Gốc rễ của bạo lực

GD&TĐ - Ngô Hoàng Thịnh đã nhận án phạt được cho là “kỷ lục” vì cú đạp khiến Đỗ Hùng Dũng gãy chân. Nhưng không ai dám bảo đảm những pha bóng bạo lực tương tự không còn xuất hiện.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Đêm 23/3, chủ đề được bàn tán nhiều nhất trên các diễn đàn bóng đá trong và ngoài nước là việc Hùng Dũng bị đạp gãy chân sau pha vào bóng thô bạo của Hoàng Thịnh. Nhiều người hâm mộ còn yêu cầu loại bỏ vĩnh viễn những phần tử phi thể thao như Hoàng Thịnh.

Các tờ báo lớn của Tây Ban Nha, Anh, đến Thái Lan trong khu vực Đông Nam Á cũng dùng rất nhiều động từ mạnh “đáng sợ”, “rùng rợn”, “kinh hoàng”… thậm chí tờ SportBible (Anh) nhấn mạnh “đây là một trong những pha bóng bạo lực nhất thế kỷ”. 

Ngay trong chiều 24/3, Ban Kỷ luật LĐBĐVN (VFF) tổ chức họp khẩn và đưa ra án phạt với Hoàng Thịnh. Theo đó, cầu thủ của đội TPHCM nhận án treo giò 9 tháng, đến hết ngày 31/12/2021 và nộp phạt 40 triệu đồng.

Ngoài ra, Thịnh có trách nhiệm đền bù theo Khoản 4 Điều 39 trong Quy định về kỷ luật VFF. Tuy nhiên, án phạt từ VFF đưa ra chưa thực sự thuyết phục, thậm chí nhiều ý kiến cho rằng tổ chức xã hội nghề nghiệp này “chạy theo dư luận” và cố tình né tránh trách nhiệm!

Bất kỳ ai khi chứng kiến tình huống Quế Ngọc Hải lao cả hai chân vào đầu gối Anh Khoa (Đà Nẵng, năm 2015) đều không tránh khỏi cảm giác rợn người. Xét về tính chất và mức độ, vụ của Ngọc Hải khá giống tình huống người đàn anh Đình Đồng đạp gãy chân Anh Hùng (An Giang) ở mùa giải 2014.

Án phạt dành cho Đình Đồng khi ấy là bị cấm thi đấu 1 năm và nhiều người xem đấy là “án điểm” để làm gương cho các cầu thủ khác. 

Pha bóng của Thịnh bạo lực, phản cảm. Phạt cầu thủ này quá dễ! Nhưng rồi cuối cùng, nạn bạo lực sân cỏ vẫn chưa thể chấm dứt. Và, nó sẽ chẳng bao giờ chấm dứt nếu chúng ta chỉ biết giải quyết phần ngọn, đấy là đưa ra các án phạt, mà quên đi gốc rễ của vấn đề.

Gỗc rễ ở đây là những nhà quản lý bóng đá Việt Nam chưa thể đưa ra giải pháp nào để nâng cao chất lượng giải đấu, nâng tính chuyên nghiệp của các cầu thủ, xóa bỏ tư tưởng cay cú ăn thua, biến sân cỏ thành võ đài.

Trên sân cỏ, cầu thủ đá thô bạo nhưng trọng tài không phạt thẻ trở thành nguyên nhân chính dẫn tới sự trả đũa, rồi kéo theo sự va chạm không đáng có. Ngay trong tình huống phạm lỗi của Hoàng Thịnh với Hùng Dũng, trọng tài chính Nguyên Vũ ban đầu chỉ rút thẻ vàng.

Phải đến khi biết Dũng bị gãy chân, ông mới rút thẻ đỏ đuổi Thịnh. Chính thái độ nhu nhược và yếu kém, cùng những hạn chế về năng lực của các ông vua sân cỏ trở thành mầm mống của bạo lực.

Nếu bóng đá Việt Nam không thay đổi trong cách xử lý những vấn đề bạo lực, chất lượng của đội ngũ trọng tài không được nâng lên thì máu cầu thủ vẫn sẽ đổ, chân sẽ còn gãy và nỗi ám ảnh không bao giờ hết. Đã đến lúc các CLB cần phải tăng cường giáo dục ý thức cầu thủ trong quá trình đào tạo, huấn luyện và thi đấu, để từng cầu thủ phải biết tôn trọng đôi chân, cũng là cả sự nghiệp của đồng nghiệp.

Hoàng Thịnh có đáng trách và đáng bị trừng phạt không? Đương nhiên là có. Nhưng xét cho cùng, Thịnh cũng chỉ là nạn nhân của mặt trái trong cách thức đào tạo và một nền bóng đá chuyên nghiệp kiểu nửa vời! 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...