Chương trình có sự tham gia của các khách mời:
Ông Tống Thanh Sơn, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mường Tè, Lai Châu;
Thầy Lỳ Xừ Po, Hiệu trưởng Trường phổ thông DTBT Tiểu học Thu Lũm, huyện Mường Tè, Lai Châu.
Tại một số địa phương, khó khăn lớn nhất của học sinh dân tộc thiểu số khi đến trường là khả năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp, học tập. Nhằm nâng cao hiệu quả công tác dạy tiếng Việt cho học sinh, ngành giáo dục đã có nhiều sáng tạo như xây dựng mô hình thư viện tại trường; tổ chức ngày hội đọc sách, hội thi giao lưu tiếng Việt giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp.
Mặt khác, công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường, khuyến khích cha mẹ trẻ nói tiếng Việt tại gia đình, cộng đồng nơi trẻ sinh sống, để tạo cơ hội cho trẻ thường xuyên được sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp hàng ngày cũng được đẩy mạnh.
Có nhà trường đã thường xuyên lồng ghép sử dụng tiếng Việt trong tổ chức các hoạt động văn hóa dân tộc, nghe kể chuyện dân gian, đọc thơ, ca dao…, trong đó tập trung vào việc luyện phát âm cho trẻ.
Các khách mời trong buổi giao lưu trực tuyến sẽ làm rõ thêm những cách thức sáng tạo của ngành giáo dục, của các thầy cô giáo để giúp các em học sinh tiểu học dân tộc thiểu số mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, học tập, góp phần nâng cao tỷ lệ chuyên cần và chất lượng giáo dục trên địa bàn.
Ngay bây giờ, độc giả có thể gửi câu hỏi tới các vị khách mời tại đây, hoặc qua email của Báo Giáo dục và Thời đại: gdtddientu@gmail.com hoặc tương tác qua facebook của Báo.
Thầy Lỳ Xừ Po
Hiệu trưởng Trường phổ thông DTBT Tiểu học Thu Lũm, huyện Mường Tè, Lai Châu
Ông Tống Thanh Sơn
Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mường Tè, Lai Châu
Thầy Lỳ Xừ Po
Mỗi tuần, chúng tôi chỉ đạo giáo viên có ít nhất 2 tiết tăng cường tiếng Việt cho học sinh. Nội dung trọng tâm trong những tiết học tăng cường năng lực tiếng Việt cho trẻ phù hợp với nội dung giáo dục của từng độ tuổi, từng chủ đề, lớp học.
Theo đó, tập trung vào tăng thời gian luyện nói tiếng Việt cho học sinh, cách sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp, học tập. Nhờ đó, thầy cô biết được học sinh còn yếu ở những nội dung nào để có phương pháp giáo dục, rèn luyện cho các em.
Bạn trungdung@gmail...:
Thầy Lỳ Xừ Po
Việc huy động trẻ ra lớp của nhà trường thường gặp phải những khó khăn từ nhận thức về giáo dục của một bộ phận phụ huynh còn hạn chế, chưa coi trọng việc học của con em mình.
Nhiều gia đình còn cho con nghỉ học để phụ giúp việc nhà. Một số em nhất là học sinh với vốn Tiếng việt còn hạn chế, không mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, học tập, dẫn đến ngại đến trường.
Tỷ lệ chuyên cần của học sinh ảnh hưởng đến việc dạy tiếng Việt cho trẻ nói riêng và chất lượng giáo dục của nhà trường. Bởi lẽ, đối với chương trình giáo dục, đặc biệt là chương trình GDPT mới, mỗi một tiết học sẽ là một nội dung kiến thức.
Các em nghỉ học trong khi ở nhà bố mẹ lại không có phương pháp dạy học con nên kiến thức các em bị bỏ lỡ.
Đối với những học sinh như thế, chúng tôi đã chỉ đạo các giáo viên kèm thêm cho các em ở những tiết tăng cường năng lực tiếng Việt
Bạn thanhha@gmail...:
Ông Tống Thanh Sơn
Để tiếp tục tăng cường năng lực tiếng Việt cho học sinh, chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch triển khai Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025”.
Tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng trong việc phổ biến về mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết về tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu nhằm giúp các em có những kĩ năng trong việc sử dụng tiếng Việt.
Cùng với đó, chúng tôi cũng sẽ tập trung nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên về việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.
