Giao lưu trực tuyến "Dạy học trực tuyến: cánh cửa mở ra thế giới"

“Dạy học trực tuyến: cánh cửa mở ra thế giới" là chủ đề giao lưu trực tuyến trên Báo Giáo dục và Thời đại điện tử diễn ra từ 9h30 đến 11h ngày 16/4/2021.

Giao lưu trực tuyến "Dạy học trực tuyến: cánh cửa mở ra thế giới"

Tham gia chương trình có các khách mời:

- TS Nghiêm Xuân Huy, Viện trưởng Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, ĐHQG Hà Nội;

- Ông Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng phòng GD Trung học, Sở GD&ĐT Nghệ An;

- Cô Nguyễn Thanh Ngọc,  Giáo viên Trường Tiểu học Phan Đình Giót, Thanh Xuân, Hà Nội.

Dạy học trực tuyến là một phương thức dạy học trong xã hội hiện đại, khi cơ hội tiếp cận với các thiết chế giáo dục ngày càng mở, công bằng cho tất cả; hướng tới một xã hội học tập và học tập suốt đời không ngừng nghỉ, dựa trên những nền tảng công nghệ mới ngày càng phát triển.

Năm 2020, lần đầu tiên dạy học trực tuyến được thực hiện trên quy mô quốc gia, khi ngành Giáo dục thực hiện phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng học” trong thời gian phòng chống dịch Covid-19.

Kết quả dạy học trực tuyến của Việt Nam được các tổ chức trong nước và quốc tế đánh giá rất tích cực. Báo cáo PISA của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) công bố ngày 29/9/2020 nhận xét: “Việc học trực tuyến để phòng-chống Covid-19 của Việt Nam có nhiều điểm khả quan so với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác”.

Đặc biệt, mới đây, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư Quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên. Đây là hành lang pháp lý quan trọng công nhận chính thức phương thức dạy học trực tuyến.

Theo Thông tư này, dạy học trực tuyến hỗ trợ hoặc thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên, giúp các cơ sở giáo dục nâng cao chất lượng dạy học và hoàn thành chương trình giáo dục. Đồng thời, phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học, thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Giáo dục; mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh, tạo điều kiện để các em được học ở mọi nơi, mọi lúc.

Tuy nhiên, với các nhà trường phổ thông Việt Nam, đây còn là phương thức mới mẻ, còn nhiều bỡ ngỡ và cần thêm nhiều thời gian để triển khai thực sự hiệu quả, tạo nên đột phá, đổi mới sáng tạo trong giáo dục và dạy học nói riêng.

Những thuận lợi và khó khăn, hạn chế trong dạy học trực tuyến ra sao? Cần những điều kiện gì để triển khai hiệu quả dạy học trực tuyến? Làm sao để phương thức dạy học này không phải chỉ là giải pháp tình thế? Nhận thức đúng về dạy học trực tuyến thế nào? Làm gì để dạy học trực tuyến thực sự là cánh cửa mở ra thế giới?... Đó là những vấn đề Chương trình hy vọng sẽ tìm được câu trả lời từ chia sẻ của các chuyên gia.

Ngay từ bây giờ, bạn đọc quan tâm đến vấn đề này, có thể gửi câu hỏi tới các khách mời theo form dưới đây, hoặc gửi qua email của Báo Giáo dục và Thời đại: gdtddientu@gmail.com, hoặc tương tác qua facebook của Báo www.fb.com/giaoducthoidai.

Giao lưu trực tuyến "Dạy học trực tuyến: cánh cửa mở ra thế giới" ảnh 1
Cô Nguyễn Thanh Ngọc

Cô Nguyễn Thanh Ngọc

Giáo viên trường Tiểu học Phan Đình Giót, Thanh Xuân, Hà Nội

Ông Nguyễn Tiến Dũng

Ông Nguyễn Tiến Dũng

Trưởng phòng GD Trung học, Sở GD&ĐT Nghệ An

TS Nghiêm Xuân Huy

TS Nghiêm Xuân Huy

Viện trưởng Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, ĐHQG Hà Nội

Bạn đọc

Bạn ngochuyen@gmail.com:

Sau một thời gian triển khai DHTT, những thành quả nhất định mà nhà trường đạt được là gì? Kết quả trên có thể tốt hơn nữa không?
Cô Nguyễn Thanh Ngọc

Cô Nguyễn Thanh Ngọc

Với ngôi trường của chúng tôi, việc DHTT trong thời gian qua đã đạt hiệu quả tốt nhất vì có sự quan tâm chỉ đạo của cấp lãnh đạo và BGH nhà trường. Khi áp dụng việc DHTT hai năm vừa qua thời gian nghỉ dịch, trường Tiểu học Phan Đình Giót luôn đi đầu trong công tác giảng dạy trực tuyến hiệu quả, kịp thời, hứng thú, sáng tạo của quận Thanh Xuân.

Tôi tin nếu được áp dụng thêm nhiều CNTT mới, việc DHTT sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Với hai năm học phải áp dụng DHTT vì HS nghỉ dịch, tôi đánh giá đó là kết quả dạy và học tốt nhất, nếu tiếp tục được BGH, đặc biệt là Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kim Ngọc – Hiệu trưởng của nhà trường tiếp tục quan tâm chỉ đạo cùng sự cộng đồng trách nhiệm của toàn thể GV nhà trường, tôi tin việc dạy học trực tuyến sẽ ngày càng hiệu quả.

Bạn đọc

Bạn Phương Anh – Hà Nội:

Trong điều kiện bình thường, có thể sử dụng những hình thức nào để dạy học trực tuyến, hỗ trợ hiệu quả dạy học trực tiếp trên lớp? Theo ông, có nên tính đến việc để dạy học trực tuyến thay thế một phần dạy học trực tiếp ngay từ thời điểm này?
TS Nghiêm Xuân Huy

TS Nghiêm Xuân Huy

Dạy học trực tuyến có thể áp dụng trong tất cả các bối cảnh xã hội, không chỉ khi đối phó với dịch bệnh và các tình huống bất thường khác.

Hình thức phổ biến nhất nên là: các nhà trường xây dựng hệ thống quản lý học tập (LMS) để cung cấp học liệu, bài giảng video, hoạt động đánh giá quá trình cho người học. Theo đó, người học có thể chủ động học tập theo khả năng và điều kiện của mình. Giáo viên có thể giảm tải các nội dung giảng dạy mang tính chất lý thuyết thông qua cung cấp trước cho người học các bài giảng dưới dạng video (một video bài giảng có thể áp dụng cho nhiều lớp học khác nhau).

Hệ thống LMS còn thúc đẩy sự gắn kết và tương tác giữa người học và giáo viên thông qua các tương tác trực tuyến trên hệ thống (chat, forum,…). Như vậy, dạy học trực tuyến đóng vai trò bổ trợ, tăng cường cho dạy học trực tiếp. Điều quan trọng là cách kết hợp này giúp nâng cao hiệu quả đào tạo, giúp người học chủ động và có nhiều hứng thú hơn trong việc học.

Áp dụng theo phương thức này tức là các thầy cô đang triển khai việc dạy học theo tiếp cận giáo dục kết hợp.

Bạn đọc

Bạn Bình Phương – Nghĩa Đàn, Nghệ An:

Ông có thể cho biết, trong thời gian tới, ngành giáo dục có đề xuất gì với địa phương để hỗ trợ cho việc triển khai dạy học trực tuyến trên phạm vi rộng?
Ông Nguyễn Tiến Dũng

Ông Nguyễn Tiến Dũng

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà trường trong dạy học trực tuyến, về phía ngành đề xuất tỉnh có chỉ đạo đối với sở ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã để phối hợp ngành triển khai từng bước bài bản, có hiệu quả.

Bên cạnh đó, có giải pháp chỉ đạo, có có chế chính sách hỗ trợ về nguồn lực đảm bảo hạ tầng kĩ thuật dạy học trực tuyến cho các địa phương và nhà trường.

Đồng thời, bố trí kinh phí để đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên để dạy học trực tuyến hiệu quả hơn.

Bạn đọc

Bạn giahung@gmai.com:

Cô có cho rằng, đã đến lúc cần xóa bỏ tư duy dạy học online không tốt bằng dạy học truyền thống bởi lẽ khi có sự đầu tư nghiêm túc về nền tảng công nghệ, nội dung và phương pháp giảng dạy, các lớp học trực tuyến vẫn tràn đầy năng lượng và duy trì tình yêu với việc học cho các em học sinh.
Cô Nguyễn Thanh Ngọc

Cô Nguyễn Thanh Ngọc

Trên thực tế, nhiều phụ huynh nghĩ rằng việc học trực tuyến chỉ mang tính chất tạm thời, không mang lại hiệu quả nên bản thân cũng chưa chủ động hợp tác cùng nhà trường, GV trong quá trình con học trực tuyến.

