Giao lưu trực tuyến: “Sẵn sàng tâm lý, vững vàng mùa thi”

GD&TĐ - Những thông tin hữu ích liên quan đến việc chuẩn bị tâm lý, chế độ dinh dưỡng giúp thí sinh tự tin, thoải mái vững vàng bước vào mùa thi sẽ được trao đổi, chia sẻ trong giao lưu trực tuyến diễn ra ở Cơ quan thường trú Báo GD&TĐ tại TPHCM từ 14h đến 15h30 ngày 26/4.

Giao lưu trực tuyến: “Sẵn sàng tâm lý, vững vàng mùa thi”

Chương trình có sự tham gia của các khách mời:

- Thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, Quận 10, TPHCM;

- TS. DS Nguyễn Quốc Hoà- Giảng viên bộ môn Dược lâm sàng, khoa Dược- Trường ĐH Y dược TP.HCM;

-ThS. BS tâm lý Trần Thị Tâm Nhàn- Giảng viên Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

Trước mỗi kỳ thi quan trọng, đặc biệt là kỳ thi tốt nghiệp tốt nghiệp THPT 2021 sắp tới, nhiều học sinh không tránh khỏi những áp lực, lo lắng, hồi hộp. Chính vì vậy, việc chuẩn bị một tâm thế tự tin, thoải mái để sẵn sàng bước vào kỳ thi là điều hết sức quan trọng.

Bên cạnh triển khai tốt ôn tập về mặt kiến thức, nhà trường, các bậc phụ huynh cũng rất quan tâm đến chế độ dinh dưỡng để đảm bảo sức khoẻ cho học trò ở giai đoạn “nước rút” sẵn sàng cho kỳ thi.

Những vấn đề về chuẩn bị tâm lý thoải mái, giải toả những áp lực, căng thẳng trong học tập, chế độ dinh dưỡng, giữ sức khoẻ…  sẵn sàng tâm thế tốt nhất bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 sắp tới sẽ được các khách mời giải đáp, trao đổi với độc giả.

Độc giả có thể gửi câu hỏi tới các khách mời tại đây, hoặc gửi email của Báo Giáo dục và Thời đại: gdtddientu@gmail.com, hoặc tương tác qua facebook: www.fb.com/giaoducthoidai

Giao lưu trực tuyến: “Sẵn sàng tâm lý, vững vàng mùa thi” ảnh 1
Thầy Huỳnh Thanh Phú

Thầy Huỳnh Thanh Phú

Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, Quận 10, TPHCM

TS. DS Nguyễn Quốc Hoà

TS. DS Nguyễn Quốc Hoà

Giảng viên bộ môn dược lâm sàng, khoa Dược- ĐH Y dược TP.HCM

ThS. BS tâm lý Trần Thị Tâm Nhàn

ThS. BS tâm lý Trần Thị Tâm Nhàn

GV Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Bạn đọc

Bạn Hướng Dương – Bình Phước:

Con tôi thường có biểu hiện hay quên, kém tập trung khi học bài, chán nản, điểm thi kém nên hụt hẫng, buồn phiền. Xin bác sĩ tư vấn giúp cháu có bệnh gì và nên làm thế nào để giảm bớt tình trạng này? Tôi có nên cho con uống thêm các loại thuốc bổ không?
ThS. BS tâm lý Trần Thị Tâm Nhàn

ThS. BS tâm lý Trần Thị Tâm Nhàn

Cháu có 3 biểu hiện trong nhóm triệu chứng liên quan đến sức khỏe tinh thần (Mất ngủ, Giảm tập trung chú ý; Cơ thể mệt mỏi, thiếu hụt năng lượng; Hiệu quả học tập giảm sút; Lo lắng thái quá hoặc sợ hãi vô cớ; Cảm xúc buồn rầu; Ăn không ngon hoặc chán ăn (sụt cân) hoặc ăn quá độ (tăng cân), Không muốn nói chuyện, giao tiếp; Mặc cảm tội lỗi, tự đánh giá mình là thấp kém, chỉ là của nợ cho gia đình; Hành vi trống rỗng, vô nghĩa hoặc đúng ngồi không yên). Khi ấy Anh/chị nên đưa cháu đến chuyên gia tâm lý để được thăm khám và tư vấn. Không nên tự ý cho cháu uống thuốc khi chưa được sự hướng dẫn của bác sĩ.

Mặc khác, chúng ta nên chăm sóc, nói chuyện, khuyến khích động viên, gần gũi, chia sẻ với cháu, giúp cháu tìm ra khó khăn cũng như nguyên nhân để cùng tháo gỡ, phần nào giúp cháu được an tâm học tập.

Bạn đọc

Bạn Quỳnh Anh – Đồng Nai:

Là phụ huynh học sinh, tôi cần làm gì để giúp con có tâm lý, sức khoẻ tốt nhất cho kỳ thi quan trong sắp tới, thưa TS?
TS. DS Nguyễn Quốc Hoà

TS. DS Nguyễn Quốc Hoà

Trong giai đoạn thi cuối cấp, có thể do áp lực từ gia đình, nhà trường và bản thân mà các em có thể có diễn biến tâm lý phức tạp, căng thẳng, dễ bị kích động.

Là phụ huynh, anh/chị cần chia sẻ, trò chuyện với con những khó khăn và mong muốn trong giai đoạn này.

Sinh viên Khoa Dược - ĐH Y dược TP.HCM tham gia hội thao truyền thống. Ảnh: NTCC.
Sinh viên Khoa Dược - ĐH Y dược TP.HCM tham gia hội thao truyền thống. Ảnh: NTCC.

 

Hãy cùng con tìm hiểu ngành mà con muốn thi vào vì chỉ khi thực sự hiểu và đam mê, các em học sinh sẽ có thêm quyết tâm và động lực để ôn luyện. Ngoài ra, anh/chị cố gắng cùng con sắp xếp thời gian biểu phù hợp để con có thời gian giải trí, luyện tập thể dục thể thao sau khi học ôn.

Hãy giúp cho con hiểu nguyên tắc 3T để đảm bảo tâm lý và sức khỏe tốt cho kỳ thi sắp tới: “Thể dục-thể thao”, “Thực phẩm”, và “Tinh thần”:

 “Thể dục-thể thao”: là phương pháp rất hữu hiệu để giải tỏa căng thẳng, đặc biệt với bất kỳ hoạt động nào các em thích, từ đá bóng, chạy bộ, bơi lội, cho đến yoga, nhảy hiện đại hay múa. Hãy trò chuyện cùng con để lựa chọn hình thức và thời gian luyện tập phù hợp.

 “Thực phẩm”: Dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp các em có thêm nguồn năng lượng tốt cho cơ thể. Anh/chị có thể khuyến khích con ăn các thực phẩm lành mạnh như rau củ, trái cây, các loại hạt bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể, đặc biệt cho bộ não. Uống đủ nước theo nhu cầu cơ thể cũng quan trọng vì sẽ giúp duy trì tốt hoạt động của cơ thể trong ngày.

 “Tinh thần”: Anh/chị giúp các em giữ được tinh thần sảng khoái, ổn định bằng cách khuyến khích ngủ đủ giấc (6-8 tiếng/ngày), sắp xếp giờ học - giờ nghỉ hợp lý, có thời gian kết nối với mọi người, đặc biệt là người thân trong gia đình.

Để làm được điều này là cả một quá trình chuẩn bị lâu dài, quan trọng là luôn có sự đồng cảm và ủng hộ từ phía gia đình thì các em sẽ có tâm lý vững vàng trước kỳ thi sắp tới.

Bạn đọc

Bạn Cẩm Nhung – Hà Nội:

Trong mùa thi do học bài nhiều em hay bị mỏi mắt, xin bác sĩ tư vấn giúp em cách để đỡ mỏi mắt?
ThS. BS tâm lý Trần Thị Tâm Nhàn

ThS. BS tâm lý Trần Thị Tâm Nhàn

Trường hợp này em nên đến bác sĩ chuyên khoa mắt để được kiểm tra chức năng và tư vấn cụ thể. Tuy nhiên, chúng ta có thể tập thể dục cho mắt bằng cách tập nhìn xa, mát-xa mắt và cho mắt nghỉ ngơi.

Bạn đọc

Bạn Bá Ngọc – Thái Bình:

Tôi là một phụ huynh, xin bác sĩ tư vấn giúp cách trấn an tâm lý cho con nếu con gặp thất bại trong kỳ thi thì phụ huynh cần phải làm gì?
ThS. BS tâm lý Trần Thị Tâm Nhàn

ThS. BS tâm lý Trần Thị Tâm Nhàn

ThS. BS tâm lý Trần Thị Tâm Nhàn: "Chưa nói đến những hành vi tự hủy hoại bản thân mà chỉ cái hắt hơi sổ mũi, ăn không hết bát cơm hay thức khuya của các cháu là chúng ta đã thấy lo lắng rồi".

ThS. BS tâm lý Trần Thị Tâm Nhàn: "Chưa nói đến những hành vi tự hủy hoại bản thân mà chỉ cái hắt hơi sổ mũi, ăn không hết bát cơm hay thức khuya của các cháu là chúng ta đã thấy lo lắng rồi".