Tăng cường kiểm tra, giám sát, tư vấn, hỗ trợ việc triển khai các hoạt động tổ chức dạy học tăng cường tiếng Việt theo các tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Linh hoạt, sáng tạo tổ chức các hình thức dạy học.
Thực hiện các giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh vùng dân tộc thiểu số linh hoạt, phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Xây dựng các mô hình điểm về tăng cường tiếng Việt; tổ chức đa dạng các hoạt động trong thư viện ở các đơn vị trường tạo thói quen đọc sách cho học sinh.
Đồng thời, tham mưu bố trí kinh phí và xã hội hóa giáo dục bổ sung các học liệu, tranh, truyện, đồ dùng dạy học… giúp học sinh được tương tác, trải nghiệm, khám phá, vui chơi góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Bạn dinhhoa@gmail...:
Thầy Lỳ Xừ Po
Theo tôi, việc học sinh ít hoặc không có cơ hội tiếp cận với công nghệ thông tin là một trong những rào cản đối với việc học tiếng Việt của trẻ. Vì khi được cận với công nghệ thông tin sẽ giúp học sinh thường xuyên giao tiếp bằng tiếng Việt mọi lúc, mọi nơi để các em có thêm vốn từ.
Đối với địa bàn biên giới, vùng cao như Thu Lũm, mặc dù các thầy cô đã nỗ lực giảng dạy bằng máy chiếu, áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học nhưng tỷ lệ học sinh được tiếp cận với công nghệ thông tin hiện đại là rất thấp. Đa phần gia đình các em có đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn.
Cùng với đó, hệ thống mạng chưa đảm bảo cho việc sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin trong học tập.
Bạn giahung@gmail...:
Ông Tống Thanh Sơn
Việc sử dụng “song ngữ” (tiếng Việt kết hợp với tiếng dân tộc) trong dạy học tiếng Việt cho trẻ cũng là một giải pháp được một số thầy cô giáo áp dụng, tuy nhiên chỉ phù hợp với dạy học cấp mầm non và các lớp đầu cấp ở tiểu học.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng khuyến nghị các thầy cô giáo vận dụng một cách linh hoạt, không "lạm dụng" sử dụng “song ngữ” sẽ khiến học sinh thụ động, ngại giao tiếp bằng tiếng Việt.
Khi thấy cần thiết giảng giải hay phân tích sự vật, hiện tượng trừu tượng, khó hiểu thì sử dụng “song ngữ” để đơn giản hóa cho học sinh dễ hiểu.
Bạn tranbao@gmail...:
Thầy Lỳ Xừ Po
Việc giáo viên sử dụng tiếng dân tộc trong dạy học tiếng Việt không thường xuyên. Thông thường, chúng tôi chỉ sử dụng khi cần giải thích các từ khó hiểu. Từ đó, học sinh hiểu từ ngữ hơn, để giúp học sinh có khả năng nói tiếng Việt thành thạo.
Chúng tôi cũng chỉ đạo các thầy cô giáo vận dụng một cách linh hoạt, không lạm dụng sử dụng tiếng dân tộc khi dạy học tiếng Việt cho học sinh.
Bạn ngocmai@gmail...:
Ông Tống Thanh Sơn
Thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”, Phòng Giáo dục&Đào tạo huyện Mường Tè đã triển khai thực hiện Đề án ở 100% các trường mầm non, tiểu học năm học 2020-2021 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Đối với chất lượng giáo dục mầm non, trẻ đạt yêu cầu giáo dục 4.313/4.518, bằng 95,5%. Trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình đạt 100%.
Đối với bậc tiểu học, trong tổng số 5.830 học sinh, có 5.699 em tham gia đánh giá. Xếp loại học lực, năng lực và phẩm chất hoàn thành tốt trở lên 1.601/5.699 = 28,1%; Hoàn thành 4.054/5.699 = 71,1%. Tỷ lệ học sinh chuyển lớp đạt 99,2%. Học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%.
Có được những kết quả trên cho thấy khả năng tiếp cận và năng lực tiếng Việt của học sinh đã có những chuyển biến, biết vận dụng tiếng Việt để hoàn thành các môn học.
Bạn tuananh@gmail...:
Thầy Lỳ Xừ Po
Thời gian qua, nhà trường đã tăng thời lượng các tiết học và học 2 buổi/ngày ở tất cả các khối lớp. Trường có 139 em được ăn ngủ bán trú tại trường, đây là khoảng thời gian để học sinh có nhiều cơ hội cũng như thời gian giao tiếp bằng tiếng phổ thông với thầy cô, bạn bè.