Tuy nhiên qua 2 năm dạy học trực tuyến, đội ngũ GV trường TH Phan Đình Giót đã giúp phụ huynh thay đổi suy nghĩ đó bằng cách đưa ra những bài giảng thú vị, thời gian học tập hợp lý giúp HS hứng thú với học trực tuyến. Phụ huynh chủ động hợp tác với GV trong quá trình con học tập, giúp con tiến bộ hàng ngày.

Tôi cho rằng đề xuất đó là đúng đắn, vì nếu được thống nhất về nội dung và chất lượng của bài giảng, việc DHTT cũng sẽ đạt hiệu quả nhất định.

Bạn đọc

Bạn Vinhquangthu@...:

Được biết, năm học trước, ngành giáo dục đã phối hợp với một số đơn vị khác để hỗ trợ nền tảng dạy học trực tuyến cho các trường (ví dụ các phần mềm giáo dục, dạy học, quản lý... trực tuyến miễn phí). Những nền tảng này có tiếp tục được khai thác và có điều chỉnh gì cho phù hợp với điều kiện thực tế dạy học tại Nghệ An, thưa ông?
Ông Nguyễn Tiến Dũng

Ông Nguyễn Tiến Dũng

Kế thừa kết quả đã triển khai, Sở GD&ĐT Nghệ An sẽ tiếp tục triển khai dạy học trực tuyến dựa trên nền tảng đã có cho thời gian tới. Tuy nhiên, ngành cũng sẽ đề xuất các đơn vị cung cấp hoàn thiện hơn, để khi áp dụng có thể khắc phục những hạn chế, bất cập mà thời gian qua các nhà trường đang gặp phải trong triển khai như: đường truyền, băng thông...

Bạn đọc

Bạn dinhquang@gmail.com:

Mong muốn của GV khi triển khai DHTT sau khi có thông tư quy định là gì? (về cơ sở vật chất, tập huấn giáo viên; xây dựng bài giảng mẫu…).
Cô Nguyễn Thanh Ngọc

Cô Nguyễn Thanh Ngọc

Các khách mời giao lưu trực tuyến tại điểm cầu Hà Nội
Các khách mời giao lưu trực tuyến tại điểm cầu Hà Nội

 

Cá nhân tôi nói riêng và tập thể GV cơ sở GDPT nói chung mong muốn sẽ được bồi dưỡng và tập huấn thêm những lớp học chuyên về CNTT, giúp chúng tôi áp dụng được những công nghệ mới cho học sinh của mình. Chúng tôi cũng mong muốn được tham dự nhiều cuộc thi về soạn bài giảng, phần mềm điện tử phục vụ cho giảng dạy hoặc được tham gia những lớp học truyên đề về bài giảng mẫu phục vụ cho việc dạy học trực tuyến.

Với những trường vùng nông thôn, vùng cao thì cơ sở vật chất cũng là vấn đề mà đội ngũ GV mong muốn được trang bị, đáp ứng, hỗ trợ đầy đủ hơn.

Sự động viên, định hướng thường xuyên của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn cũng là yếu tố quan trọng để GV luôn nỗ lực hết mình cho việc sáng tạo, đổi mới phương pháp trong dạy học trực tuyến.

Bạn đọc

Bạn Ngotatquan08@...:

Theo ông, việc dạy học trực tuyến đã mở ra cơ hội gì cho học sinh và chính giáo viên, các nhà trường tại Nghệ An?
Ông Nguyễn Tiến Dũng

Ông Nguyễn Tiến Dũng

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai. Điều được nhất khi kết hợp dạy học trực tiếp và dạy học trực tuyến sẽ giúp nhà trường, giáo viên linh hoạt, tự chủ trong tổ chức dạy học để thực hiện chương trình trong từng bối cảnh, tình huống cụ thể. Dạy học trực tuyến sẽ mở ra hình thức dạy học thứ 2 trong điều kiện không thực hiện được dạy học trực tiếp. Ngoài ra, việc dạy học sẽ không còn gói gọn trong không gian lớp học cụ thể mà có thể mở ra phạm vi rộng lớn hơn.

Bạn đọc

Bạn Phương Thuý – Thái Bình:

Từ thực tiễn triển khai dạy học trực tuyến trong các nhà trường phổ thông thời gian qua, đặc biệt khi học sinh phải tạm dừng đến trường, ông nhận định thế nào về thuận lợi cũng như khó khăn của các nhà trường khi triển khai phương thức dạy học này?
TS Nghiêm Xuân Huy

TS Nghiêm Xuân Huy

Thông tư số 09/TT-BGDĐT là văn bản mới nhất được Bộ GD&ĐT ban hành hướng dẫn các trường phổ thông và các trung tâm giáo dục thường xuyên tổ chức đào tạo trực tuyến. Thông tư này ra đời trong bối cảnh dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát và nhìn nhận về đào tạo trực tuyến đã đầy đủ hơn.

Điểm mới của Thông tư là trao quyền tự chủ rất cao cho các trường về tổ chức đào tạo trực tuyến. Theo đó, người đứng đầu cơ sở giáo dục được quyền quyết định hình thức tổ chức dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp; tổ chức dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục trong thời gian học sinh không đến trường để học tập vì lý do bất khả kháng.

Tinh thần của Thông tư này cho thấy sự công nhận và vai trò tương đồng của giảng dạy trực tuyến và trực tiếp. Đây là điểm rất quan trọng để có thể triển khai dạy học trực tuyến đúng bản chất, phát huy hiệu quả và tính ưu việt của giảng dạy trực tuyến.

Các cơ sở giáo dục sẽ được chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, trong đó có dạy học trực tuyến và các cơ chế khuyến khích, hỗ trợ giáo viên trong việc tổ chức dạy học trực tuyến. Vì dạy học trực tuyến đòi hỏi đầu tư về công sức, nguồn lực rất lớn; nên nếu không có cơ chế khuyến khích, đầu tư để giáo viên tích cực tham gia thì sẽ rất khó phát huy được tính ưu việt và khía cạnh tích cực của giáo dục trực tuyến.

Sự tham gia của giáo viên được thể hiện qua việc xây dựng bài giảng điện tử, học liệu điện tử, kịch bản tương tác trong các buổi học trực tuyến, thiết kế các hoạt động kiểm tra đánh giá trực tuyến… Những nội dung này đều đỏi hỏi nỗ lực lớn của giáo viên. Đó là thuận lợi nổi bật mà Thông tư mang lại cho các cơ sở giáo dục.

Tuy nhiên, với tính mở và trao quyền chủ động cao như vậy, trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục là rất quan trọng. Mọi sự thay đổi đều kéo theo thách thức và đòi hỏi quyết tâm cao. Trên thực tế, để chuẩn bị và giảng dạy trực tuyến hiệu quả, đòi hỏi giáo viên phải có kỹ năng sư phạm mới (liên quan tới việc sử dụng công nghệ, áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực; có công cụ hỗ trợ hiện đại; phải có nhận thức đúng về nội hàm và vai trò của dạy học trực tuyến.

Một thách thức khác xuất phát từ phía người học. Dạy học trực tuyến đòi hỏi sự chủ động, tự giác và tích cực cao của người học, vốn là tồn tại khá phổ biến trong giáo dục nhà trường hiện nay. Đây là điều không dễ khắc phục trong một sớm, một chiều mà cần được hình thành ngay từ chính những hoạt động giảng dạy trực tiếp.

Đặc biệt, cần phải nhấn mạnh vai trò của người đứng đầu nhà trường trong triển khai dạy học trực tuyến. Không chỉ chịu trách nhiệm ra quyết định về cơ chế, kế hoạch, phương thức, nội dung đào tạo trực tuyến cho các môn học ở đơn vị mình, mà người lãnh đạo còn phải là người truyền cảm hứng, gương mẫu dẫn đầu trong thực hiện giảng dạy trực tuyến. Hiệu trưởng phải là người hiểu rõ nhất tại sao phải dạy học trực tuyến và những lợi ích mà dạy học trực tuyến có thể mang lại cho hoạt động đào tạo của nhà trường.

Hiện nay, xu thế về giáo dục kết hợp (blended learning) đang được áp dụng phổ biến và chứng minh được tính ưu việt trong thực hiện triết lý giáo dục cá thể hóa. Bản chất của giáo dục kết hợp là sự kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa đào tạo trực tuyến và đào tạo trực tiếp.

Đào tạo trực tiếp sẽ gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu học tập, năng lực học tập đa dạng và có nhiều khác biệt giữa các học sinh trong lớp (nhiều người học với năng lực, khả năng học tập, mục tiêu học tập khác nhau, nhưng phải cùng tham gia vào một thời khóa biểu; tiếp nhận cùng phương pháp giảng dạy, nội dung giảng dạy…).

Đào tạo trực tuyến khắc phục được hạn chế này. Bằng cách truy cập vào các nội dung dạy học trên các nền tảng quản lý học tập trực tuyến (LMS) do giáo viên cung cấp, người học có thể học tập bất kỳ ở đâu, bất kỳ khi nào, phù hợp với khả năng tiếp nhận và điều kiện học tập.

Bạn đọc

Bạn Ngocanhsaigon@...:

Để triển khai dạy học trực tuyến hiệu quả, các nhà trường cần có những điều kiện cần và đủ như thế nào?
TS Nghiêm Xuân Huy

TS Nghiêm Xuân Huy

Để triển khai dạy học trực tuyến hiệu quả, 3 nguồn lực quan trọng các cơ sở giáo dục cần bảo đảm, đó là:

Thứ nhất: Về con người, cần chuẩn bị cho các thầy cô giáo sẵn sàng về nhận thức, kỹ năng, kiến thức để tổ chức dạy học trực tuyến. Mọi sự thay đổi trong giáo dục nên được bắt đầu từ người thầy.

Thứ hai: Về hạ tầng, các trường cần đầu tư trang thiết bị, công nghệ phù hợp. Đặc biệt là trang thiết bị để hỗ trợ giáo viên xây dựng nội dung giảng dạy, áp dụng phương pháp giảng dạy mới, thiết kế các hoạt động kiểm tra đánh giá mới…

Thứ ba: Về chính sách, các trường nên xây dựng cơ chế công nhận, ghi nhận nỗ lực của giáo viên trong dạy học trực tuyến; cơ chế hỗ trợ về tài chính và quy đổi khối lượng giảng dạy khi giáo viên tham gia giảng dạy trực tuyến.

Bạn đọc

Bạn thanhtung@gmail.com:

Hiện nay việc thiết kế bài giảng từ trực tiếp sang trực tuyến đã được triển khai ra sao? BGH, tổ chuyên môn có sự định hướng, giám sát gì để bài giảng trong DHTT phong phú, hấp dẫn không kém gì học trực tiếp?
Cô Nguyễn Thanh Ngọc

Cô Nguyễn Thanh Ngọc

Không chỉ năm học này, với tất cả những năm học trước, nhà trường chúng tôi luôn có một kho tài liệu điện tử gồm những bài giảng mẫu, bài giảng E-learning phục vụ cho quá trình dạy và học của GV và HS.

Không chỉ vậy, hàng năm GV chúng tôi thường được tham gia những cuộc thi về thiết kế bài giảng E learning, phần mềm dạy học để tự đổi mới, học hỏi những kinh nghiệm, áp dụng tốt vào cả việc DHTT hay trực tiếp. Khi tổ chức DHTT, Ban giám hiệu nhà trường luôn đề ra phương án tối ưu nhất giúp các tổ chuyên môn có kế hoạch và nội dung hiệu quả. Bên cạnh đó, Ban giám hiệu luôn có phương án dự giờ, rút kinh nghiệm với từng buổi học trực tuyến để GV có những buổi dạy hiệu quả hơn.

Với kho học liệu và kĩ năng sư phạm, sử dụng công nghệ đã được trang bị đầy đủ từ trước, việc DHTT của GV trường tôi luôn chủ động, sáng tạo và hiệu quả.

Bạn đọc

Bạn Ngô Hương – Thanh Hoá:

Xin ông cho biết, Sở GD&ĐT tỉnh có chỉ đạo gì riêng cho khối lớp 9 và 12 trong ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT và thi tốt nghiệp THPT bằng hình thức trực tuyến?
Ông Nguyễn Tiến Dũng

Ông Nguyễn Tiến Dũng

Hiện nay các nhà trường đã xây dựng kế hoạch ôn tập cho học sinh lớp 9 và lớp 12. Các nhà trường có thể kết hợp hình thức trực tuyến để tăng thời lượng ôn tập cho học sinh đảm bảo kiến thức, kỹ năng để tham gia tốt các kì thi. Hướng dẫn, cung cấp thêm các nguồn tài liệu, thông tin trên mạng Internet phù hợp để học sinh tham khảo. Ngoài ra, có thể tham gia các bài thi thử trực tuyến để tích lũy kiến thức, kỹ năng làm bài và rèn luyện tâm lý làm bài thi.

Bạn đọc

Bạn trunghieu@gmail.com:

Để dạy học trực tuyến hiệu quả, phụ huynh học sinh cần phát huy vai trò trách nhiệm ra sao?
Cô Nguyễn Thanh Ngọc

Cô Nguyễn Thanh Ngọc

Theo tôi, đầu tiên phụ huynh phải hiểu được mục đích của DHTT là giúp HS nắm rõ được kiến thức cơ bản của từng bài học, vì vậy khi các con tham gia học tập trực tuyến, phụ huynh cần quan tâm chuẩn bị những trang thiết bị và sát sao hơn với những buổi học của con, giúp con có thể tập trung vào bài học hơn.

Tiếp đó, phụ hunh sẽ cộng đồng trách nhiệm với nhà trường, nhắc nhở và hướng dẫn con cách thức để học trực tuyến, giúp con thao tác thành thạo và hỗ trợ con trong việc trao đổi hay nộp bài cho GV. Thường xuyên trao đổi với GV của con, để cùng nhau giúp con tiếp cận kiến thức qua DHTT một cách hiệu quả nhất.

Theo tôi, vai trò của phụ huynh trong việc HS học tập kiến thức qua dạy học trực tuyến rất quan trọng. Nếu được phụ huynh quan tâm hỗ trợ, đồng hành thì chắc chắn việc học tập của con sẽ hiệu quả và tiến bộ từng ngày. 

Bạn đọc

Bạn hiephung@....:

Sở GD&ĐT Nghệ An có chỉ đạo và hướng dẫn gì cho trường THPT và Phòng GD&ĐT các huyện, thành, thị về triển khai dạy học trực tuyến phù hợp với tình hình thực tế, phù hợp với thông tư mới?
Ông Nguyễn Tiến Dũng

Ông Nguyễn Tiến Dũng

Năm học 2020-2021 đã sắp kết thúc. Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An sẽ có văn bản hướng dẫn để triển khai thực hiện từ năm học 2021-2022 Trong đó, sẽ tăng cường công tác tập huấn cho giáo viên về dạy học trực tuyến. Cụ thể như tập huấn về kỹ thuật thiết kế bài giảng để dạy học trực tuyến, việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học trực tuyến.

Hiện nay, Sở cũng đang có kế hoạch xây dựng chuẩn giáo án điện tử theo những tiêu chí nhất định. Một mặt giúp giáo viên linh hoạt trong thiết kế bài giảng, thuận lợi trong tìm kiếm, khai thác tư liệu dạy học. Mặt khác, sẽ tiến tới quản lý giáo án trên hệ thống phần mềm quản lý của ngành. 

Bạn đọc

Bạn lehang@gmail.com:

Việc triển khai DHTT ở mỗi cấp bậc học có sự khó khăn, ưu điểm khác nhau. Với giáo dục tiểu học thì khó khăn, ưu điểm là gì?
Cô Nguyễn Thanh Ngọc

Cô Nguyễn Thanh Ngọc

Với học sinh tiểu học, nhất là những học sinh ở lớp nhỏ như lớp 1, 2, việc chủ động thao tác máy tính chưa đạt hiệu quả cao, vì vậy rất cần có sự hỗ trợ và đồng hành của các bậc phụ huynh.

Bên cạnh đó, GV chúng tôi cũng muốn được nghe những chia sẻ của các bậc phụ huynh, để cả cô và bố mẹ đồng hành, hướng dẫn con tiếp nhận kiến thức thông qua việc DHTT.

Nếu con chưa thao tác tốt về máy tính, bố mẹ hãy hướng dẫn để con chủ động khi cô yêu cầu tắt micro và hình ảnh, hay gọi con trả lời. Tôi tin với thời đại công nghệ số đang phát triển, khi các con làm quen từ những cấp bậc tiểu học này với công nghệ theo mặt tích cực, con sẽ có những kĩ năng nhất định phục vụ cho việc học tập ở các bậc học sau.