Chào anh, đây cũng là vấn đề chung của tất cả các phụ huynh có con trong độ tuổi đi học và đặc biệt những em đang chuẩn bị bước vào những kỳ thi quan trọng như: Thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào đại học. Do vậy, tôi xin gửi gắm phần trả lời đến tất cả các vị phụ huynh nói chung.

Nỗi lo lắng hàng đầu của chúng ta hiện nay là sự quan tâm đến sức khỏe cơ thể, tinh thần và kết quả thi cử của các cháu. Thực ra chưa nói đến những hành vi tự hủy hoại bản thân mà chỉ cái hắt hơi sổ mũi, ăn không hết bát cơm hay thức khuya của các cháu là chúng ta đã thấy lo lắng rồi.

Đầu tiên, các phụ huynh lưu ý đến các biểu hiện ở con em chúng ta như: Mất ngủ; Giảm tập trung chú ý; Cơ thể mệt mỏi, thiếu hụt năng lượng; Hiệu quả học tập giảm sút; Lo lắng thái quá hoặc sợ hãi vô cớ; Cảm xúc buồn rầu; Ăn không ngon hoặc chán ăn (sụt cân) hoặc ăn quá độ (tăng cân); Không muốn nói chuyện, giao tiếp; Mặc cảm tội lỗi, tự đánh giá mình là thấp kém, tự cho mình là gánh nặng của gia đình; Hành vi trống rỗng, vô nghĩa hoặc đúng ngồi không yên... thì nên đưa đến chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ về tâm thần để được chẩn đoán và điều trị.

Thứ hai, là điều mà các bậc phụ huynh thường mong đợi, "chúng tôi phải làm gì để con em chúng tôi chuẩn bị bước vào kỳ thi được tốt hơn?”. Tôi xin gợi ý một số nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Không nên tạo thêm áp lực hoặc gán đặt suy nghĩ của mình lên các cháu. Như là việc lựa chọn ngành nghề, đang là một thực trạng mà một số gia đình mắc phải. Chúng ta nên có sự trao đổi và để con em mình có quyết định chọn lựa nghề nghệp. Nếu lần đầu nghe quyết định của con trái với ý mong muốn của mình thì chúng ta nên lắng nghe, chia sẻ suy nghĩ của mình với con, hoặc có những định hướng rồi để con tự quyết định.

Nguyên tắc 2: Chia sẻ, gần gũi, biểu lộ sự yêu thương bằng hành động và lời nói để các cháu cảm nhận, tin tưởng, xem ba mẹ là điểm tựa vững chắc.

Nguyên tắc 3: Tạo điều kiện để các cháu thư giãn, vui chơi cùng gia đình, bạn bè ít nhất 1 lần/tháng.

Nguyên tắc 4: Giúp các cháu tổ chức quản lý thời gian học tập, rèn luyện thể lực, phụ giúp (hoặc sinh hoạt)… cùng gia đình hàng ngày.

Nguyên tắc 5: Khi cháu có những biểu hiện bất thường về tâm lý hoặc hiệu quả học tập (ví dụ như buồn bã, ít nói hoặc không nói, bồn chồn lo lắng, hoặc nói những lời như trăn trối, mất ngủ, học tập giảm sút, học không nhớ… thì phải kề cận bên cháu chia sẻ, tìm hiểu những khó khăn cháu gặp phải để cùng tìm hướng giải quyết và sớm đưa cháu đến chuyên gia tâm lý để được tư vấn, hoặc trị liệu.

Bạn đọc

Bạn Ngân Hằng – Gò Vấp – TP HCM:

Thời gian qua, trường thường xuyên tổ chức chuyên đề trò chuyện không chỉ cho học sinh mà dành cho cả phụ huynh để cùng phối hợp với nhà trường giáo dục học sinh. Thầy có thể chia sẻ thêm về cách thức tổ chức, ý nghĩa của hoạt động này?
Thầy Huỳnh Thanh Phú

Thầy Huỳnh Thanh Phú

Với quan điểm của nhà trường là các hoạt động của trường phụ huynh cần phải nắm, phải biết và phải có sự phối hợp. Chính vì vậy, trường sẽ tổ chức các hoạt động làm sao để phụ huynh cùng tham gia.

Đầu tiên là thông tin về kết quả học tập của học sinh, nếu có những khó khăn, khúc mắc gì trường sẽ thông báo để cùng phụ huynh tháo gỡ. 

Các hoạt động giáo dục cho học sinh đòi hỏi sự tổng hoà giữa gia đình - nhà trường và xã hội. Chính vì vậy, nhà trường tăng cường công tác phối hợp với phụ huynh trong việc định hình phát triển nhân cách cho trẻ qua nhiều hoạt động khác nhau.

Trường THPT Nguyễn Du tổ chức chuyên đề Dạy con thời 4.0 dành cho phụ huynh. Ảnh: NTCC.
Trường THPT Nguyễn Du tổ chức chuyên đề Dạy con thời 4.0 dành cho phụ huynh. Ảnh: NTCC.

 

Cụ thể, ở trường tổ chức các hoạt động văn hoá, Dạy con giữ đạo làm người, Biên cương đất Việt ngàn đời, Tự hào trang Sử Việt, Hào khí Việt Nam... cho cả phụ huynh, học sinh tham gia.

Trường còn tổ chức một Câu lạc bộ dành cho phụ huynh, thường xuyên tổ chức hoạt động giao lưu thể thao giữa phụ huynh, học sinh và giáo viên với nhau.  Gắn kết các chương trình có sự hỗ trợ của phụ huynh như Bữa cơm từ thiện, xây cầu, xây nhà đại đoàn kết...

Hằng tháng trường có một chuyên đề dành cho phụ huynh như "Cai nghiện" cùng con, Dạy con thời 4.0, Phụ huynh thích nghi - Con trưởng thành, Đồng hành cùng con mùa thi, Cô đơn trong học đường...

Đặc biệt, hằng năm trường đều tổ chức đối thoại trực tiếp với phụ huynh, học sinh. Đây là dịp để nhà trường lắng nghe những phản biện, đề xuất, hỗ trợ của phụ huynh, mạnh thường quân nhằm giúp quản lý nhà trường được tốt hơn, hoàn thiện hơn, phục vụ tốt cho công tác giáo dục học sinh. 

Tôi cho rằng, đối thoại dân chủ học đường là một việc làm phải sâu rộng, toàn diện và phải trên tinh thần cầu thị để chúng ta tiếp thu những ý kiến hay, xây dựng bổ ích cho nhà trường.

Với cách làm trên, trong nhiều năm qua, Trường Nguyễn Du nhận được rất nhiều tình cảm, sự quan tâm, chăm sóc của phụ huynh dành cho quý thầy cô, cho tập thể nhà trường. 

Bạn đọc

Bạn quybinh123@...:

Hiện nay, cánh cửa ĐH đã không còn quá áp lực với học sinh, tuy nhiên nhiều em vẫn rất áp lực, căng thẳng, theo thầy nguyên nhân do đâu? Thầy có lời khuyên gì đối với các em khi “đại học không phải cánh cửa thành công duy nhất”?
Thầy Huỳnh Thanh Phú

Thầy Huỳnh Thanh Phú

Hiện cánh cửa ĐH đã không còn quá áp lực với học sinh, một phần do đặc điểm của kỳ thi tốt nghiệp THPT hiện không còn nặng nề, thêm vào đó, các trường ĐH có nhiều phương thức xét tuyển. Ngoài ra, rất nhiều trường ĐH hình thành và nhiều trường tư thục có nhiều ngành học "hot", có sự đầu tư về trang thiết bị, đội ngũ giảng viên tốt... và học phí giữa các trường có độ lệch không cao. Nên các em phải bình tĩnh, nếu không vào được ngành ở các trường "top", các em vẫn có cơ hội ở các trường tốp giữa, tốp dưới hoặc trường tư thục tốt. Vấn đề là các em phải có đủ nghị lực, trí tuệ và sự quyết tâm.

Tuy vậy, vẫn còn nhiều em gặp áp lực, căng thẳng vào ĐH có thể là do gia đình quá kỳ vọng, hoặc bản thân em đặt nguyện vọng sai với năng lực thực... 

Thầy nghĩ rằng, việc vào ĐH đã không còn quá áp lực, và định hướng một nghề nghiệp cho các em trong tương lai đã không quá khó khăn. Tuỳ theo nhu cầu phát triển của xã hội, em hãy nắm bắt điều đó để lựa chọn nghề phù hợp, không nhất thiết vào một trường ĐH cho bằng được. Các em có thể lựa chọn các trường nghề như Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng, Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức, Trường CĐ Lý Tự Trọng... hay bổ sung kiến thức bằng việc học trực tuyến, học từ xa. 

Bạn đọc

Bạn Vanlanbui@...:

Bên cạnh công tác tư vấn tâm lý, tư vấn hướng nghiệp giúp các em chọn đúng và trúng nguyện vọng cũng rất quan trọng, nhà trường triển khai công tác này ra sao?
Thầy Huỳnh Thanh Phú

Thầy Huỳnh Thanh Phú

Về công tác hướng nghiệp cho học sinh được nhà trường phân ra thành 6 phần. Cụ thể như sau: 

- Về giáo viên chủ nhiệm đã có những chuyên đề chia sẻ hướng nghiệp cho học sinh để các em nắm bắt, lựa chọn đúng và trúng nguyện vọng. 

- Trường có được sự hỗ trợ của công ty SCVN về tư vấn hướng nghiệp trực tuyến giúp học sinh và phụ huynh nắm bắt được tâm sinh lý, năng lực của các em. Từ đó, định hướng các ngành, nghề, trong và ngoài nước phù hợp. 

- Nhà trường phối hợp với các cơ quan truyền thông mời nhiều trường ĐH về trường để học sinh được trực tiếp trao đổi, chia sẻ, tư vấn cho các em về ngành, nghề lựa chọn, các tổ hợp xét tuyển, chỉ tiêu tuyển sinh, phương thức tuyển sinh... và đến các trường ĐH để trải nghiệm.

- Trường cho học sinh tham quan hướng nghiệp ở Khu công nghệ cao, các khu chế xuất, các nhà máy sản xuất, trải nghiệm bắn đạn thật ở trường Quân sự thành phố... để các em cảm nhận được nghề nghiệp trong tương lai.

- Đặc biệt, nhà trường mời các nhân vật nổi tiếng, thành đạt để chia sẻ hành trang của họ đã đi qua, để các em thấy được rằng tất cả sự thành công có được đều phải có sự nỗ lực của bản thân mình. 

- Nhà trường đã tổ chức 5 năm liên tiếp về chương trình Một ngày làm giáo viên, để định hướng học sinh vào ngành sư phạm. 

Có thể thấy, mọi tổ chức hoạt động của nhà trường trong thời gian qua đều hướng đến việc định hình nghề nghiệp sau này cho các em.

Bạn đọc

Bạn Lengocanh – TP HCM:

Xin TS cho biết nguyên tắc ăn uống thế nào để tốt nhất cho sức khoẻ của học sinh trong mùa thi?
TS. DS Nguyễn Quốc Hoà

TS. DS Nguyễn Quốc Hoà

Theo TS. DS Nguyễn Quốc Hòa, ăn uống chỉ là một yếu tố hỗ trợ sức khỏe của các em. Để chăm sóc toàn diện, các em có thể áp dụng nguyên tắc 3T.
Theo TS. DS Nguyễn Quốc Hòa, ăn uống chỉ là một yếu tố hỗ trợ sức khỏe của các em. Để chăm sóc toàn diện, các em có thể áp dụng nguyên tắc 3T.

Chế độ ăn uống khoa học rất quan trọng vì cung cấp chất dinh dưỡng có lợi và bổ sung đầy đủ năng lượng cho sĩ tử trong mùa thi. Về cơ bản, các em nên ăn uống đầy đủ chất (đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất), và đúng bữa (tránh tình trạng bỏ bữa như bữa sáng).

Với mỗi bữa ăn, các em nên ăn vừa phải, không nên ăn quá no. Các thực phẩm thức ăn nhanh chế biến sẵn như gà rán, thịt đóng hộp, hoặc thực phẩm nhiều đường như bánh ngọt, nước có ga… cần hạn chế tối đa vì có thể làm tăng tâm lý căng thẳng, tăng nguy cơ rối loạn lo âu và trầm cảm.

Các thực phẩm tươi như rau củ, trái cây, các loại hạt/đậu cần được khuyến khích ăn vì cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể và não bộ. Ngoài các bữa chính, các em có thể bổ sung các bữa phụ khi cần hoặc cảm thấy đói.

Thực phẩm các bữa phụ nên là sữa, ngũ cốc, trái cây. Ngoài ra, việc bổ sung nước đầy đủ theo nhu cầu cơ thể rất quan trọng vì liên quan đến khả năng tập trung và hoạt động của não bộ.

Ăn uống chỉ là một yếu tố hỗ trợ sức khỏe của các em. Để chăm sóc toàn diện, các em có thể áp dụng nguyên tắc 3T.

Chữ “T” đầu tiên là “Thể dục-thể thao”, là phương pháp rất hữu hiệu để giải tỏa căng thẳng, đặc biệt với bất kỳ hoạt động nào các em thích, từ đá banh, chạy bộ, bơi lội, cho đến yoga, nhảy hiện đại hay múa.

Chữ “T” thứ hai là “Thực phẩm” vì dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp các em có thêm nguồn năng lượng tốt cho cơ thể. Các thực phẩm lành mạnh như rau củ, trái cây, các loại hạt bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể, đặc biệt cho bộ não. Uống đủ nước theo nhu cầu cơ thể cũng quan trọng vì sẽ giúp duy trì tốt hoạt động của cơ thể trong ngày.

Chữ “T” cuối cùng là “Tinh thần”, nghĩa là các em nên luôn giữ tinh thần sảng khoái, ổn định bằng cách ngủ đủ giấc (6-8 tiếng/ngày), sắp xếp giờ học-giờ nghỉ hợp lý, có thời gian kết nối với mọi người, kể cả người thân trong gia đình.

Bạn đọc

Bạn Toloan…56@...:

Em nghe nói có những trường hợp thí sinh bị rối nhiễu tâm lý do thi cử, xin bác sĩ cho biết biểu hiện của bệnh lý này là như thế nào? Có cách nào để phòng tránh ạ?
ThS. BS tâm lý Trần Thị Tâm Nhàn

ThS. BS tâm lý Trần Thị Tâm Nhàn

Chào em, khái niệm nhiễu tâm hay rối nhiễu tâm lý là khái niệm dành cho các chuyên gia tâm lý hơn là các em học sinh. Khi càng mong muốn giải thích các định nghĩa, phân loại triệu chứng hội chứng, tâm bệnh học của vấn đề này, càng làm cho các em thêm hoang mang và tự chẩn đoán trạng thái tâm lý hay trạng thái cơ thể của mình sẽ rơi vào loại nào? Mà hầu hết các trường hợp tự chẩn đoán đều là sai lầm.

Hoạt động tư vấn tâm lý tại Phòng khám đa khoa Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
Hoạt động tư vấn tâm lý tại Phòng khám đa khoa Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

 

Do đó, các em chỉ nên nhận ra các dấu hiệu sau để sớm đến gặp chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần:

  • Mất ngủ
  • Giảm tập trung chú ý
  • Cơ thể mệt mỏi, thiếu hụt năng lượng
  • Hiệu quả học tập giảm sút
  • Lo lắng thái quá hoặc sợ hãi vô cớ
  • Cảm xúc buồn rầu
  • Ăn không ngon hoặc chán ăn (sụt cân) hoặc ăn quá độ (tăng cân)
  • Không muốn nói chuyện, giao tiếp
  • Mặc cảm tội lỗi, tự đánh giá mình là thấp kém, chỉ là của nợ cho gia đình
  • Hành vi trống rỗng, vô nghĩa hoặc đứng ngồi không yên.

Khi nhận ra mình các đấu hiệu trên thì nên nói với ba mẹ, người lớn để được hỗ trợ đến gặp chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần chẩn đoán và điều trị.

Tuy nhiên, điều tốt nhất là ta nên phòng tránh, đừng để nó xảy ra. Muốn vậy, ta cần có chế độ sinh hoạt ăn uống, ngủ nghỉ - học tập - vui chơi hợp lý.

Bạn đọc

Bạn huongthuy78@..:

Năm học vừa qua, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp và đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng của học sinh nhà trường như thế nào? Kinh nghiệm ôn tập cho học sinh năm nay có thuận lợi và khó khăn gì so với năm trước?
Thầy Huỳnh Thanh Phú

Thầy Huỳnh Thanh Phú

Nhiều năm liền, Trường THPT Nguyễn Du, TP.HCM có tỷ lệ đậu tốt nghiệp và ĐH là 100%. Nhiều học sinh đậu vào các trường ĐH tốp đầu như các trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Trường ĐH Y Dược TP.HCM, Trường ĐH Việt-Đức...

Năm nay, cũng như mọi năm, sau khi kết thúc học kỳ 2, nhà trường tăng tốc thời gian để ôn tập cho khối 12, tập trung theo ban mà các em đăng kí dự thi.

Phải nói rằng, trong suốt 2 tháng ôn tập (ôn tập tới đầu tháng 7), hiệu quả là rất lớn. Chính nhờ vào sự hỗ trợ tích cực của phụ huynh, nỗ lực của bản thân học sinh và sự nhiệt tình, tận tình của thầy cô đã mang lại một kết quả rất rõ.

Do cách làm có sự phối hợp giữa gia đình-nhà trường rất chặt chẽ nên năm nay trường không gặp trở ngại hay khó khăn gì so với năm học trước. Mọi kế hoạch ôn tập vẫn được thực hiện tốt trên tinh thần tất cả vì học sinh. 

Bạn đọc

Bạn Thu Loan – Hóc Môn – TP HCM:

Thầy có thể chia sẻ thêm về công tác tư vấn tâm lý cho học sinh nói chung và tư vấn tâm lý mùa thi cho học sinh cuối cấp của nhà trường trong thời gian vừa qua?
Thầy Huỳnh Thanh Phú

Thầy Huỳnh Thanh Phú

Về công tác tư vấn tâm lý học đường, theo tôi, Trường THPT Nguyễn Du làm rất hiệu quả. Tuy trường không xây dựng phòng tư vấn, nhưng đã 5 năm, nhà trường xây dựng một trang fanpage để tiếp nhận, lắng nghe những trao đổi, chia sẻ, trăn trở, phản biện... của học sinh. Qua đó, nhà trường đã giải quyết rất nhiều sự vụ, đồng thời ngăn cản kịp thời những sự việc nếu như chậm trễ, có thể dẫn đến bạo lực học đường. 

Giáo viên Trường THPT Nguyễn Du, TP.HCM tham gia chuyên đề tư vấn tâm lý trong trường học. Ảnh: NTCC.
Giáo viên Trường THPT Nguyễn Du, TP.HCM tham gia chuyên đề tư vấn tâm lý trong trường học. Ảnh: NTCC.

 

Trước hết, quan điểm của nhà trường, mỗi thầy cô đều là một... tư vấn viên. Những sự việc nào khó khăn, thầy cô chuyển ngay cho ban tư vấn. Ban tư vấn gồm những thầy cô mà học sinh gọi là "idol".

Tư vấn trực tuyến được nhà trường thực hiện mọi lúc, mọi nơi. Hầu hết nhà trường tiếp nhận tư vấn tâm lý là sau 20 giờ. Và sau khi tiếp nhận, nhà trường sẽ xử lý ngay bằng nhiều hình thức khác nhau.

Đặc biệt, ở Trường Nguyễn Du, học sinh có thể gặp ban giám hiệu, thầy hiệu trường rất dễ dàng mọi lúc, mọi nơi.

Nếu không gặp trực tiếp, các em có thể trực tiếp gọi điện cho thầy hiệu trưởng để chia sẻ, trao đổi.

Đơn cử như với việc chuyển lớp, các em tự vào trình bày với ban giám hiệu và được giải quyết ngay, phù hợp với nguyện vọng của các em mà không cần phải thông qua phụ huynh.

Ban tư vấn của trường cũng sẵn sàng tư vấn cho phụ huynh của trường, ngoài nhà trường. 

Riêng với tư vấn tâm lý mùa thi, nhà trường, nhất là thầy hiệu trưởng sẽ có những chuyên đề phù hợp cho học sinh khối 12 và cả phụ huynh về: Bố cục cuộc đời (dự kiến vào ngày 3/5/2021) hay mới đây vào ngày 10/4 là chuyên đề Đồng hành cùng con dành cho phụ huynh khối 12.

Ngoài ra, đầu năm học trường tổ chức nhiều chuyên đề, cụ thể như Giao tiếp cùng con, Cai nghiện cùng con, Phụ huynh thích nghi, thì con trường thành. Với học sinh có chuyên đề Yêu mình, để yêu đời, Người con hiếu thảo, Lời mẹ ru.

Bạn đọc

Bạn Tunglonghai@...:

Em hay thường bị rối và lo âu trước mùa thi khi đối diện với nhiều môn học cần phải ôn tập. Do đó em rất khó ngủ, xin nhờ bác sĩ của chương trình tư vấn giúp để em có giấc ngủ sâu sau giờ học ạ?
ThS. BS tâm lý Trần Thị Tâm Nhàn

ThS. BS tâm lý Trần Thị Tâm Nhàn

Thông thường nếu suy nghĩ, cảm xúc của chúng ta hướng về điều tiêu cực thì tâm trạng lo âu, chán nản xuất hiện. Ngược lại, suy nghĩ, cảm xúc chúng ta hướng về điều tích cực, vui vẻ, thoải mái thì tâm trạng sẽ dễ chịu, nhẹ nhàng dễ đi vào giấc ngủ. 

Trước khi vào giấc ngủ chúng ta cần thả lỏng cơ thể, nghĩ đến những câu chuyện hoặc hình ảnh tạo cho mình cảm giác vui vẻ, sau đó hít thở sâu, nhẹ nhàng, cứ như vậy giấc ngủ từ từ đến. Nếu chuyện học hành cứ lởn vởn trong đầu thì đẩy nó ra bằng cách lặp lại cách trên. 

Ngoài ra, chúng ta cần tăng cường rèn luyện sức khỏe bằng cách tập các môn thể thao mà mình yêu thích, duy trì ở mức độ thích hợp. Khi đó, não của chúng ta sẽ tiết ra những chất dẫn truyền thần kinh trung gian có ích, tạo cảm giác sảng khoái, thoải mái, vui vẻ, tạo nên giấc ngủ ngon.

Trường hợp nếu mất ngủ nhiều thì nên đến bác sĩ để được tư vấn, hướng dẫn cụ thể hơn.

 

Bạn đọc

Bạn Boylangtu@...:

Đang học thi nên rất căng thẳng. Nhiều người lớn bảo em nên chọn một hai cách giải trí cho giảm stress. Em chơi game được không TS? Mẹ em thì không cho em chơi game vì cứ sợ đau mắt, sa đà….
TS. DS Nguyễn Quốc Hoà

TS. DS Nguyễn Quốc Hoà

Chơi game cũng là hình thức giải trí có thể có lợi trong việc giảm căng thẳng cho các em lúc học thi. Dù vậy, em nên lưu ý rằng một số trò chơi điện tử không những không giảm căng thẳng mà còn tăng thêm tình trạng này, như các game đối kháng hoặc có nội dung bạo lực.

Sinh viên trường ĐH Y dược TP.HCM hào hứng tham gia Hội ghị khoa học Dược. Ảnh: NTCC.
Sinh viên trường ĐH Y dược TP.HCM hào hứng tham gia Hội ghị khoa học Dược. Ảnh: NTCC.

 

Ngoài ra, chơi game cũng cần có điểm dừng (như không quá 1 tiếng) vì có thể khiến em sao lãng việc luyện thi, đồng thời có thể xuất hiện những hành vi có hại đến sức khỏe (bỏ bữa ăn, giảm thị lực, hạn chế vận động thể chất, gây nghiện game,…).

Mẹ em không muốn em chơi vì sợ game có thể gây ảnh hưởng không tốt. Em cần phải xem lại game mình đang chơi có thật sự giúp mình giảm căng thẳng hay sẽ gây căng thẳng nhiều hơn. Nếu em nghĩ game phù hợp với mình thì cần nên cam kết với mẹ thời gian chơi hợp lý, nghỉ ngơi phù hợp (như không nhìn màn hình quá 20 phút liên tục) và đảm bảo công việc ôn tập không bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều lựa chọn giải trí khác lành mạnh hơn có thể phù hợp với em như nghe nhạc, chơi thể thao, sinh hoạt các câu lạc bộ,… Em nên đa dạng hóa các hình thức giải trí thì sẽ có lợi trong việc giảm căng thẳng đồng thời nâng cao sức khỏe trong lúc học thi.

Bạn đọc

Bạn Minhtubeo@...:

Em khá béo nhưng đang mùa thi nên khó ăn kiêng, vì ăn kiêng thì không đủ no để học. Mà để ăn đủ dinh dưỡng bổ não thì rất… sợ béo. Em nên làm sao thưa TS?
TS. DS Nguyễn Quốc Hoà

TS. DS Nguyễn Quốc Hoà

Có thể cũng có nhiều bạn gặp phải “nỗi khổ khó nói” như trường hợp của em. Dù vậy, không nên vì kiêng cữ quá mà em bỏ qua những loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe và não bộ.

Nếu kết hợp chế độ ăn khoa học và vận động thể chất, không những điều này hỗ trợ em trong việc học bài mà còn có thể ảnh hưởng tích cực đến cân nặng của em.

TS. DS Nguyễn Quốc Hòa: "Một chế độ ăn uống khoa học là ăn đúng bữa (không bỏ bữa), thực phẩm đa dạng và nên ưu tiên bổ sung rau củ quả tươi".

TS. DS Nguyễn Quốc Hòa: "Một chế độ ăn uống khoa học là ăn đúng bữa (không bỏ bữa), thực phẩm đa dạng và nên ưu tiên bổ sung rau củ quả tươi".

Một chế độ ăn uống khoa học là ăn đúng bữa (không bỏ bữa), thực phẩm đa dạng và nên ưu tiên bổ sung rau củ quả tươi. Rau xanh và trái cây không những cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể mà chất xơ trong thực phẩm này cũng giúp giảm hấp thu chất béo, có lợi cho tình trạng cân nặng của em.

Nếu em có dùng các thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nhiều đường hay thức ăn nhanh thì nên hạn chế tốt đa do các thực phẩm này không những gây tăng cân mà còn tăng cảm giác lo âu, căng thẳng khi ôn luyện.

Nên thay các thực phẩm này bằng các thực phẩm tinh bột hấp thu chậm (như gạo nguyên cám, khoai lang), thịt, cá, sữa ít béo, và ăn nhiều rau xanh, các loại hạt với trái cây.

Ngoài ra, vận động thể dục rất có lợi cho em, đặc biệt có tác dụng giảm căng thẳng hiệu quả khi ôn luyện ngoài việc đốt cháy năng lượng hỗ trợ giảm cân. Bất kỳ các bài vận động thể thao nào mà em thích đều có tác động tích cực đến sức khỏe.

Chỉ lưu ý là các em cần bổ sung đủ nước trước khi chơi thể thao, không nên vận động quá sức, tránh dẫn đến tình trạng chấn thương hoặc mệt mỏi không thể tập trung học bài sau khi vận động.

Bạn đọc

Bạn tuantu78@...:

Nhờ bác sĩ tư vấn cho em cách để tránh trạng thái lo lắng, hồi hộp trước kỳ thi sắp tới?
ThS. BS tâm lý Trần Thị Tâm Nhàn

ThS. BS tâm lý Trần Thị Tâm Nhàn

Khi chúng ta chuẩn bị làm một việc gì quan trọng với mình, chẳng hạn như thời điểm trước khi thi đấu thể thao hay trước khi kiểm tra, hoặc trước một kỳ thi quan trọng... chắc chắn sẽ tạo cho chúng ta một áp lực tâm lý dẫn đến sự lo lắng, hồi hộp, ăn không ngon ngủ không yên, không có cảm giác thoải mái. Đây là hiện tượng tâm lý bình thường của mọi người.

ThS. BS tâm lý Trần Thị Tâm Nhàn: "...khi ta quá tập trung vào việc thi cử, ta quên mất cần phải chú ý nhiều hơn vào việc chuẩn bị “vũ khí”, “bửu bối” để giải quyết kỳ thi này như thế nào".

ThS. BS tâm lý Trần Thị Tâm Nhàn: "...khi ta quá tập trung vào việc thi cử, ta quên mất cần phải chú ý nhiều hơn vào việc chuẩn bị “vũ khí”, “bửu bối” để giải quyết kỳ thi này như thế nào".

 

Tuy nhiên, mức độ lo lắng như thế nào còn tùy thuộc vào tính cách, hoàn cảnh của mỗi người.... Do vậy mà các cách giúp các em có thể thư giãn, bình tĩnh, tự tin và vui vẻ cũng sẽ căn cứ vào các yếu tố trên. Vì em không nói rõ nên tôi sẽ đưa ra một giải pháp chung.

Sự lo lắng xuất hiện khi chúng ta suy nghĩ quá nhiều đến việc chưa xảy ra: Không biết kỳ thi sẽ xảy ra như thế nào? Mình có thực hiện được không? Bài nhiều quá làm sao nhớ hết? Lúc đó có quên bài không? Đề có khó không?… mà vừa nghe qua thôi ta cũng đã cảm thấy bất an…. Cho nên khi ta quá tập trung vào việc thi cử, ta quên mất cần phải chú ý nhiều hơn vào việc chuẩn bị “vũ khí”, “bửu bối” để giải quyết kỳ thi này như thế nào.

Vậy, để sắm sửa "bửu bối", ta cần thực hiện những việc sau:

Thứ nhất, là việc lập kế hoạch học tập, ôn tập. Cụ thể là viết kế hoạch ra giấy, dán ở bàn học và thực hiện nó. Kế hoạch theo tuần hoặc tháng. Chẳng hạn ngày thứ hai sẽ học bài… sẽ làm những việc a,b,c,… cuối ngày kiểm tra lại xem mình đã thưc hiện được hết chưa. Bài nào học rồi hay việc nào làm rồi thì chúng ta đánh dấu tích (check list). Qua đó, chúng ta có thể kiểm tra được việc mình đã làm tới đâu, việc gì đã làm, việc gì chưa làm, bài nào đã học xong, bài nào chưa học… cứ như vậy tuần tự trong thời gian chuẩn bị cho dến lúc thi.

Thứ hai, như đã chia sẻ ở trên, suy nghĩ, cảm xúc của chúng ta hướng về điều tiêu cực thì sẽ dễ xuất hiện tâm trạng lo âu, chán nản. Còn suy nghĩ, cảm xúc của chúng ta hướng về điều tích cực, vui vẻ, thoải mái thì tâm trạng sẽ dễ chịu, nhẹ nhàng.

Ví dụ một bạn học sinh ngoài giờ học còn biết chăm lo phụ giúp gia đình, thì sự yêu thương gia đình đó tạo động lực để em hướng đến tương lai, cố gắng học tập, vượt qua được những trở ngại. Ở đây muốn nhấn mạnh đến khía cạnh, khi chúng ta biết chia sẻ sự quan tâm, hứng thú của mình vào những điều có ích và chứa đựng tình cảm chân thật thì sự lo lắng, hồi hộp, mất ngủ giảm đi, đồng thời áp lực suy nghĩ về thi cử cũng giảm.

Thứ ba, chúng ta cần tăng cường rèn luyện thân thể ở mức độ thích hợp. Khi đó, não chúng ta sẽ tiết ra những chất dẫn truyền thần kinh trung gian có ích, tạo cảm giác sảng khoái, thư thái, vui vẻ; đồng thời hoạt động trí nhớ, tư duy phân tích, và giấc ngủ cũng được tác động tích cực.

Bạn đọc

Bạn Tú Anh – Vũng Tàu:

Em thường uống cafe cữ tối để học bài khuya. Có khi học đến 2-3h sáng, Như vậy có nên không thưa TS?
TS. DS Nguyễn Quốc Hoà

TS. DS Nguyễn Quốc Hoà

Trước hết, tôi cũng rất thông cảm với việc dùng café cữ tối để học bài của em. Không chỉ riêng em mà nhiều bạn học sinh khác cũng làm điều này vì cảm thấy thời gian không đủ, hoặc cảm thấy việc học tập buổi tối tốt hơn.

Dù vậy, các em nên biết cơ thể mình được “thiết kế” tương ứng với nhịp sinh học trong một ngày: sáng tỉnh táo – tối nghỉ ngơi. Vào buổi tối, chúng ta cảm thấy buồn ngủ vì cơ thể tiết ra hormon điều hòa quá trình này, nhằm nhắc nhở là cơ thể cần được nghỉ ngơi.

Giấc ngủ rất quan trọng với cơ thể trong việc thúc đẩy quá trình “sửa chữa” những hư tổn của cơ thể, giải tỏa căng thẳng và hồi phục chức năng của não bộ.

Ngoài ra, giấc ngủ còn có vai trò quan trọng trong khả năng ghi nhớ. Thực nghiệm cũng chỉ ra những học sinh có chế độ ngủ hợp lý sẽ có khả năng ghi nhớ tốt hơn những học sinh ngủ không đủ giấc.

Việc dùng chất kích thích như trà, café vào buổi tối chỉ để ngăn cơn buồn ngủ xuất hiện chứ không giúp trong việc “sửa chữa” những hư tổn của cơ thể như giấc ngủ.

Ngoài ra, việc dùng liên tục các chất kích thích này vào buổi tối vô hình chung làm phá vỡ nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể, về lâu dài có thể dẫn đến một số tình trạng bệnh lý như mất ngủ, lo âu, stress mạn tính,… Việc thiếu ngủ, đặc biệt do dùng chất kích thích để thức khuya, có thể ảnh hưởng nhiều đến khả năng ghi nhớ, học tập của các em.

Vì vậy, việc ngủ đủ giấc mỗi ngày (thông thường từ 6-8 tiếng) rất quan trọng trong việc giữ sức khỏe và giữ cho thể trạng, tâm lý của các em ổn định trong lúc học thi.

Một số em nếu cảm thấy thức khuya học bài tốt hơn thì có thể thức, nhưng không nên dùng chất kích thích và nên đi ngủ nếu cơn buồn ngủ kéo đến. Cần lưu ý là các em này phải điều chỉnh thời gian ngủ sớm hơn khi gần đến mùa thi, do các môn thi thường bắt đầu vào lúc sáng sớm.

Bạn đọc

Bạn Nganha2k@...:

Thí sinh ôn thi rất cần thời gian nên hay thiếu ngủ. Như trường hợp của em, cứ thiếu ngủ suốt, có thể ngủ bất cứ lúc nào. Làm thế nào để tỉnh táo học được bài, thưa TS?
TS. DS Nguyễn Quốc Hoà

TS. DS Nguyễn Quốc Hoà

TS. DS Nguyễn Quốc Hòa: Việc ngủ đủ giấc mỗi ngày (thông thường từ 6-8 tiếng) rất quan trọng trong việc giữ sức khỏe và giữ cho thể trạng, tâm lý của các em ổn định trong lúc học thi.

TS. DS Nguyễn Quốc Hòa: Việc ngủ đủ giấc mỗi ngày (thông thường từ 6-8 tiếng) rất quan trọng trong việc giữ sức khỏe và giữ cho thể trạng, tâm lý của các em ổn định trong lúc học thi.

Giấc ngủ rất quan trọng với cơ thể trong việc thúc đẩy quá trình “sửa chữa” những hư tổn của cơ thể, giải tỏa căng thẳng và hồi phục chức năng của não bộ.

Ngoài ra, giấc ngủ còn có vai trò quan trọng trong khả năng ghi nhớ. Việc thiếu ngủ, đặc biệt do học ôn liên tục hoặc do căng thẳng có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ghi nhớ, học tập của các em.

Vì vậy, việc ngủ đủ giấc mỗi ngày (thông thường từ 6-8 tiếng) rất quan trọng trong việc giữ sức khỏe và giữ cho thể trạng, tâm lý của các em ổn định trong lúc học thi.

Ngoài ra, các bạn học sinh thường hay có tâm lý ngủ bù, nghĩa là thức khuya học bài trong tuần và để cuối tuần ngủ bù lại. Thực tế, việc ngủ bù không thể bù đắp khoảng thời gian các em thiếu ngủ trong tuần.

Bên cạnh đó, ngủ kéo dài (như từ 9-10 tiếng trở lên) cũng có thể làm cơ thể mệt mỏi, đờ đẫn khi thức dậy, giảm khả năng tập trung học tập.

Như trường hợp của em, em nên dành một buổi sắp xếp lại việc học để làm sao mỗi ngày đều ngủ đủ giấc (từ 6-8 tiếng). Ngoài ra, do đặc trưng khí hậu tại Việt Nam, đặc biệt vào mùa hè, giấc ngủ trưa cũng đóng vai trò quan trọng cho não bộ nghỉ ngơi trước khi hoạt động vào khoảng thời gian còn lại trong ngày.

Thời gian ngủ trưa tối ưu nên từ 10-20 phút (nếu em cảm thấy cần thời gian ôn tập) hoặc trong 90 phút (nếu em cảm thấy cơ thể mệt mỏi cần thời gian nghỉ ngơi). Không nên ngủ ngoài thời gian này (ví dụ trong 60 phút) vì sẽ không khớp với chu kỳ giấc ngủ sinh học, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy.

Bạn đọc

Bạn Quý Bình – Đà Nẵng:

Thời gian ôn thi căng thẳng, học sinh nên thực hiện các bài vận động thể thao nào phù hợp, thưa TS?
TS. DS Nguyễn Quốc Hoà

TS. DS Nguyễn Quốc Hoà

Bất kỳ các bài vận động thể thao nào mà các em thích đều có tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần, từ đá banh, chạy bộ, bơi lội, cho đến yoga, nhảy hiện đại hay múa. Các vận động thể thao này nên được khuyến khích duy trì liên tục vì có thể mang lại lợi ích tối ưu trong việc giảm căng thẳng. Chỉ lưu ý là các em cần bổ sung đủ năng lượng trước khi chơi thể thao, không nên vận động quá sức, tránh dẫn đến tình trạng chấn thương hoặc mệt mỏi không thể tập trung sau khi vận động. Các bài tập thở sâu cũng góp phần làm giảm căng thẳng.

Các bài vận động thể thao không nên duy trì liên tục quá lâu trong ngày, vì có thể cho tác dụng ngược, ảnh hưởng đến năng suất học tập của các em, đặc biệt trong giai đoạn ôn thi ĐH-CĐ.

Bạn đọc

Bạn Lelunglinh@...:

Để đồng hành cùng nhà trường nhằm chuẩn bị cho các em có tâm lý thoải mái, tự tin trước kỳ thi, theo thầy phụ huynh có vai trò như thế nào?
Thầy Huỳnh Thanh Phú

Thầy Huỳnh Thanh Phú

Để đồng hành cùng với nhà trường, không chỉ trong vấn đề tạo tâm lý thoải mái, tự tin trước kỳ thi mà ở mọi hoạt động của nhà trường đều rất cần sự đồng hành của phụ huynh.

Trường Nguyễn Du tổ chức toạ đàm Giải mã cô đơn trong học đường cho phụ huynh, học sinh

Trường THPT Nguyễn Du tổ chức toạ đàm Giải mã cô đơn trong học đường cho phụ huynh, học sinh. Ảnh: NTCC.
Trường THPT Nguyễn Du tổ chức toạ đàm Giải mã cô đơn trong học đường cho phụ huynh, học sinh. Ảnh: NTCC.

 

Riêng ở giai đoạn này, việc đầu tiên theo thầy nghĩ, phụ huynh cần:

- Thể hiện sự quan tâm rõ ràng nhất, nhưng không gây áp lực căng thẳng cho con mình. Thường xuyên động viên con cố gắng học tập. 

- Chế độ dinh dưỡng, ăn uống, ngủ, nghỉ ngơi phải theo cùng con

- Nắm được những quy định, quy chế trong việc thi tốt nghiệp và xét tuyển ĐH năm 2021 để hỗ trợ con mình trong việc làm hồ sơ, thủ tục. Nắm lịch thi để đưa đón đúng giờ, đúng ngày, nhắc con chuẩn bị những giấy tờ cần thiết để các con an tâm nhất khi bước vào kỳ thi.

- Tránh những việc như tổ chức tiệc tùng, hạn chế đi du lịch... vì chúng ta phải bảo vệ các con có sức khoẻ tốt nhất trước diễn biến khó lường của tình hình dịch Covid-19.

Bạn đọc

Bạn Huongchunhiem@...:

Thưa TS, lớp tôi có trường hợp học sinh “hay bị” hạ đường huyết trong giờ học. Nguyên nhân do đâu và cách khắc phục như thế nào?
TS. DS Nguyễn Quốc Hoà

TS. DS Nguyễn Quốc Hoà

Học sinh bị hạ đường huyết có thể do nhiều nguyên do. Lý do phổ biến thường là bỏ bữa ăn trước khi vào học (như bữa ăn sáng) và tâm lý căng thẳng (do học bài, kiểm tra bài), từ đó khiến cho lượng đường trọng máu bị thấp, dẫn đến các triệu chứng của hạ đường huyết như mệt mỏi, run, yếu cơ, nhức đầu, hoa mắt, nhịp tim nhanh… Nếu tình trạng hạ đường huyết xảy ra thường xuyên sẽ giảm khả năng tập trung và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Để khắc phục, chế độ ăn uống điều độ rất quan trọng vì không những cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể mà còn giúp làm giảm tâm lý căng thẳng. Các em học sinh không nên bỏ bữa, đặc biệt bữa sáng. Các bữa ăn nên đầy đủ các chất đường, đạm, béo, vitamin từ các nguồn như thịt, cá, trứng, sữa, đặc biệt là rau xanh và trái cây tươi. Với những em dễ bị hạ đường huyết, các thực phẩm tinh bột phóng thích chậm như xôi, gạo nguyên cám, khoai lang, ngũ cốc,… sẽ tốt vì giúp phòng ngừa tình trạng hạ đường huyết.

Rau củ, trái cây kèm theo không những bổ sung các vitamin và khoáng chất quan trọng mà còn cung cấp thêm nhiều chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa và làm chậm quá trình hấp thu đường, cũng hỗ trợ phòng ngừa hạ đường huyết. Ngoài ra, các em có thể luôn mang theo người một hộp sữa, kẹo đường, hoặc bánh để dùng trong trường hợp triệu chứng hạ đường huyết xuất hiện. Nếu tình trạng này xuất hiện thường xuyên hoặc bất thường, các em nên đến gặp bác sĩ để khám và kiểm tra nhằm loại trừ các nguyên nhân bệnh lý khác.

Bạn đọc

Bạn vanvyhcm@...:

Ở giai đoạn “nước rút” một số học sinh cuối cấp thường gặp áp lực nhất định, những vấn đề mà các em thường gặp phải trong giai đoạn này là gì? Nhà trường hỗ trợ gì để giúp học sinh cuối cấp giảm nhẹ áp lực, thưa thầy?
Thầy Huỳnh Thanh Phú

Thầy Huỳnh Thanh Phú

Cảm ơn câu hỏi của em!

Ở giai đoạn nước rút, chuẩn bị bước vào kỳ thi quan trọng, các em dễ bị sốc tâm lý là quan điểm về nguyện vọng xét tuyển vào ĐH không trùng với gia đình. Hoặc các em bị áp lực về thi kết thúc năm học, cũng có em rơi vào trạng thái tâm lý căng thẳng, lo lắng vì kỳ thi sắp tới...

Học sinh lớp Trường THPT Nguyễn Du tham gia chuyên đề về việc sử dụng mạng xã hội. Ảnh: NTCC.
Học sinh lớp Trường THPT Nguyễn Du tham gia chuyên đề về việc sử dụng mạng xã hội. Ảnh: NTCC.

 

Nắm bắt được tâm lý của học sinh, nhà trường đã trực tiếp trao đổi với phụ huynh về những vấn đề: Phụ huynh hãy là người chắp cánh ước mơ cho con, lắng nghe nguyện vọng của các em.

Bên cạnh đó, trong số có nhiều nguyện vọng xét tuyển ĐH, các em học sinh hãy bình tĩnh, vì sẽ có nguyện vọng của bản thân và có cả nguyện vọng mà ba mẹ mình mong muốn. Đây là sự dung hoà của bản thân, của gia đình, nên các em hãy yên tâm, không có gì lo lắng cả.

Đồng thời, việc kết thúc môn học để chuẩn bị cho giai đoạn ôn thi, các em cũng hết sức bình tĩnh. Việc ôn tập lại các kiến thức đã học cũng dễ dàng và không gây khó khăn. Các em làm sao vận dụng các kiến thức ôn tập để rèn luyện nhiều bài tập một cách thuần thục, ghi nhớ. 

Nhà trường tổ chức các hoạt động thể dục thể thao có tính tập thể như kéo co, nhảy bao bố... để các em vui vẻ, xả bớt những năng lượng tiêu cực và quan tâm thêm cho học trò về đồ uống như nước chanh, nước cam, nước sâm... để các em như được tiếp thêm năng lượng, đồng thời cảm nhận được tình cảm của thầy cô với các em.

Về phía phụ huynh, trong giai đoạn này cũng cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng của con em mình, để các em đủ năng lượng để học tập. Cũng cần lưu ý về không gian gia đình tạo sự đầm ấm, vui vẻ để các em có sự bình an thật sự trong tâm hồn để an tâm học tập. 

Bạn đọc

Bạn Vân Anh – Cần Thơ:

Có một số bạn mách em nên dùng các loại thuốc bổ não để “tẩm bổ” trí não, sẽ học thi tốt. Theo TS có nên dùng?
TS. DS Nguyễn Quốc Hoà

TS. DS Nguyễn Quốc Hoà

Thực tế có một số thí sinh đã dùng các loại thuốc với mong muốn “bổ não” để giúp học thi. Tuy nhiên, không có thuốc Tây nào có tác dụng “bổ não” thực sự. Trong những thuốc “điểm danh”, có những thuốc chỉ bổ sung vitamin khoáng chất, nhưng có những thuốc chỉ dùng cho những trường hợp bệnh lý về thần kinh. Việc lạm dụng các thuốc này đôi khi lại phản tác dụng, gây tác dụng phụ, chẳng hạn như ban đầu tạo sự tỉnh táo, nhưng về lâu dài dẫn đến mất ngủ, cơ thể kiệt quệ và có thể dẫn đến những hệ lụy khác. Một số vitamin khi bổ sung quá nhiều so với nhu cầu cũng dẫn đến các tác dụng phụ như tiêu chảy, mất ngủ, nhức đầu, thậm chí tổn thương cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra, một số thuốc hoặc thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc có thể chứa tạp chất, gây độc với cơ thể.

Thuốc “bổ não” thực sự lại đến từ chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng đạm, đường, béo, đặc biệt từ các loại rau củ, trái cây tươi và các loại hạt/đậu (như hạt điều, đậu phộng,…). Các thực phẩm có thể tốt cho não bộ như các loài cá béo (cá hồi, cá mòi), cam, bưởi, chuối, bí đỏ (kể cả hạt bí), các loại hạt (hạt điều, hạt óc chó), bông cải xanh,… Ngoài ra, việc bổ sung nước đầy đủ theo nhu cầu cơ thể rất quan trọng. Bên cạnh đó, duy trì các bữa ăn trong ngày, ngủ đủ giấc và chế độ sinh hoạt học tập nghỉ ngơi khoa học cũng góp phần giảm stress và “tẩm bổ” cho não bộ.

Bạn đọc

Bạn Huonganh@...:

Nhu cầu năng lượng của các thí sinh trong mùa thi cao gấp nhiều so với người bình thường, vậy TS cho biết các loại thực phẩm nào tốt cho chúng em giai đoạn này?
TS. DS Nguyễn Quốc Hoà

TS. DS Nguyễn Quốc Hoà

Trong mùa thi, các em sẽ dùng não bộ khá nhiều trong việc ghi nhớ, phân tích và xử lý thông tin. Bên cạnh đó, tâm lý căng thẳng và các hoạt động giải tỏa stress cũng góp phần tiêu hao năng lượng trong ngày. Vì vậy, chế độ ăn uống khoa học rất quan trọng vì cung cấp chất dinh dưỡng có lợi và bổ sung đầy đủ năng lượng cho sĩ tử.

Về cơ bản, các em nên ăn uống đầy đủ chất (đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất) và đúng bữa như bình thường. Các thực phẩm thức ăn nhanh chế biến sẵn như gà rán, thịt đóng hộp, hoặc thực phẩm nhiều đường như bánh ngọt, nước có ga… cần hạn chế tối đa vì có thể làm tăng tâm lý căng thẳng, tăng nguy cơ rối loạn lo âu và trầm cảm. Các thực phẩm tươi như rau củ, trái cây cần được khuyến khích ăn vì cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể và não bộ. Ngoài ra, việc bổ sung nước đầy đủ theo nhu cầu cơ thể rất quan trọng vì liên quan đến khả năng tập trung và hoạt động của não bộ. Dưới đây là một số thực phẩm có lợi cho khả năng tập trung, ghi nhớ của các em:

+ Bơ hoặc trái cây có vị chua ngọt gồm cam, quýt, bưởi, dâu tây, việt quất: thành phần trong các loại trái cây tươi này (gồm vitamin, chất chống oxi hóa) giúp tăng hoạt động và cải thiện chức năng của não bộ.

+ Rau củ có màu đỏ, xanh, vàng như ớt chuông, cà rốt, bông cải, bí đỏ, củ dền…: các thực phẩm này bổ sung chất xơ, khoáng chất và vitamin, tốt cho sức khỏe toàn cơ thể, kể cả não bộ. Nhiều em không dám ăn bí vì sợ bị “bí” khi làm bài nhưng đừng vì tên gọi mà bỏ qua loại thực phẩm bổ dưỡng và có lợi cho não bộ này.

+ Các loại hạt (như hạt điều, hạt đậu phộng, hạt dẻ,…) và đậu (như đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh,…): các loại thực phẩm này có chứa cả chất béo không bão hòa, vitamin E và kẽm giúp cải thiện sức khỏe tinh thần.

+ Trứng: là thực phẩm rất phổ biến và chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho não bộ như vitamin B12, cholin và selen. Đừng vì sợ ăn “trứng ngỗng” mà bỏ qua loại thực phẩm tốt cho não bộ này.

+ Cá: các loại cá béo như cá hồi, các basa, cá thu, cá mòi,… là nguồn giàu chất béo không bão hòa như omega-3 và omega-6, là những chất tốt cho não bộ. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra thường xuyên ăn cá sẽ giúp cải thiện trí nhớ và sức khỏe của não bộ. Dù vậy, cần lưu ý hạn chế ăn cá biển ở tầng nước sâu vì có thể có thủy ngân hoặc chất ô nhiễm.

Các loại chất kích thích tỉnh táo như trà, cà phê có giúp cơ thể tỉnh táo trong ngày nhưng lạm dụng quá mức (như dùng buổi tối) sẽ làm cơ thể mệt mỏi, không có lợi cho việc học tập.

Bạn đọc

Bạn Lankhue678@...:

Mấy tháng nữa thôi là diễn ra kỳ thi tốt nghiệp. Tâm lí của em rất lo lắng nên cứ học dồn mãi. Làm thế nào để bớt lo lắng thưa TS?
TS. DS Nguyễn Quốc Hoà

TS. DS Nguyễn Quốc Hoà

TS. DS Nguyễn Quốc Hòa - Giảng viên bộ môn dược lâm sàng, khoa Dược- ĐH Y dược TP.HCM.

TS. DS Nguyễn Quốc Hòa - Giảng viên bộ môn dược lâm sàng, khoa Dược- ĐH Y dược TP.HCM.

Trước tiên, các em nên biết tâm lý lo lắng là điều bình thường với cơ thể khi phải đối diện với áp lực, ở đây là kỳ thi tuyển sinh đại học-cao đẳng. Tâm lý lo lắng đôi khi cũng có lợi vì thôi thúc bản thân tích cực chuẩn bị tinh thần cho kỳ thi sắp tới; dù vậy, tâm lý lo lắng kéo dài có thể phản tác dụng, khiến cơ thể mệt mỏi, mất tập trung và giảm năng suất học tập.

Vấn đề cốt lõi ở đây là các em càng thiếu tự tin thì sẽ càng lo lắng (ví dụ, thiếu tự tin vì không nhớ bài, hiểu bài do học dồn trong thời gian ngắn). Vì vậy, chiến lược quan trọng nhất là các em cần nâng cao sự tự tin này lên, bằng cách có kế hoạch học tập một cách khoa học, ôn tập từ sớm và hạn chế học dồn.

Việc đầu tiên các em cần làm là tính toán khoảng thời gian còn lại từ đây đến lúc thi, sau đó chia nhỏ khoảng này và đưa nội dung học tập vào theo từng giai đoạn, sao cho trước khi thi ít nhất 1-2 tuần mình đã tự tin với lượng kiến thức ôn tập.

Trong thời gian học bài, có một số điểm các em cần lưu ý để hỗ trợ việc học tốt hơn. Khoảng thời gian tập trung học không nên kéo dài liên tục quá một tiếng mà nên nghỉ giữa giờ 5-10 phút. Khi nghỉ giải lao, hạn chế nhìn vào màn hình máy tính hay điện thoại mà nên nghe nhạc, chợp mắt hoặc đi dạo.

Ôn tập với bạn bè đúng cách (như chơi đố vui) không những làm tăng hiệu quả học tập mà cũng làm góp phần làm giảm căng thẳng. Ngoài ra, một số mẹo ghi nhớ từ bạn bè hoặc sách kỹ năng có thể giúp các em học ít mà nhớ lâu.

Bên cạnh đó, nguyên tắc 3T có thể giúp các em bớt lo lắng trong lúc ôn tập. Chữ “T” đầu tiên là “Thể dục-thể thao”, là phương pháp rất hữu hiệu để giải tỏa căng thẳng, đặc biệt với bất kỳ hoạt động nào các em thích, từ đá banh, chạy bộ, bơi lội, cho đến yoga, nhảy hiện đại hay múa. Chữ “T” thứ hai là “Thực phẩm” vì dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp các em có thêm nguồn năng lượng tốt cho cơ thể.

Các thực phẩm lành mạnh như rau củ, trái cây, các loại hạt bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể, đặc biệt cho bộ não. Uống đủ nước theo nhu cầu cơ thể cũng quan trọng vì sẽ giúp duy trì tốt hoạt động của cơ thể trong ngày. Chữ “T” cuối cùng là “Tinh thần”, nghĩa là các em nên luôn giữ tinh thần sảng khoái, ổn định bằng cách ngủ đủ giấc (6-8 tiếng/ngày), sắp xếp giờ học-giờ nghỉ hợp lý, có thời gian kết nối với mọi người, kể cả người thân trong gia đình.

Bạn đọc

Bạn Huongha6@...:

Em thường có biểu hiện hồi hộp, nôn nao trước một một số sự kiện quan trọng, như chuẩn bị thi học kỳ, thi tốt nghiệp THPT. Như vậy có phải bị bệnh không thưa bác sĩ?
ThS. BS tâm lý Trần Thị Tâm Nhàn

ThS. BS tâm lý Trần Thị Tâm Nhàn

ThS. BS tâm lý Trần Thị Tâm Nhàn - GV Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

ThS. BS tâm lý Trần Thị Tâm Nhàn - GV Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

Thông thường khi đối mặt hay nghĩ đến một sự việc hoặc hình ảnh gây ấn tượng sẽ làm mình hồi hộp nôn nao. Đây là một hiện tượng tâm lý bình thường của con người. 

Do não tiết ra môt lượng adrenaline làm tăng nhịp tim (gây hồi hộp), tăng co thắt ruột, dạ dày, cơ vòng, tiết niệu (gây hiện tượng mắc tiểu). Đó là hiện tượng sinh lý bình thường. Vậy em yên tâm nhé!

Tuy nhiên, nếu chúng ta không bình tĩnh trở lại, sẽ ảnh hưởng đến sự tập trung, sự suy nghĩ, ghi nhớ, phản xạ,… Do vậy, ta cần phải giữ bình thản, bình tĩnh trở lại.

Muốn vậy, em có thể hít một hơi thật sâu, chậm và thở ra từ từ. Khoảng vài lần như vậy sẽ giúp em bình thản, bình tĩnh trở lại.

Bạn đọc

Bạn halan6268@...:

Nhiều học sinh cuối cấp vẫn còn tư duy đoán đề, học tủ. Vậy thầy có lời khuyên gì cho các em? Thầy lưu ý gì để các em dung nạp kiến thức một cách hiệu quả nhất?
Thầy Huỳnh Thanh Phú

Thầy Huỳnh Thanh Phú

"Khi cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi... các em có thể đọc một cuốn sách, xem một đoạn phim, nghe bài nhạc mà mình thích", thầy Huỳnh Thanh Phú tư vấn.
"Khi cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi... các em có thể đọc một cuốn sách, xem một đoạn phim, nghe bài nhạc mà mình thích", thầy Huỳnh Thanh Phú tư vấn.

Hiện nay, vẫn có học sinh cuối cấp không chú tâm học tập mà có thiên hướng đoán đề, học tủ. Việc này cũng đã tồn tại từ lâu. Nhưng đây là suy nghĩ không tốt, chẳng khác nào "thầy bói mù xem voi". 

Các em cần phải tập trung học tập tốt, ôn tập theo sự hướng dẫn của thầy cô giáo.

Ngoài học tập ở trường, có sự hỗ trợ của thầy cô, các em phải nỗ lực tự học, tự rèn để nắm chắc kiến thức và "chiến thắng" với thời gian.

Để dung nạp kiến thức tốt, ngoài kế hoạch ôn tập chu đáo, kĩ lưỡng, các em cần lưu ý, ở giai đoạn này, các em phải giữ trạng thái tâm lý ổn định, việc nghỉ ngơi, ăn uống, thư giãn làm sao hài hoà nhất trong quỹ thời gian của mình. Không sa đà vào việc-chơi game, ngủ quá nhiều, chơi thể thao quá nhiều.

Khi cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng các em phải ngừng lại để nghỉ ngơi nhằm tái tạo lại năng lượng, giảm sự căng thẳng. Khi đó các em có thể đọc một cuốn sách, xem một đoạn phim, nghe bài nhạc mà mình thích.

Bạn đọc

Bạn truongthulan@...:

Được biết song song với dạy học tốt, nhà trường tổ chức rất nhiều hoạt động ngoại khoá, ngoài giờ lên lớp, chuyên đề bổ ích cho học sinh? Ý nghĩa, mục đích của những hoạt động này là gì, thưa thầy?
Thầy Huỳnh Thanh Phú

Thầy Huỳnh Thanh Phú

Những năm qua, Trường THPT Nguyễn Du (Quận 10, TP.HCM) đã là một "địa chỉ" tin cậy của phụ huynh, học sinh về rèn luyện kĩ năng cho học sinh.

Ngoài dạy và học tốt, nhà trường tổ chức cho học sinh thêm nhiều hoạt động, bộ môn bổ trợ như môn yoga, âm nhạc truyền thống, kỹ năng sống, nhiều câu lạc bộ hoạt động thể dục thể thao...

Học sinh Trường THPT Nguyễn Du tham gia ngày hội STEM. Ảnh NTCC.
Học sinh Trường THPT Nguyễn Du tham gia ngày hội STEM. Ảnh NTCC.

 

Đồng thời Trường THPT Nguyễn Du còn tổ chức các buổi hoạt động ngoại khoá, tìm hiểu các khu di tích lịch sử, các di sản văn hoá cấp quốc gia ở nhiều địa phương khác nhau... Bên cạnh đó là những buổi học tập trải nghiệm tại Đà Lạt, Vũng Tàu, Bến Tre, huyện Củ Chi... Ngoài ra, trường tổ chức nhiều event trong nhà trường, để các em có được những tháng thanh xuân bên nhau đầy niềm vui, ý nghĩa. Đây cũng là một trong những định hướng nghề nghiệp cho các em trong tương lai.

Ngoài ra, trường cũng chú trọng công tác thiện nguyện như xây cầu nông thôn mới, xây nhà đại đoàn kết, nấu cơm từ thiện, ủng hộ đồng bào miền Trung bị thiên tai, lũ lụt... Qua đó, để bồi bổ tinh thần, lòng nhân ái, sống yêu thương và biết sẻ chia cho học sinh đối với mọi người xung quanh. 

Đặc biệt, sáng thứ Hai đầu tuần, học sinh đều được lắng nghe một chuyên đề bổ ích như: lý tưởng của thanh niên, về "sống ảo, sống thật", về tình yêu dành cho gia đình, cha mẹ, những giá trị truyền thống của dân tộc, sử dụng mạng xã hội văn minh... Tất cả những hoạt động này góp phần xây dựng lối sống đẹp, đẩy lùi bạo lực học đường trong nhà trường.

Bạn đọc

Bạn Minh Cường – quận 1 – TPHCM:

Thầy có thể chia sẻ về kế hoạch ôn tập của nhà trường dành cho khối 12 để giúp các em chuẩn bị tốt nhất trước kỳ thi?
Thầy Huỳnh Thanh Phú

Thầy Huỳnh Thanh Phú

 

Thầy Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, Quận 10, TPHCM tham gia Giao lưu trực tuyến.

Thầy Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, Quận 10, TPHCM tham gia Giao lưu trực tuyến.

Chào em, cảm ơn câu hỏi của em!

Hiện nay, các em đang thi học kỳ 2 năm học 2020-2021. Ngay sau khi thi xong (ngày 3/5), nhà trường bắt đầu triển khai ôn tập cho học sinh khối 12. Mỗi tuần, sẽ có 39 tiết ôn tập các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh và 6 môn Lý, Hoá, Sinh học hoặc Sử, Địa, Giáo dục công dân. Theo kế hoạch, nhà trường sẽ ôn tập cho đến ngày 2/7/2021.

Đồng thời qua kết quả kiểm tra cuối năm học, trường sẽ có thống kê những học sinh có điểm thấp (dưới 5 điểm) và tổ chức học phụ đạo cho các em vào buổi chiều thứ Ba, thứ Năm, thứ Bảy.

Với sự đầu tư về thời gian ôn tập cho các em, với số tiết nói trên để đảm bảo cho các em lượng kiến thức tốt để bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021.

 Việc ôn tập được các giáo viên bộ môn chuẩn bị kỹ lưỡng theo các chuyên đề ôn tập, chủ đề, chủ điểm để các em củng cố kiến thức và giải các bài tập, bộ đề minh họa.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.