Chúng tôi đã chỉ đạo các giáo viên theo dõi, rèn luyện để học sinh tự tin, mạnh dạn hơn trong sử dụng tiếng Việt. Đồng thời, chúng tôi tích hợp dạy tiếng Việt trong các môn học, hoạt động giáo dục ngoài giờ, tăng thời gian luyện nói cho học sinh.
Nhờ đó, năm học vừa qua, 100% học sinh trong trường biết giao tiếp bằng tiếng Việt. Học sinh khối lớp 1 có khả năng nói tiếng Việt thành thạo. Đó là kết quả mà nhà trường đã đạt được trong việc tăng cường năng lực tiếng Việt cho trẻ.
Bạn dungnguyen@gmail...:
Thầy Lỳ Xừ Po
Đối với các em học sinh lớp 1, lớp 2, nhà trường đã bố trí giáo viên giảng dạy biết tiếng dân tộc để dạy song ngữ cho trẻ.
Đồng thời, chỉ đạo các giáo viên khai thác sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi; xây dựng mô hình thư viện lớp học, tạo không gian đọc cho học sinh đảm bảo tạo môi trường học tập thân thiện.
Chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì mô hình thư viện tại trường, ngày hội đọc sách và hội thi giao lưu tiếng Việt. Khuyến khích các thầy cô giáo đề xuất ý tưởng, cách làm mới về tăng cường tiếng Việt cho học sinh. Tăng cường thời gian luyện nói cho học sinh trong các giờ học chính khóa, sinh hoạt đội, sinh hoạt sao nhi đồng.
Tăng cường lồng ghép hoạt động vui chơi gắn với học tiếng Việt để học sinh thành thạo tiếng Việt, tự tin tham gia hoạt động chung của trường, lớp.
Bạn thuylinh@gmail...:
Ông Tống Thanh Sơn
Để tăng cường năng lực tiếng Việt cho học sinh, Phòng Giáo dục & Đào tạo luôn quan tâm đến việc quản lý và phát triển đội ngũ nhà giáo, tăng cường công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giáo viên, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Bên cạnh đó, phòng đã chỉ đạo các đơn vị trường tăng cường các hoạt động giao lưu, kết nghĩa giữa các trường vùng khó với vùng thuận lợi để tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên được giao lưu học hỏi về chuyên môn, nghiệp vụ.
Dạy lồng ghép tăng cường tiếng Việt trong các môn học; Xây dựng môi trường tiếng Việt trong và ngoài lớp học phong phú để học sinh được học, được khám phá, trải nghiệm, tương tác, qua đó việc nghe - nói tiếng Việt không còn là rào cản, giúp học sinh dân tộc thiểu số tự tin, hứng thú trong học tập và vui chơi.
Chúng tôi cũng chỉ đạo các trường xây dựng các mô hình điểm về tăng cường tiếng Việt; nâng cao chất lượng thư viện chuẩn và thư viện thân thiện. Phát huy hiệu quả dạy - học tiết đọc thư viện; hình thành và phát triển thói quen đọc sách; khơi dậy, bồi dưỡng văn hóa đọc cho học sinh…
Cùng với đó, quan tâm, tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào các hoạt động văn hóa, lễ hội của địa phương và thực hiện dạy học 2 buổi/ngày ở 100% các trường mầm non, tiểu học.
Bạn trangphung@gmail..:
Thầy Lỳ Xừ Po
Hiện nay, có khoảng 16/22 giáo viên trong trường có thể giao tiếp với học sinh bằng tiếng dân tộc thiểu số.
Việc có thể giao tiếp với học sinh bằng tiếng dân tộc thiểu số có vai trò quan trọng trong hoạt động giáo dục của nhà trường, giúp thuận lợi trong việc giao tiếp giữa thầy và trò, để phục vụ tốt công tác giảng dạy. Cùng với đó, giáo viên có thể giao tiếp với phụ huynh, đảm bảo việc phối hợp giữa phụ huynh và nhà trường trong hoạt động giáo dục trẻ.
Bạn ngocvan@gmail...:
Ông Tống Thanh Sơn
Hiện nay, tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn là 13.401/14.377, với tỷ lệ 93,2%%. Trong đó, Mầm non 4.128/4.467, tỷ lệ 92,4%, cấp Tiểu học 5.533/5.934, tỷ lệ 93,2% và THCS 3.740/3.976 bằng 94%.
