sỹ Lợi cho biết, Ủy ban các vấn đề xã hội sẽ giám sát vấn đề này: "Khi mà Chính phủ trình Nghị quyết, báo cáo trước Ủy ban thường vụ Quốc hội, thì Ủy ban chúng tôi cũng đã có Báo cáo thẩm tra cùng với Ủy ban thường vụ Quốc hội để mà thể hiện đồng tình đối với quan điểm chủ trương của Chính phủ và hiện nay thì chúng tôi đã yêu cầu các thành viên Ủy ban ở các địa phương theo dõi, nắm tình hình, rồi giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện. Để làm sao chính sách đi vào cuộc sống, nó phải đến đúng đủ, kịp thời công bằng và phải tạo ra sự đoàn kết thống nhất, không để gây ra mất trật tự an toàn xã hội mà không gây sự mâu thuẫn trong xã hội".

Theo vov.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.