 

Bạn đọc

Bạn Cát Tường – Tp. HCM:

Hiện nay, việc quản lý quá trình kiểm tra và đánh giá học sinh khi dạy học trực tuyến đâu đó chưa đủ tin cậy và ít hiệu quả. Làm sao để khắc phục điều này, thưa chuyên gia?
TS Nghiêm Xuân Huy

TS Nghiêm Xuân Huy

Đánh giá trực tuyến đòi hỏi sự tự giác, trung thực rất cao từ phía người học. Bên cạnh đó, cũng cần có những giải pháp công nghệ cao mới có thể kiểm soát được. Do đó, ở phạm vi của giáo viên, thầy cô có thể áp dụng công cụ đánh giá trực tuyến (như: Quizzizz, Kahoot …) để thiết kế các bài kiểm tra, đánh giá có tính tương tác, phục vụ cho hoạt động đánh giá quá trình (formative assessment).

Có nghĩa là lồng ghép hoạt động kiểm tra đánh giá với hoạt động dạy - học trực tuyến, để nắm bắt tiến độ học tập và sự tiến bộ của người học. Kết quả của đánh giá quá trình còn giúp thầy cô giáo liên tục cải tiến và nâng cao chất lượng dạy học. Trong bối cảnh giáo dục phổ thông, hoạt động kiểm tra, đánh giá trực tuyến nên được thiết kế dưới dạng “game hóa” (gamification) để hấp dẫn, thúc đẩy tính tích cực của người học.

Bạn đọc

Bạn hangnga@gmail.com:

Là GV đã có thành tích nhất định trong DHTT, cô có thể chia sẻ kinh nghiệm gì với đồng nghiệp khi bước vào DHTT theo thông tư Quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến?
Cô Nguyễn Thanh Ngọc

Cô Nguyễn Thanh Ngọc

Bản thân là một giáo viên trẻ tuổi, có ứng dụng nhiều CNTT trong dạy học hàng ngày. Trong năm học này tôi đã đạt giải nhất trong cuộc thi bài giảng E learning do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức.

Bên cạnh đó, tôi luôn tự trau dồi kinh nghiệm, kĩ năng và làm quen với những phần mềm tăng hiệu quả dạy học trên lớp. Tôi đã ứng dụng và tạo ra những bài giảng E learning, trang học tập điện tử giúp học sinh có hứng thú hơn với việc học tập online. Cụ thể hàng tuần, tôi có thể tương tác giao lưu với HS qua các phần mềm Azota, giúp HS chia sẻ những kiến thức mà mình đã được học tập.

Tôi cũng trao đổi kinh nghiệm tới đồng nghiệp để các giáo viên nhà trường cùng nhau tạo ra môi trường học tập hiệu quả và hứng thú cho học sinh.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng những phần mềm hay trang sách điện tử (do cá nhân tự xây dựng), trang bài tập online như olm, padlet, azota vào việc dạy học trực tuyến cũng là một cách thức rất hiệu quả, tiết kiệm được thời gian của mình cho HS.

Tôi cũng được nghe chia sẻ và chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân để tự trau dồi kĩ năng công nghệ, giúp ích cho việc dạy học của mình.

Từ sự quan tâm, chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, tôi luôn coi đó là định hướng để bản thân nỗ lực hoàn thiện kiến thức, kỹ năng trong việc dạy học trực tuyến. 

Bạn đọc

Bạn huonggiang@gmail.com:

Thông tư Quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở GDPT và GDTX đã quy định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm của các cấp (UBND cấp tỉnh; UBND cấp huyện; Sở GD&ĐT…). Điều này quan trọng thế nào tới việc triển khai DHTT tại các cơ sở giáo dục?
Cô Nguyễn Thanh Ngọc

Cô Nguyễn Thanh Ngọc

Về phía UBND cấp quận, Phòng GD&ĐT đơn vị chức năng đưa ra những văn bản, định hướng về việc giảng dạy trực tuyến cho GV trong thời gian nghỉ dịch. Điều đó cần thiết để Ban giám hiệu phân công chỉ đạo về cơ sở vật chất, nội dung giảng dạy, giúp GV soạn ra những bài giảng điện tử.

Cụ thể, từ sự chỉ đạo của Ban giám hiệu, đội ngũ GV đã tạo ra những bài giảng trực tuyến qua các kênh youtube giúp HS được học tập ở mọi lúc mọi nơi. Ví dụ như trong tiết lịch sử lớp 4, GV có thể sử dụng những hình ảnh của Văn miếu Quốc tử giám; Hoàng thành Thăng Long… đưa HS du lịch qua màn ảnh nhỏ. Bên cạnh đó GV có thể sử dụng cách thức giao bài qua hệ thống trò chơi giúp HS hứng thú hơn khi học tập trực tuyến.

Bạn đọc

Bạn Hữu Sơn – Hà Tĩnh:

Việc đánh giá định kỳ bằng hình thức trực tuyến có ý nghĩa như thế nào đối với các nhà trường, thưa ông?
Ông Nguyễn Tiến Dũng

Ông Nguyễn Tiến Dũng

Giáo viên dạy học trực tuyến cho học sinh tại Nghệ An
Giáo viên dạy học trực tuyến cho học sinh tại Nghệ An

 

Thứ nhất, đánh giá định kỳ bằng hình thức trực tuyến tạo quy trình khép kín cho dạy học trực tuyến, trong đó có công nhận kết quả đánh giá định kỳ bằng hình thức trực tuyến. Khi khi chưa có thông tư, học sinh chỉ được công nhận kết quả kiểm tra thường xuyên, còn kiểm tra định kỳ phải trực tiếp thực hiện trên lớp.

Thứ hai, giáo viên - học sinh được làm quen với kiểm tra đánh giá theo hình thức này sẽ thuận lợi cho việc tham gia các kỳ thi của nhà trường, địa phương và toàn quốc. Bởi trong xu thế sắp tới, các kỳ thi sẽ chủ yếu được thực hiện trên máy tính. 

Bạn đọc

Bạn Songbinh88@....:

Vừa qua, Bộ GD&ĐT có Thông tư cho phép được dạy trực tuyến hỗ trợ và thay thế trực tiếp để nâng cao chất lượng dạy học. Theo ông, điều này có thể áp dụng vào thực tế dạy học tại Nghệ An ở mức độ như thế nào?
Ông Nguyễn Tiến Dũng

Ông Nguyễn Tiến Dũng

Thông tư mà Bộ GD&ĐT vừa ban hành có ý nghĩa quan trọng và kịp thời trong giai đoạn này. Trước hết đó là công nhận về tính pháp lí của hình thức dạy học trực tuyến. Trong đó có công nhận về việc thực hiện chương trình và hình thức kiểm tra đánh giá định kì trực tuyến và kết quả triển khai dạy học trực tuyến theo chương trình năm học Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai tại các địa phương trong thời gian tới. Về phía Sở GD&ĐT Nghệ An sẽ chỉ đạo, hướng dẫn để từ năm học 2021-2022 duy trì cả 2 hình thức dạy học trực tiếp và dạy học trực tuyến trong các nhà trường.

Đối với dạy học trực tuyến, Sở sẽ có hướng dẫn để các nhà trường từng bước triển khai với các mức độ khác nhau như: dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp (thực hiện một phần nội dung bài học, chủ đề), dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tuyến (thực hiện toàn bộ nội dung bài học hoặc chủ đề). 

Bạn đọc

Bạn tuedang@gmail.com:

Việc DHTT sau khi có Thông tư quy định thì khó khăn của nhà trường là nhân lực hay vật lực (cơ sở vật chất, trang thiết bị…) để triển khai?
Cô Nguyễn Thanh Ngọc

Cô Nguyễn Thanh Ngọc

Về phía Trường Tiểu học Phan Đình Giót, vấn đề nhân lực, vật lực để triển khai việc DHTT những điều kiện cơ  bản đã được đáp ứng.

Tuy nhiên qua quan sát thực tế với nhiều trường Tiểu học, đặc biệt với những trường nông thôn, vùng cao, tôi thấy vẫn còn nhiều khó khăn.

Ví dụ như với trường nông thôn, đội ngũ GV việc tiếp cận công nghệ thông tin còn hạn chế. Cơ sở vật chất của nhiều trường học chưa được trang bị đầy đủ. Thậm chí, về phía gia đình học sinh cũng chưa có hỗ trợ cần thiết về thiết bị học tập trực tuyến cho HS tốt nhất. Nhiều HS ở với ông bà nên sự hướng dẫn từ người lớn trong quá trình học tập trực tuyến gần như không có, HS phải tự thao tác hoàn toàn…

Những khó khăn nêu trên nếu được tháo gỡ thì việc DHTT sẽ đạt hiệu quả tốt hơn trong thời gian tới.

Bạn đọc

Bạn Gvchunhiem8@...:

Dạy học trực tuyến qua 2 mùa dịch, khó khăn lớn nhất của tôi là quản lý lớp học. Vì không học tập trung trên lớp nên việc quản lý học sinh là rất khó khăn; việc tương tác, thu hút sự chú ý, giúp các em tập trung vào bài học cũng vậy. Mong được chuyên gia cho lời khuyên.
TS Nghiêm Xuân Huy

TS Nghiêm Xuân Huy

TS Nghiêm Xuân Huy chia sẻ thông tin cùng độc giả báo GD&TĐ tại điểm cầu Hà Nội
TS Nghiêm Xuân Huy chia sẻ thông tin cùng độc giả báo GD&TĐ tại điểm cầu Hà Nội

 

Xin chia sẻ với các thầy cô về khó khăn này. Đây cũng là tình trạng khá phổ biến trong dạy học trực tuyến tại Việt Nam trong thời gian qua.

Theo tôi, nguyên nhân khách quan là các thầy cô phải chuyển đổi trạng thái giảng dạy từ trực tiếp sang trực tuyến một cách khá đột ngột; do đó không có sự chuẩn bị sẵn sàng về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm trong tổ chức và quản lý lớp học trực tuyến. Ngoài ra, các hạn chế về điều kiện về cơ sở vật chất, đặc biệt là đường truyền internet… khiến các ý tưởng thúc đẩy học tập tích cực gặp nhiều khó khăn khi thực hiện…

Về nguyên nhân chủ quan: bài giảng, thời khóa biểu dạy học trực tuyến hiện nay được chuẩn bị giống như với giảng trực tiếp trên lớp; phần nhiều giáo viên vẫn chỉ sử dụng công cụ trực tuyến để thay thế hình thức dạy trên lớp chứ chưa tích hợp sử dụng nhiều công cụ trực tuyến khác nhau để thúc đẩy tương tác, sự tham gia tích cực của người học vào các hoạt động học tập…

Để thúc đẩy sự gắn kết và tham gia tích cực của người học, ngoài tổ chức dạy học trực tuyến theo thời gian thực (livestream qua Zoom, Teams …), các thầy cô rất nên xây dựng một số nội dung giảng dạy dưới dạng video, đặc biệt là các nội dung liên quan đến lý thuyết, tổng quan. Sau khi biên tập kỹ và hoàn thiện, chúng ta đưa các video hoặc đường dẫn tới video này lên hệ thống quản trị học tập LMS để người học có thể chủ động tiếp cận và học tập.

Bên cạnh đó, chúng ta có thể nghiên cứu sử dụng, áp dụng các công cụ, phần mềm hỗ trợ giảng dạy trực tuyến có tính tương tác cao để tổ chức các hoạt động dạy và học tương ứng (ví dụ: Microsoft Sway, Nearpod, FlipGrid, Kahoot, Quizizz, Mentimeter, …).

Và cuối cùng, hãy cố gắng thực hiện các hoạt động tuyên dương, khuyến khích, ghi nhận sự tham gia tích cực của người học để thúc đẩy tinh thần và ý thức tự giác học tập của người học. Sự khuyến khích, ghi nhận kịp thời của thầy cô sẽ tạo động lực tích cực cho người học.

Bạn đọc

Bạn Quý Hải – Nghệ An:

Năm học 2020 – 2021, tỉnh Nghệ An cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, nên các nhà trường tổ chức dạy học bình thường. Vậy, ông có thể cho biết, việc dạy học trực tuyến trong các cơ sở trường học có tiếp tục được triển khai không?
Ông Nguyễn Tiến Dũng

Ông Nguyễn Tiến Dũng

Ông Nguyễn Tiến Dũng trả lời câu hỏi của độc giả báo GD&TĐ tại điểm cầu Nghệ An
Ông Nguyễn Tiến Dũng trả lời câu hỏi của độc giả báo GD&TĐ tại điểm cầu Nghệ An

 

Thực hiện theo chủ trương của Bộ, các nhà trường luôn sẵn sàng để dạy học trực tuyến với nhiều hình thức tùy điều kiện mỗi nhà trường. Kể cả khi dịch bệnh đang được kiểm soát, thì các trường cũng có thể kết hợp cả dạy học trực tiếp lẫn trực tuyến để đạt hiệu quả giáo dục tốt nhất.

Trước đó, trong phương hướng, nhiệm vụ năm học 2020 - 2021, Sở GD&ĐT Nghệ An cũng đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục chuẩn bị các phương án triển khai dạy học trực tuyến và khởi động lại việc dạy học trên truyền hình nếu cần thiết. Trong bối cảnh mới, toàn ngành cũng cần thay đổi hình thức quản lý, tổ chức dạy và học. Việc chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học cũng phải được đẩy mạnh thực hiện trong mỗi nhà trường.

Bạn đọc

Bạn trungthanh@gmail.com:

Phần lớn GV các nhà trường không được đào tạo chuyên nghiệp về DHTT. Việc DHTT thời gian qua cơ bản phát huy kinh nghiệm cá nhân và tập thể, vừa làm vừa học. Vậy, để bước vào DHTT chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu của thông tư Quy định về quản lý và tổ chức DHHT thì GV có bị động không? GV đã có những chuẩn bị gì để đáp ứng DHTT?
Cô Nguyễn Thanh Ngọc

Cô Nguyễn Thanh Ngọc

Cô Nguyễn Thanh Ngọc (bên trái) trả lời câu hỏi của độc giả Báo GD&TĐ tại điểm cầu Hà Nội
Cô Nguyễn Thanh Ngọc (bên trái) trả lời câu hỏi của độc giả Báo GD&TĐ tại điểm cầu Hà Nội

 

Tôi nhớ năm học trước, khi HS phải nghỉ học vì dịch bệnh, để dạy học trực tuyến cho HS thì GV phải mất một thời gian làm quen tiếp cận với những phần mềm dạy học. Nhưng với năm học này chúng tôi đã hoàn toàn chủ động xây dựng nội dung, cách thức giảng dạy để giúp HS học tốt những kiến thức khi phải nghỉ dịch ở nhà.

Không chỉ như vậy, qua học trực tuyến nhưng HS vẫn được phát triển những kĩ năng khác như: làm tấm chắn giọt bắn; tham gia cuộc thi “Em yêu Hà Nội”, làm video những lời chúc cho các bác sĩ nơi tuyến đầu phòng chống dịch…

Vì vậy, theo tôi việc đáp ứng yêu cầu của thông tư Quy định về quản lý và tổ chức DHTT thì GV không còn bị động vì hàng ngày đã được trau dồi những kiến thức, kĩ năng về công nghệ thông tin và đặc biệt là những cuộc thi về công nghệ thông tin trong ngành giáo dục… Điều đó đã giúp cho việc dạy học trực tuyến đạt được hiệu quả cao.

Để chuẩn bị cho dạy học trực tuyến đạt kết quả tốt nhất, Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện cho GV tham gia những lớp học tập huấn, bồi dưỡng về kĩ năng công nghệ thông tin. Về phía đội ngũ GV cũng luôn chủ động học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm về công nghệ thông tin để giúp cho môi trường dạy học ngày một sáng tạo và tối ưu.

Bạn đọc

Bạn Vinhquang6@...:

Ông nhận diện về cơ hội và thách thức của các trường như thế nào khi Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư quy định về dạy học trực tuyến trong các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên?
TS Nghiêm Xuân Huy

TS Nghiêm Xuân Huy

Thông tư số 09/TT-BGDĐT là văn bản mới nhất được Bộ GD&ĐT ban hành hướng dẫn các trường phổ thông và các trung tâm giáo dục thường xuyên tổ chức đào tạo trực tuyến. Thông tư này ra đời trong bối cảnh dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát và nhìn nhận về đào tạo trực tuyến đã đầy đủ hơn.

Điểm mới của Thông tư là trao quyền tự chủ rất cao cho các trường về tổ chức đào tạo trực tuyến. Theo đó, người đứng đầu cơ sở giáo dục được quyền quyết định hình thức tổ chức dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp; tổ chức dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục trong thời gian học sinh không đến trường để học tập vì lý do bất khả kháng.

Tinh thần của Thông tư này cho thấy sự công nhận và vai trò tương đồng của giảng dạy trực tuyến và trực tiếp. Đây là điểm rất quan trọng để có thể triển khai dạy học trực tuyến đúng bản chất, phát huy hiệu quả và tính ưu việt của giảng dạy trực tuyến.

Các cơ sở giáo dục sẽ được chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, trong đó có dạy học trực tuyến và các cơ chế khuyến khích, hỗ trợ giáo viên trong việc tổ chức dạy học trực tuyến. Vì dạy học trực tuyến đòi hỏi đầu tư về công sức, nguồn lực rất lớn; nên nếu không có cơ chế khuyến khích, đầu tư để giáo viên tích cực tham gia thì sẽ rất khó phát huy được tính ưu việt và khía cạnh tích cực của giáo dục trực tuyến.

Sự tham gia của giáo viên được thể hiện qua việc xây dựng bài giảng điện tử, học liệu điện tử, kịch bản tương tác trong các buổi học trực tuyến, thiết kế các hoạt động kiểm tra đánh giá trực tuyến… Những nội dung này đều đỏi hỏi nỗ lực lớn của giáo viên. Đó là thuận lợi nổi bật mà Thông tư mang lại cho các cơ sở giáo dục.

TS Nghiêm Xuân Huy: Dạy học trực tuyến đòi hỏi sự chủ động, tự giác và tích cực cao của người học
TS Nghiêm Xuân Huy: Dạy học trực tuyến đòi hỏi sự chủ động, tự giác và tích cực cao của người học

 

Tuy nhiên, với tính mở và trao quyền chủ động cao như vậy, trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục là rất quan trọng. Mọi sự thay đổi đều kéo theo thách thức và đòi hỏi quyết tâm cao. Trên thực tế, để chuẩn bị và giảng dạy trực tuyến hiệu quả, đòi hỏi giáo viên phải có kỹ năng sư phạm mới (liên quan tới việc sử dụng công nghệ, áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực); có công cụ hỗ trợ hiện đại; phải có nhận thức đúng về nội hàm và vai trò của dạy học trực tuyến.

Một thách thức khác xuất phát từ phía người học. Dạy học trực tuyến đòi hỏi sự chủ động, tự giác và tích cực cao của người học, vốn là tồn tại khá phổ biến trong giáo dục nhà trường hiện nay. Đây là điều không dễ khắc phục trong một sớm, một chiều mà cần được hình thành ngay từ chính những hoạt động giảng dạy trực tiếp.

Đặc biệt, cần phải nhấn mạnh vai trò của người đứng đầu nhà trường trong triển khai dạy học trực tuyến. Không chỉ chịu trách nhiệm ra quyết định về cơ chế, kế hoạch, phương thức, nội dung đào tạo trực tuyến cho các môn học ở đơn vị mình, mà người lãnh đạo còn phải là người truyền cảm hứng, gương mẫu dẫn đầu trong thực hiện giảng dạy trực tuyến. Hiệu trưởng phải là người hiểu rõ nhất tại sao phải dạy học trực tuyến và những lợi ích và dạy học trực tuyến có thể mang lại cho hoạt động đào tạo của nhà trường.

Hiện nay, xu thế về giáo dục kết hợp (blended learning) đang được áp dụng phổ biến và chứng minh được tính ưu việt trong thực hiện triết lý giáo dục cá thể hóa. Bản chất của giáo dục kết hợp là sự kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa đào tạo trực tuyến và đào tạo trực tiếp.

Đào tạo trực tiếp sẽ gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu học tập, năng lực học tập đa dạng và có nhiều khác biệt giữa các học sinh trong lớp (nhiều người học với năng lực, khả năng học tập, mục tiêu học tập khác nhau, nhưng phải cùng tham gia vào một thời khóa biểu; tiếp nhận cùng phương pháp giảng dạy, nội dung giảng dạy…).

Đào tạo trực tuyến khắc phục được hạn chế này. Bằng cách truy cập vào các nội dung dạy học trên các nền tảng quản lý học tập trực tuyến (LMS) do giáo viên cung cấp, người học có thể học tập bất kỳ ở đâu, bất kỳ khi nào, phù hợp với khả năng tiếp nhận và điều kiện học tập.

Bạn đọc

Bạn Tuy Phong – GV Nam Định:

Ông đánh giá như thế nào về hiệu quả dạy học trực tuyến tại Nghệ An trong thời gian qua?
Ông Nguyễn Tiến Dũng

Ông Nguyễn Tiến Dũng

Mặc dù có nhiều khó khăn trong điều kiện dạy học trực tuyến, nhưng ngành giáo dục Nghệ An nói chung và các nhà trường đã triển khai tương đối hiệu quả cả về chất lượng và số lượng học sinh tham gia.

Riêng trong tháng 3, 4/2020: Nghệ An là tỉnh được VNPT thống kê đứng đầu toàn quốc về số lượng giáo viên - học sinh tham gia dạy học trực tuyến trên hệ thống LMS với gần 300.000 tài khoản của học sinh. Nhờ dạy học trực tuyến mà Nghệ An kết thúc năm học 2019-2020 hết sức thuận lợi trong bối cảnh dịch Covid-19. Nhiều nhà trường ở vùng thuận lợi triển khai bài bản với gần 100% học sinh tham gia. (Riêng thành phố Vinh 100% học sinh THCS-THPT đều được học trực tuyến). Tính bải bản thể hiện ở:

- Dạy theo thời khóa biểu chính khóa bằng hình thức trực tuyến trên mạng Internet và trên truyền hình. 

- Ban giám hiệu dự giờ dạy học trực tuyến được

- Quản trị của nhà trường kiểm tra theo dõi được

- Chuyên môn Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo đề nghị nhà trường để cùng tham gia dự giờ góp ý 

- Quản trị của Sở Giáo dục và Đào tạo thống kê được số liệu cụ thể.

Sở cũng đã thành lập đoàn kiểm tra vừa đến trực tiếp tại các cơ sở giáo dục, vừa kiểm tra trên hệ thống dạy học trực tuyến.

Qua theo dõi, kiểm tra, đánh giá tổng hợp thì vùng thuận lợi đã tổ chức khá hiệu quả giúp các nhà trường thực hiện tốt chương trình trong bối cảnh học sinh phải nghỉ học dài do dịch Covid 19. Đồng thời tạo nền tảng cơ bản về dạy học trực tuyến không chỉ trong điều kiện phải nghỉ học vì dịch bệnh, mà cả sau khi các trường đã triển khai dạy học bình thường trở lại. 

Bạn đọc

Bạn thuhien@gmail.com:

Quy định của dạy học trực tuyến là nội dung phải đáp ứng được mức độ, yêu cầu cần đạt của CTGDPT. Theo cô, các nhà trường có thuận lợi, khó khăn gì khi đáp ứng yêu cầu trên?
Cô Nguyễn Thanh Ngọc

Cô Nguyễn Thanh Ngọc

Tại trường tôi, khi dạy học trực tiếp Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm trang bị đầy đủ phòng chức năng, thiết bị dạy học như máy tính, máy chiếu, kho học liệu điện tử giúp hỗ trợ GV trong việc dạy học. Các cô giáo của trường có kỹ năng sư phạm và tiếp cận công nghệ thông tin cao, không ngừng học hỏi để trau dồi thêm kiến thức.  

Theo tôi đó là thuận lợi và là ưu điểm của Trường Tiểu học Phan Đình Giót. Với kho học liệu đã được chuẩn bị khi dạy học trực tuyến, chúng tôi có thể sử dụng để tạo ra những bài giảng điện tử mang lại hiệu quả giáo dục cao.

Chỉ có một chút khó khăn đối với những giáo viên có tuổi, việc tiếp cận với công nghệ thông tin còn hạn chế.

Đó cũng là những thuận lợi, khó khăn chung của các cơ sở giáo dục phổ thông khi triển khai DHTT đáp ứng được mức độ, yêu cầu cần đạt của CTGDPT.

Bạn đọc

Bạn hungdung@gmail.com:

Dạy học trực tuyến có thể thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục bằng cách thực hiện toàn bộ nội dung bài học hoặc chủ đề theo CTGDPT để thay thế dạy học trực tiếp bài học hoặc chủ đề này. Điều này có làm khó cho GV không? Và GV đã sẵn sàng thích ứng để đáp ứng được yêu cầu chưa?
Cô Nguyễn Thanh Ngọc

Cô Nguyễn Thanh Ngọc

HS trường Tiểu học Phan Đình Giót trong giờ học trực tuyến
HS trường Tiểu học Phan Đình Giót trong giờ học trực tuyến

 

Theo tôi dạy học trực tuyến rất cần thiết trong thời gian HS nghỉ dịch tại nhà. Các con không chỉ được học đầy đủ kiến thức mà còn được gặp gỡ các thầy cô, bạn bè qua màn ảnh nhỏ. Bên cạnh đó các con còn được tiếp cận những phần mềm của công nghệ thông tin để áp dụng cho việc học của các bậc học sau này.

Tuy nhiên vẫn phải  khẳng định dạy học trực tiếp sẽ tối ưu hơn rất nhiều. Vì khi đó HS được học trực tiếp với GV, được GV hướng dẫn kịp thời những kiến thức kịp thời còn chưa hiểu, được tương tác trực tiếp với thầy cô, HS được phát triển thêm về kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm…

DHTT không làm khó cho GV vì hàng ngày chúng tôi  được tiếp cận với công nghệ thông tin qua các bài giảng điện tử vẫn sử dụng để giảng dạy các con. Dù ban đầu còn những hạn chế tiếp cận với DHTT nhưng cơ bản đội ngũ GV  luôn sẵn sàng thích ứng với công nghệ mới trong thời đại 4.0 để áp dụng vào giảng dạy trực tuyến cho HS.

Bạn đọc

Bạn Levanmai@...:

Có hiện tượng chuyển đổi cơ học từ dạy học trực tiếp sang dạy học trực tuyến. Đơn cử, thời khóa biểu dạy học trực tuyến không khác dạy học trực tiếp, ảnh hưởng đến sự tiếp thu bài, sức khỏe của học sinh. Ông có lời khuyên nào cho các nhà trường để không lặp lại thực trạng này?
TS Nghiêm Xuân Huy

TS Nghiêm Xuân Huy

Rõ ràng là không thể áp dụng nguyên lý dạy học trực tiếp cho dạy học trực tuyến hay ngược lại. Việc không hiểu đúng và không có phương pháp áp dụng dạy học trực tuyến phù hợp là nguyên nhân của thực trạng đó.

Để việc dạy học trực tuyến phát huy được hiệu quả và khắc phục những vấn đề nêu trên, theo tôi, các nhà trường nên thúc đẩy áp dụng tiếp cận giáo dục kết hợp (blended learning) trong hoạt động đào tạo. Nói một cách khái quát thì đây là phương thức kết hợp hài hòa giữa dạy học trực tuyến và dạy học trực tiếp để nâng cao chất lượng đào tạo. Để triển khai phương thức này, tôi xin có một số khuyến cáo như sau:

- Các nhà trường nên vận dụng những điểm mới trong Thông tư 09/2021/TT-BGD&ĐT Quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên để xây dựng các cơ chế ghi nhận, công nhận nỗ lực của giáo viên trong việc xây dựng nội dung và tổ chức giảng dạy theo tiếp cận blended learning. Theo đó, người đứng đầu cơ sở giáo dục được quyền quyết định hình thức tổ chức dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp; tổ chức dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục trong thời gian học sinh không đến trường để học tập vì lý do bất khả kháng. Đặc biệt, cần có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ, đầu tư để giáo viên phát huy sáng tạo và tham gia vào việc tạo lập nội dung phục vụ giảng dạy trực tuyến.

- Ở tổ bộ môn, nên có các cuộc trao đổi, thảo luận để xây dựng kịch bản giảng dạy cho các môn học do bộ môn phụ trách. Theo đó, với mỗi môn học, cần xác định rõ những nội dung nào có thể dạy trực tuyến, nội dung nào phải thực hiện trực tiếp trên lớp, những nội dung nào người học có thể tự tìm hiểu thông qua sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo, nội dung nào có thể truyền tải thông qua bài giảng bằng video… Theo kịch bản này, giáo viên sẽ chủ động xây dựng nội dung cho môn học.

- Đối với giáo viên, cần có đầu tư kỹ càng cho nội dung của môn học. Cụ thể, cần chuẩn bị kỹ lưỡng học liệu cho môn học mà mình phụ trách và chủ động gửi trước học liệu cho học sinh qua email hoặc qua hệ thống quản lý học tập (LMS). Bên cạnh đó, giáo viên có thể hỗ trợ người học tìm hiểu tài liệu học tập thông qua LMS hoặc các kênh khác nhau.

Đặc biệt, tôi xin được khuyến khích các thầy cô giáo xây dựng video ghi lại nội dung cần giảng để người học có thể xem trước (thậm chí có thể xem đi xem lại nhiều lần). Hiện có nhiều công cụ miễn phí như Loom, hay được tích hợp sẵn trong phần mềm Microsoft PowerPoint, có thể giúp các thầy cô làm bài giảng bằng video rất dễ dàng. Những việc nêu trên hướng đến mục đích là để người học có thể chủ động học trước, nghe giảng trước, tùy theo điều kiện thời gian và sức khỏe của mình.

- Nếu làm được các bước trên, chúng ta có thể thay đổi được kịch bản dạy – học trực tuyến của mình. Theo đó, thầy cô có thể sử dụng các buổi học online bấy lâu nay (dưới dạng livestream/video conference qua Zoom, Teams, Meets) cho việc giải đáp thắc mắc, trao đổi thảo luận, làm rõ những nội dung khó, phức tạp, cho người học làm bài tập áp dụng… Tức là thiên về tương tác, hỗ trợ, huấn luyện người học. Điều này không chỉ khiến cho người học hứng thú hơn, mà còn làm cho nội dung giảng dạy được đào sâu hơn, hiệu quả dạy – học được nâng cao, người học chủ động hơn với việc học của mình. Theo các khảo sát và nghiên cứu gần đây, mỗi phiên giảng online (livestream) chỉ nên kéo dài tối đa từ 30-45 phút. Nếu dài hơn thì cần có khoảng thời gian nghỉ cho người học để hạn chế tác hại tới mắt.

Bạn đọc

Bạn Phú Hưng – Điện Biên:

Nghệ An là tỉnh rộng lớn, địa hình phức tạp với 10 huyện miền núi, điều kiện học tập của học sinh mỗi địa phương khác nhau, điều này gây khó khăn gì cho việc triển khai dạy học trực tuyến, thưa ông?
Ông Nguyễn Tiến Dũng

Ông Nguyễn Tiến Dũng

Giáo viên linh hoạt vận dụng các hình thức dạy học trực tuyến cho học sinh tại Nghệ An
Giáo viên linh hoạt vận dụng các hình thức dạy học trực tuyến cho học sinh tại Nghệ An

 

Địa hình phức tạp gây khó khăn nhất trong quá trình triển khai. Qua triển khai chúng tôi thấy có 4 khó khăn lớn. Thứ nhất là hạ tầng kỹ thuật dạy học trực tuyến như phần mềm, công nghệ thông tin, đường truyền... Một số vùng khó khăn, vùng sâu đường truyền, sóng Internet không tới nơi.

Thứ 2 về thiết bị học tập của học sinh thiếu như máy tính, điện thoại thông minh. Nhất là đối với học sinh vùng dân tộc thiểu số, các em hầu như không có điều kiện để được mua sắm, trang bị những thiết bị này.

Thứ 3 là sự phối hợp giữa giáo viên - phụ huynh trong quản lý học sinh khi tự học ở nhà.

Thứ 4 là năng lực tự học của học sinh nói chung vẫn còn hạn chế. Vì đặc trưng của học trực tuyến đòi hỏi ý thức tự giác, năng lực tự học rất cao. Mà điều này đối với học sinh chỉ mới ở một mức độ nhất định.

Bạn đọc

Bạn Minhanhtb@...:

Nói riêng về hoạt động dạy của giáo viên, dạy học trực tuyến khác với dạy học trực tiếp như thế nào? Theo ông, giáo viên cần lưu ý điều gì để dạy học trực tuyến hiệu quả?
TS Nghiêm Xuân Huy

TS Nghiêm Xuân Huy

Thực tế là, để dạy học trực tuyến hiệu quả, giáo viên phải chuẩn bị và đầu tư công sức khá lớn, thậm chí có khi khối lượng công việc còn lớn hơn so với sự chuẩn bị cho dạy học trực tiếp.

Trước hết, các thầy cô nên đầu tư xây dựng kế hoạch giảng dạy, thiết kế các hoạt động, kịch bản giảng dạy chi tiết của mỗi tuần/buổi học cho cả môn học. Đồng thời, nên thông báo kế hoạch này tới người học ngay từ đầu học kỳ để người học chủ động chuẩn bị, hoàn thành các yêu cầu học tập và làm bài tập đúng hạn.

Nếu đang áp dụng hệ thống quản lý học tập (LMS), các thầy cô cần lưu ý tương tác và có phản hồi kịp thời tới người học; hỗ trợ người học giải quyết những khó khăn nảy sinh trong quá trình học tập.

Ngoài tổ chức dạy học trực tuyến theo thời gian thực (livestream qua Zoom, Teams …), các thầy cô rất nên xây dựng một số nội dung giảng dạy dưới dạng video, đặc biệt là các nội dung liên quan đến lý thuyết, tổng quan. Sau khi biên tập kỹ và hoàn thiện, chúng ta đưa các video hoặc đường dẫn tới video này lên hệ thống quản trị học tập LMS để người học có thể chủ động tiếp cận và học tập.

Bên cạnh đó, chúng ta có thể nghiên cứu sử dụng, áp dụng các công cụ, phần mềm hỗ trợ giảng dạy trực tuyến có tính tương tác cao để tổ chức các hoạt động dạy và học tương ứng (ví dụ: Microsoft Sway, Nearpod, FlipGrid, Kahoot, Quizizz, Mentimeter, …).

Và cuối cùng, hãy cố gắng thực hiện các hoạt động tuyên dương, khuyến khích, ghi nhận sự tham gia tích cực của người học để thúc đẩy tinh thần và ý thức tự giác học tập của người học. Sự khuyến khích, ghi nhận kịp thời của thầy cô sẽ tạo động lực tích cực cho người học.

Bạn đọc

Bạn Ngân Anh – Hải Phòng:

Cần hiểu như thế nào cho đúng về dạy học trực tuyến? Theo ông, cách triển khai dạy học như thời gian qua tại các nhà trường phổ thông đã thực sự là dạy học trực tuyến hay chưa?
TS Nghiêm Xuân Huy

TS Nghiêm Xuân Huy

TS Nghiêm Xuân Huy - Viện trưởng Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, ĐHQG Hà Nội
TS Nghiêm Xuân Huy - Viện trưởng Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, ĐHQG Hà Nội 

 

Đúng là hiện nay có một cách hiểu chưa đầy đủ về dạy học trực tuyến. Đó là việc coi dạy – học trực tuyến chính là hoạt động dạy - học qua webcam (theo thời gian thực), thông qua các nền tảng như Zoom, MS Teams, Google Meets... Trên thực tế, đây chỉ là một hình thức của dạy học trực tuyến, theo phương thức hội thảo video (video conferencing).

Dạy học trực tuyến là việc tổ chức giảng dạy (bao gồm: truyền tải nội dung giảng dạy, cung cấp bài giảng, học liệu, thực hiện các tương tác dạy và học, tổ chức kiểm tra, đánh giá người học) thông qua các nền tảng công nghệ (phần mềm, ứng dụng, công cụ) hoạt động trên môi trường Internet.

Trong bối cảnh xã hội bình thường, không nên xem việc giảng bài theo thời gian thực qua các nền tảng hội thảo video là phương thức dạy học phổ biến. Bởi thực chất, nó chỉ là phiên bản online không đầy đủ của việc dạy học trực tiếp trên lớp, nó không thực sự tiêu biểu cho phương thức dạy – học trực tuyến. Thậm chí, khi học theo cách này, nếu giáo viên chỉ thuần túy giảng giải lý thuyết, học sinh không có nhiều cơ hội để bày tỏ sự đồng điệu với thầy khi khám phá được điều mới mẻ, không được giao lưu với bạn bè về những vấn đề cùng quan tâm, rất khó cho người học để có thể nêu ý kiến trao đổi, hỏi đáp, thảo luận khi cần trợ giúp như ở trên lớp.

Cần hiểu dạy học trực tuyến không chỉ thuần túy là việc dạy trực tiếp thông qua webcam và Internet. Dạy học trực tuyến bao gồm cả các hoạt động dạy học qua Internet nhưng không theo thời gian thực, không sử dụng hình thức phát video trực tiếp (livestream). Ví dụ như: sử dụng hệ thống quản trị học tập (LMS) để cung cấp bài giảng dưới dạng video clip đã được biên soạn từ trước cho người học; trao đổi và thảo luận với người học qua diễn đàn trực tuyến (forum); tương tác với người học qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo; cung cấp tài liệu, học liệu trực tuyến để người học tự học.... 

Thế mạnh nổi bật của dạy học trực tuyến là khả năng giúp người học có thể học ở bất kỳ thời điểm nào, từ bất kỳ nơi nào. Và do đó, nó giúp người học có một lộ trình học tập phù hợp với quỹ thời gian và các điều kiện cá nhân của mình. Đây chính là cơ sở cho việc thực hiện các tiếp cận cá thể hóa trong giáo dục.

Như thế, có thể thấy phần nhiều chúng ta hiện nay chưa thực sự áp dụng được đào tạo trực tuyến một cách đầy đủ và hiệu quả. Thậm chí, việc triển khai có phần khiên cưỡng khi yêu cầu học sinh học trực tuyến với thời lượng và cách thức như với học trực tiếp, theo thời khóa biểu như khi lên lớp. Sự lên ngôi của Zoom, MS Teams, Google Meets chính là phản ánh rõ nét của xu thế này. Như đã nói phía trên, thực chất chúng ta đang tạo ra những phiên bản online của các buổi học trực tiếp trên lớp. Điều này không nên được khuyến khích trong bối cảnh xã hội bình thường.

Bạn đọc

Bạn Viethoanpt@...:

Nhìn chung các địa phương triển khai dạy học online từ khi có dịch Covid-19. Vậy, xin ông cho biết tại Nghệ An, việc dạy học trực tuyến được triển khai từ khi nào và có những hình thức nào?
Ông Nguyễn Tiến Dũng

Ông Nguyễn Tiến Dũng

Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng phòng GD Trung học, Sở GD&ĐT Nghệ An
Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng phòng GD Trung học, Sở GD&ĐT Nghệ An

 

Tại Nghệ An, dạy học trực tuyến được chính thức triển khai từ học kỳ II năm học 2019-2020 với các hình thức: Dạy học thông qua hệ thống LMS và dạy học trên truyền hình có tương tác trực tiếp giữa giáo viên - học sinh. -HS. Trước đó, trong triển khai dạy học, các trường đã sử dụng những hình thức trực tuyến để hỗ trợ cho học sinh như: giao bài tập, trao đổi qua mạng xã hội, youtube, mail...

Nhưng các hoạt động trên chỉ mang tính chất bổ trợ, bổ sung nguồn tài liệu, kiến thức cho học sinh. Chỉ đến khi các trường phải nghỉ học đồng loạt do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thì Nghệ An mới chính thức triển khai một cái bài bản, đồng bộ, và có kế hoạch, mục tiêu cụ thể. Qua đó, vừa giúp không gián đoạn việc dạy học ở các nhà trường, đảm bảo chất lượng giáo dục và công tác quản lý.

Bạn đọc

Bạn baochau@gmail.com:

Bộ GD&ĐT vừa chính thức ban hành Thông tư Quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến (DHTT) trong cơ sở GDPT và GDTX. Dưới góc độ giáo viên dạy học trực tiếp, cô có thấy sự cần thiết của thông tư? (Đánh giá bất cập chung dạy học trực tuyến trước khi có thông tư, lợi ích sau khi có thông tư để đi tới khẳng định sự cần thiết, hữu ích trong việc nâng cao chất lượng giáo dục)
Cô Nguyễn Thanh Ngọc

Cô Nguyễn Thanh Ngọc

Cô Nguyễn Thanh Ngọc - Giáo viên trường Tiểu học Phan Đình Giót, Thanh Xuân, Hà Nội
Cô Nguyễn Thanh Ngọc - Giáo viên trường Tiểu học Phan Đình Giót, Thanh Xuân, Hà Nội

 

Cảm ơn quý vị đã quan tâm tới việc DHTT tại nhà trường. Với câu hỏi này tôi xin trả lời như sau: Trước khi Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư Quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến (DHTT) trong cơ sở GDPT và GDTX trong thời gian nghỉ dịch thì HS phải nghỉ học ở nhà. Thời gian đó định hướng để đưa HS tiếp cận kiến thức vẫn chưa rõ ràng và hiệu quả. Ví dụ như thời gian giảng dạy, cách thức giảng dạy qua phần mềm nào?, hoặc trang dạy học điện tử giúp định hướng cho HS thực hành củng cố kiến thức nào?

Khi thông tư ban hành, nhà trường đã chủ động có kế hoạch để giáo viên soạn thảo nội dung giảng dạy và cách thức dạy học một cách hiệu quả nhất. Ví dụ tại trường Tiểu học Phan Đình Giót (Thanh Xuân – Hà Nội), GV sẽ dạy học trực tuyến qua phần mềm zoom hoặc googlemeeting. Cuối buổi học HS có thể thực hành kiến thức đó qua trang Olm, Azota hoặc Padlet. Theo tôi thông tư này đưa ra rất cần thiết để giúp GV có thể tổ chức dạy học trực tuyến một cách hiệu quả, giúp HS ngừng đến trường nhưng không ngừng học.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