Giáo viên trường chuyên mách nước học, làm tốt bài thi Địa lý

GD&TĐ - Cô Trần Thị Hồng Phương, giáo viên Trường THPT Chuyên Quốc học (Thừa Thiên Huế) chia sẻ lưu ý quan trọng khi học, ôn tập và làm bài thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý, tập trung vào nội dung địa lý tự nhiên.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Nội dung quan trọng cần lưu ý

Theo đề tham khảo, nội dung địa lý tự nhiên được đề cập đến trong 9 câu (4 câu lí thuyết và 5 câu Atlas), chiếm tỉ lệ 22,5%.

Cụ thể những nội dung địa lý tự nhiên được đề cập đến tại đề tham khảo được cô Phương chia sẻ gồm: Nguồn lợi thủy sản (câu 41, ở mức thông hiểu); cách phòng chống bão (câu 42, mức thông hiểu); ý nghĩa của vị trí nội chí tuyến (câu 63, mức vận dụng); nguyên nhân làm cho địa hình ven biển nước ta đa dạng (câu 77, mức vận dụng).

Ngoài ra nội dung này còn có trong 5 câu Atlas ở mức độ nhận biết: Câu 46-49 yêu cầu dựa Atlas trả lời các câu hỏi lần lượt về diện tích 1 tỉnh, vị trí 1 hồ, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất của 1 địa điểm, vị trí 1 đỉnh núi; câu 59 dựa Atlas hỏi về một hồ thuộc tỉnh nào.

Từ cơ cấu trên, cô Trần Thị Hồng Phương, phân tích: Phần địa lý tự nhiên ở mảng lí thuyết tập trung vào các bài đầu và cuối chuyên đề tự nhiên và nghiêng về câu hỏi thông hiểu, vận dụng.

Các câu hỏi Atlas tập trung vào các bài giữa của chuyên đề địa lý tự nhiên và chỉ ở mức độ nhận biết.

“Qua đó, học sinh cần chú ý các nội dung về vị trí địa lý - lãnh thổ, đặc điểm chung của tự nhiên, sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Trong đó, chủ đề về vị trí - lãnh thổ và chủ đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cần học sâu để có thể trả lời được các câu hỏi thông hiểu, vận dụng.

Chủ đề đặc điểm chung của tự nhiên với ma trận đề mẫu 2021 cho thấy chỉ cần rèn luyện tốt kĩ năng khai thác Atlas địa lý Việt Nam, học sinh sẽ làm được.” – cô Phương lưu ý.

Giải pháp “ăn điểm” khi làm bài

Đưa ra những lưu ý, giải pháp khi làm bài thi, điều đầu tiên được cô Trần Thị Hồng Phương nhấn mạnh là cần bình tĩnh phân tích đề, gạch chân các từ khóa, khoanh vùng phạm vi câu hỏi để xác định chính xác đáp án.

Cùng với đó, cần cẩn thận với những câu hỏi lí thuyết, đặc biệt là dạng câu có nhiều đáp án có vẻ như đều đúng nhưng chỉ có 1 đáp án đúng nhất (trong ma trận câu 71-79 thuộc mảng kinh tế xã hội đều có dạng này với cụm từ “chủ yếu”), vì đó là các câu hỏi ở mức độ thông hiểu và vận dụng.

“Học sinh cũng cần rèn luyện kĩ năng khai thác Atlas (thao tác nhanh và chính xác). Riêng đối với phần kinh tế xã hội còn cần chú ý kĩ năng phân tích bảng số liệu và nhận diện dạng biểu đồ thích hợp nhất.

Khi khai thác Atlas cần chú ý cả phần bản đồ chính và kênh bổ trợ là các bản đồ phụ, biểu đồ, lát cắt,…Trên bản đồ chính chú ý cả màu nền của bản đồ.” – cô Phương lưu ý thêm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bom lượn FAB-3000 của Nga.

Chật vật đối phó bom lượn

GD&TĐ - Bom lượn Nga đang là ám ảnh với hệ thống phòng thủ Ukraine dù lực lượng này đang được trang bị những vũ khí đánh chặn tối tân của phương Tây.