Gỡ vướng trong thực hiện chính sách dân tộc thiểu số và miền núi

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Theo đại biểu Quốc hội Đặng Thị Bảo Trinh (đoàn Quảng Nam), việc áp dụng chính sách theo các khu vực dân tộc thiểu số và miền núi còn nhiều bất cập.

Ảnh minh họa/internet.
Ảnh minh họa/internet.

Tập trung nguồn lực giải quyết những vùng khó khăn nhất

Đại biểu viện dẫn, hiện vẫn có những nhóm dân cư, đối tượng có đời sống, điều kiện kinh tế khó khăn hơn so với khu vực được hưởng thụ.

Vô hình trung dẫn đến sự chênh lệch, bất bình đẳng trong việc phân bổ chính sách, nhất là các chính sách về giáo dục, y tế, an sinh xã hội. Điều này có tác động không tốt đến nhóm đối tượng là trẻ em, học sinh. “Có thể thấy, trong cùng một lớp học nhưng học sinh được thụ hưởng các chính sách khác nhau” - đại biểu Quốc hội Đặng Thị Bảo Trinh nêu thực trạng.

Đại biểu Đặng Thị Bảo Trinh - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam.

Đại biểu Đặng Thị Bảo Trinh - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam.

Trao đổi về vấn đề trên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho hay, giai đoạn này theo đúng tinh thần Nghị quyết 120/2020/QH14 của Quốc hội “Phê duyệt chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030” (Nghị quyết 120), chúng ta đang tập trung nguồn lực để giải quyết những vùng, xã khó khăn nhất.

Vì vậy, chúng ta xác định địa bàn để đầu tư là xã, thôn đặc biệt khó khăn. Còn đối với cộng đồng dân cư, chúng ta tập trung vào những nhóm đồng bào dân tộc khó khăn, dân tộc rất ít người và nhóm nguy cơ khó khăn đặc thù.

Tại các tỉnh hoặc các địa bàn bớt khó khăn hoặc hoàn thành nông thôn mới nhưng vẫn còn một nhóm đồng bào dân tộc thiểu số thuộc đối tượng nêu trên, thì bằng các chính sách của mình, các địa phương có thể giải quyết, hỗ trợ đồng bào trong giai đoạn này.

Sang giai đoạn sau, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho hay, chúng ta có 2 nhóm giải pháp để giải quyết. Thứ nhất, hiện nay có 12 chính sách trực tiếp tác động đến con người. Các bộ, ngành đang tập trung giải quyết.

Khi các chính sách được giải quyết thì các nhóm đối tượng như đại biểu Đặng Thị Bảo Trinh đề cập sẽ thuộc diện được thụ hưởng các chính sách, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và bất cập nảy sinh trong thực tế.

Thứ hai, khi chúng ta đã giải quyết tất cả những khó khăn nhất thì nhóm đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sẽ được hưởng chính sách tiếp để xây dựng các chính sách phù hợp vào giai đoạn sau.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh.

Giải pháp tổng quan nhưng có trọng tâm, trọng điểm

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, chúng ta sẽ có những biện pháp vừa là tổng quan nhưng vừa có trọng tâm, trọng điểm. Chúng ta phân kỳ ra từng giai đoạn để đầu tư, hỗ trợ cho bà con nhân dân.

“Ngay một lúc, chúng ta không thể giải quyết cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, quan điểm của chúng tôi là không bỏ ai, song cũng cần đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Thứ nữa, việc này còn phụ thuộc vào nguồn lực, vào khả năng của chúng ta trong từng giai đoạn” – Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh chia sẻ.

Ủy ban Dân tộc sẽ phối hợp với các bộ, ngành để đánh giá, rà soát; từ đó đề xuất với các cấp thẩm quyền để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung những chính sách bất cập, đồng thời có những chính sách mới trong giai đoạn mới.

Tất cả các chính sách này đều ảnh hưởng trực tiếp đến đối tượng là con người, không phải địa bàn, cho nên các bộ, ngành được giao nhiệm vụ sẽ điều chỉnh, sửa đổi các chính sách này.

Liên quan đến việc giải quyết những vấn đề chính sách dưới tác động của Quyết định 861, đại biểu Quốc hội Nguyễn Lâm Thành (đoàn Thái Nguyên) cho rằng, có điều khoản mà Hội đồng Dân tộc đề nghị là, có thời gian chuyển tiếp để tiếp tục thực hiện các nội dung chính sách đối với các địa bàn bị ra khỏi Quyết định 861 ở diện đặc biệt khó khăn. Đây là phương án khả thi nhất.

“Bây giờ các bộ, ngành lại đi xây dựng, sửa đổi 12 thông tư, văn bản chính sách, tôi nghĩ không biết đến bao giờ mới thực hiện được. Đây cũng là điều mong mỏi của Nhân dân” – đại biểu Nguyễn Lâm Thành nói.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lâm Thành (đoàn Thái Nguyên).

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lâm Thành (đoàn Thái Nguyên).

Về vấn đề này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh nhìn nhận, giải quyết khó khăn Quyết định 861 thì cần phải có giai đoạn chuyển tiếp. Theo đó, phải kết hợp giữa 2 vấn đề.

Cụ thể, đối với một số chính sách mà sau Quyết định 861 một số địa phương không được thụ hưởng nữa. Việc này có liên quan đến chính sách nên các bộ, ngành vẫn phải kết hợp sửa đổi cả chính sách đó theo hướng: bổ sung, mở rộng đối tượng, địa bàn không phải là xã đặc biệt khó khăn để tiếp tục được thụ hưởng. Đây là chính sách đối với người dân tộc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Còn về vấn đề chuyển tiếp, Ủy ban Dân tộc sẽ cùng với các bộ, ngành phối hợp báo cáo với cấp có thẩm quyền để đối với những chính sách cần ngay thì trong quá trình kết hợp sẽ sửa chính sách. Song, sẽ có những chính sách phải báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép được chuyển tiếp.

Cũng theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, 12 chính sách bị ảnh hưởng bởi Quyết định số 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định 861) và Quyết định số 612/QĐ-UBDT Ủy ban Dân tộc, gồm: bảo hiểm y tế; chăm sóc sức khỏe sinh sản; hỗ trợ cho học sinh, sinh viên; giáo dục mầm non. Các chính sách đối với nhà giáo; thu hút cán bộ đến vùng đặc biệt khó khăn; chính sách tín dụng đối với hộ sản xuất kinh doanh và thương nhân hoạt động trên địa bàn đặc biệt khó khăn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

BS.CKII Kiều Mạnh Hà - Chủ nhiệm Khoa Thần kinh - Bệnh viện Quân Y 7A (TPHCM) thăm khám cho bệnh nhân.

Người trẻ 'mong manh' trước căn bệnh ẩn

GD&TĐ - Theo thống kê của Hội Đột quỵ thế giới, năm 2022 có đến 16% người bị đột quỵ trong độ tuổi 15 - 49 (trên tổng số 12,2 triệu ca đột quỵ não mới).
Phát hiện sớm virus rubella sẽ giảm thiểu được nguy cơ dị tật bẩm sinh với thai nhi.

Khay thử phát hiện nhanh virus rubella

GD&TĐ - Dù bệnh không nguy hiểm song phụ nữ mang thai mắc bệnh rubella có thể gây ra những dị tật bẩm sinh nghiêm trọng đối với thai nhi.
Minh họa/INT

Tuyên bố tương lai

GD&TĐ - Nội dung chính trong diễn văn nhậm chức, Tổng thống Nga nói về các kế hoạch dài hạn trong bối cảnh nhiều khó khăn bủa vây nước này.