Với đa phần là học sinh dân tộc thiểu số, việc tiếp cận với tiếng Việt của học sinh còn nhiều hạn chế cũng ảnh hưởng phần nào đến chất lượng giáo dục của địa phương bởi tất cả các môn học đều có mối liên hệ mật thiết với tiếng Việt.
Bạn ngocquang@gmail...:
Ông Tống Thanh Sơn
Do đặc thù là huyện có đông người dân tộc thiểu số, nên khả năng nói thành thạo tiếng Việt của học sinh còn nhiều hạn chế. Tình trạng này thường diễn ra ở các lớp mầm non và lớp đầu cấp tiểu học như lớp 1, 2.
Nguyên nhân do các em thiếu vốn từ tiếng Việt, chủ yếu giao tiếp với bạn bè, gia đình bằng tiếng dân tộc. Việc sử dụng tiếng Việt sau thời gian nghỉ hè không được thường xuyên dẫn đến các cháu Mầm non quên tiếng Việt khi vào học lớp 1.
Xác định khó khăn này, các trường học trên địa bàn đã có nhiều cách làm sáng tạo trong việc tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh.
Đơn cử như tại trường Mầm non, nhằm giúp trẻ có thể nói được tiếng Việt ngay từ nhỏ, nhà trường đã phân loại từng đối tượng để có cách dạy phù hợp, đồng thời khuyến khích các cô giáo học tiếng dân tộc để dạy song ngữ cho trẻ.
Mặt khác, trường cũng thường xuyên lồng ghép sử dụng tiếng Việt trong tổ chức các hoạt động văn hóa dân tộc, nghe kể chuyện dân gian, đọc thơ, ca dao…, trong đó tập trung vào việc luyện phát âm ngọng cho trẻ.
Cùng với đó, nhà trường chỉ đạo giáo viên viết bằng chữ phổ thông lên các khu vui chơi, đồ dùng, đồ chơi ngoài trời để trẻ có thể luyện phát âm. Khuyến khích trẻ giao tiếp với cô giáo và các bạn bằng tiếng Việt. Nhờ vậy, bước đầu trẻ đã nhận biết, phát âm tương đối đúng theo bộ chữ cái tiếng Việt và có kỹ năng cơ bản trước khi vào lớp 1.
Bạn tuanhang@gmail...:
Thầy Lỳ Xừ Po
Hiện nay, nhà trường có 1 điểm trung tâm và 4 điểm trường mở lớp dạy tiếng Việt ở điểm bản. Việc dạy học ở điểm bản gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Các em ít được tiếp cận giao tiếp bằng tiếng phổ thông, ít được tham gia hoạt động tập thể.
Từ đó, việc tiếp cận tiếng Việt của trẻ còn hạn chế. Trẻ thường giao tiếp bằng tiếng dân tộc với người thân bạn bè. Dẫn đến học sinh không tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp bằng tiếng Việt.
Bạn vuongthuy@gmail...:
Ông Tống Thanh Sơn
Trước những khó khăn đó trong dạy học tiếng Việt, Phòng Giáo dục&Đào tạo đã chỉ đạo các trường thực hiện tốt mô hình trường bán trú (đưa học sinh lớp 3, 4, 5 về trung tâm học). Tổ chức tăng cường tiếng Việt bằng nhiều hình thức khác nhau.
Thực hiện dạy lồng ghép theo tài liệu tăng cường tiếng Việt cho học sinh lớp 1, 2 của Bộ Giáo dục&Đào tạo ban hành. Thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”.
Phòng Giáo dục&Đào tạo ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các trường học thực hiện đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với học sinh vùng miền.
Giao quyền tự chủ cho các đơn vị trường xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch dạy học môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế đối với từng địa bàn xã, thị trấn đảm bảo mục tiêu, nội dung đáp ứng yêu cầu cần đạt theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Tổ chức dạy học, chú trọng giáo dục đạo đức lối sống, kỹ năng sống, tăng cường các hoạt động thực hành, hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức vào thực tiễn phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng học tập của học sinh.
Bạn duynhat@gmail...:
Thầy Lỳ Xừ Po
Trước những khó khăn trong việc dạy và học tiếng Việt, nhà trường đã xây dựng mô hình thư viện tại trường. Tổ chức ngày hội đọc sách, hội thi giao lưu tiếng Việt giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp.
Mặt khác, đẩy mạnh tuyên tuyền với nhiều hình thức qua các hội thi, hệ thống loa phát thanh, chương trình măng non của trường, các cuộc họp bản…
Cùng với đó, phối hợp với chính quyền địa phương vận động cha mẹ học sinh thường xuyên giao tiếp bằng tiếng Việt tại gia đình để trẻ có thêm vốn từ. Nhà trường đã phân loại từng đối tượng để có cách dạy phù hợp.
Mặt khác, trường cũng thường xuyên lồng ghép sử dụng tiếng Việt trong tổ chức các hoạt động văn hóa dân tộc.
Đối với các tổ, khối, nhà trường phân công tổ trưởng, tổ phó chuyên môn chịu trách nhiệm việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh tại khối lớp mình. Mỗi giáo viên có kế hoạch cụ thể về chương trình soạn giảng, giờ dạy học, đảm bảo nội dung tăng cường tiếng Việt cho học sinh.
Hình thức dạy học theo hướng phân hóa các đối tượng, bám sát đối tượng, phù hợp và phát huy được tính tích cực của nhiều học sinh trong cùng một lớp được áp dụng.
Ngoài ra, nhà trường khuyến khích giáo viên tự học tiếng dân tộc để phục vụ công tác giảng dạy.
Bạn dangtue@gmail...:
Thầy Lỳ Xừ Po
Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Thu Lũm thuộc xã miền núi, biên giới, với 4 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 2 dân tộc ít người là La Hủ và Dao. Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 96% dân số của xã.
Khó khăn lớn nhất của học sinh dân tộc thiểu số khi đến trường là khả năng tiếp cận, sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp, học tập. Khả năng nói thành thạo tiếng Việt của học sinh còn nhiều hạn chế.
Xác định tiếng Việt có vai trò quan trọng trong hoạt động dạy và học, thời gian qua nhà trường đã tăng số buổi học trong tuần ở tất cả các khối lớp để học sinh có nhiều cơ hội cũng như thời gian giao tiếp bằng tiếng phổ thông với thầy cô, bạn bè; tích hợp dạy tiếng Việt trong các môn học, hoạt động giáo dục ngoài giờ, tăng thời gian luyện nói cho học sinh.
Bạn tungduong@gmail...:
Ông Tống Thanh Sơn
Khi dạy tiếng Việt cho học sinh địa bàn vùng cao, biên giới như huyện Mường Tè thì chúng tôi gặp một số những rào cản như: Môi trường giao tiếp sử dụng tiếng Việt chưa đa dạng (đối với học sinh học ở điểm trường lẻ, tại các điểm bản thì ít có cơ hội được giao tiếp sử dụng nhiều tiếng Việt - trừ khi học ở trên lớp).
Khó khăn khác nữa là người dân, đặc biệt là phụ huynh học sinh vẫn thường sử dụng tiếng dân tộc khi giao tiếp, ít khi sử dụng tiếng Việt, thậm chí nhiều phụ huynh không biết tiếng Việt.
Mặt khác, công tác tuyên truyền, vận động học sinh chuyên cần một số đơn vị trường có thời điểm còn thấp. Kinh phí chi cho thực hiện Đề án tăng cường Tiếng Việt còn chưa được nhiều. Đời sống Nhân dân trên địa bàn khó khăn nên việc huy động nguồn lực xã hội hóa còn rất hạn chế.
Bạn trinhphuc@gmail...:
Ông Tống Thanh Sơn
Năng lực tiếng Việt của học sinh trên địa bàn huyện Mường Tè nhìn chung đảm bảo đạt yêu cầu theo trình độ ở các cấp học.
Đối với học sinh dân tộc thiểu số như: Mông, Cống, Si La, La Hủ… khả năng tiếng Việt của các em trong những năm gần đây đã được nâng cao, các em tự tin, chủ động, mạnh dạn giao tiếp bằng tiếng Việt nhiều hơn.
Tuy nhiên, kĩ năng sử dụng tiếng Việt của các em chưa thực sự nhuần nhuyễn mới chỉ dừng lại ở mức độ thông thường, đơn giản. Vẫn còn không ít học sinh còn phát âm ngọng, đặc biệt là học sinh dân tộc La Hủ, Mông.
Vì vậy, chúng tôi xác định, một trong những mực tiêu cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là cần phải tiếp tục tăng cường tiềng Việt cho học sinh bằng nhiều cách khác nhau.
Bạn hongthinh@gmail...: