Giao lưu trực tuyến "Gương sáng thầy cô giữa tâm dịch Covid-19"

"Gương sáng thầy cô giữa tâm dịch Covid-19" là chủ đề giao lưu trực tuyến diễn ra trên Báo Giáo dục và Thời đại điện tử từ 09h00 đến 10h00 thứ Năm ngày 4/11.

Giao lưu trực tuyến "Gương sáng thầy cô giữa tâm dịch Covid-19"

Chương trình có sự tham gia của các khách mời:

ThS Phùng Quán, Phó Chủ tịch Công đoàn Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh; 

ThS Bùi Minh Thu, Hiệu phó thường trực Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai.

Những tháng ngày đầu năm 2021, dịch bệnh Covid-19 bắt đầu trở mình ở Việt Nam với những dấu hiệu khó lường và diễn biến phức tạp. Khá nhiều tỉnh thành, tuy mức độ bùng phát có khác nhau nhưng trên mọi lĩnh vực, hoạt động đều phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức rất lớn trong việc phòng chống dịch.

Ngành giáo dục cũng phải hứng chịu những ảnh hưởng nặng nề. Sự đau thương, mất mát đã đến với nhiều thầy, cô, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên... Chính trong hoàn cảnh ấy đã xuất hiện không ít thầy, cô giáo bên cạnh những giờ trên “giảng đường ảo” truyền thụ kiến thức cho sinh viên, làm người đưa đò, thời gian còn lại bất chấp những trở ngại, không chùn bước trước nguy cơ lây nhiễm bệnh cho bản thân để lăn xả vào những hoạt động cống hiến cho cộng đồng, cho xã hội trong công cuộc phòng chống dịch bệnh Covid-19, nhằm góp sức xoa dịu những vết thương cho mọi người.

Những thầy cô đó như những “chú đom đóm” góp nhặt từng chút ánh sáng với niềm tin cháy bỏng thắp sáng ngọn đèn niềm tin trong bóng đêm của đại dịch. Các thầy cô ấy rời bục giảng để làm một tình nguyện viên đầy nhiệt huyết, tận hiến tất cả tâm, sức, trí lực của mình cho công tác chống dịch Covid-19 không nề hà bất cứ vai trò và nhiệm vụ nào.

Chính những hành động đó với một mục tiêu duy nhất vì cộng đồng và xã hội của lực lượng thầy, cô giáo trên tuyến đầu chống dịch mà dịch Covid-19 đã dần được kiểm soát. Những mất mát, đau thương của dân tộc phần nào được xoa dịu từ bản lĩnh và sự can trường của đội ngũ cán bộ y tế, thầy, cô, sinh viên tình nguyện và các tầng lớp xã hội khác.

Và hôm nay, chúng ta sẽ có dịp nghe những khách mời của chương trình giao lưu trực tuyến chia sẻ những thông tin, những bài học kinh nghiệm và những kỷ niệm sâu sắc trong quá trình tham gia chống dịch nơi tuyến đầu.

Ngay bây giờ, độc giả có thể gửi câu hỏi tới các vị khách mời  tại đây, hoặc qua email của Báo Giáo dục và Thời đại: gdtddientu@gmail.com hoặc tương tác qua facebook của Báo.

ThS Phùng Quán

ThS Phùng Quán

Phó Chủ tịch Công đoàn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh

Ths Bùi Minh Thu

Ths Bùi Minh Thu

Hiệu phó thường trực Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai

Bạn đọc

Bạn tranhanh@gmail...:

Để nói về lực lượng cán bộ, giảng viên tình nguyện trong đợt dịch vừa qua, điều Thầy muốn nói nhất về họ là gì?
ThS Phùng Quán

ThS Phùng Quán

Đó là lòng quả cảm, tinh thần chống dịch cao độ, sự bình tĩnh, tự tin của đội ngũ tình nguyện viên Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Họ thật tuyệt vời, tôi may mắn được sống, làm việc cùng với những đồng đội này.

Lực lượng tình nguyện đang vận chuyển nhu yếu phẩm, rau xanh hỗ trợ cho các nơi khó khăn
Lực lượng tình nguyện đang vận chuyển nhu yếu phẩm, rau xanh hỗ trợ cho các nơi khó khăn
Bạn đọc

Bạn bachyen@gmail...:

Là đơn vị có đội ngũ tình nguyện lớn tham gia trực xử lý, tiếp nhận thông tin tại Trung tâm an sinh xã hội TP Hồ Chí Minh, Thầy có thể cho biết mỗi ngày có khoảng bao nhiêu thông tin cần hỗ trợ? tác động của dịch đến người dân yếm thế trong đại dịch lớn đến thế nào?
ThS Phùng Quán

ThS Phùng Quán

Thời điểm cuối tháng 8, đầu tháng 9 năm 2021, chúng tôi hỗ trợ tiếp nhận thông tin tại Trung tâm an sinh Thành phố qua kênh Fanpage Facebook “An sinh xã hội TPHCM” và “Tuyên giáo Mặt trận TPHCM”. Cứ mỗi giây trôi qua, có cả trăm tin nhắn cùng lúc đổ về. Nhu cầu cần hỗ trợ cũng muôn màu, muôn vẻ: Người cần hỗ trợ nhu yếu phẩm, người hỏi về tiền trợ cấp, người thì hỏi về đi chợ hộ, người hỏi xin về quê được không, người cần hỗ trợ y tế khẩn cấp… Cũng có người nhắn tin cho Fanpage, chỉ để tâm sự về nhân tình thế thái để giải tỏa nổi lòng bí bách trong những ngày giãn cách. Và cũng có không ít trường hợp thương tâm, hỏi xem người nhà mất vì Covid-19 thì thủ tục làm thế nào, người nhà ở quê mất có về được không…

Bấy nhiêu đó thôi, không thể nói lên hết được những tác động của dịch Covid-19 đối với người yếu thế, nhưng phần nào cho chúng ta thấy đại dịch Covid-19 đã làm cho nhiều người dân lâm vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn, thậm chí là mất mát. Những người yếu thế cần có nơi chính thống để tra cứu, tìm tư vấn thông tin. Và đội ngũ tiếp nhận, tư vấn thông tin phải thật sự nắm rõ chủ trương, chính sách, và có những kỹ năng mềm để trở thành điểm tựa tin cậy cho người dân.

Sự cống hiến thầm lặng của lực lượng tình nguyện cho công tác chống dịch chung của TP được UB MTTQ TPHCM ghi nhận
Sự cống hiến thầm lặng của lực lượng tình nguyện cho công tác chống dịch chung của TP được UB MTTQ TPHCM ghi nhận
Bạn đọc

Bạn kimdung@gmail...:

Cảm xúc đọng lại nơi Thầy khi TP tạm thoát khỏi những tháng ngày đầy đau thương để trở lại “trạng thái bình thường mới?. Với cá nhân, Thầy còn điều gì trăn trở trong hành trình dài 4 tháng tình nguyện chống dịch cùng TP của mình?
ThS Phùng Quán

ThS Phùng Quán

Sự mất mát người thân của nhiều bạn bè, đồng nghiệp của chúng tôi. Sự mất mát ấy mang lại cho những người tình nguyện tham gia trên tuyến đầu chống dịch như chúng tôi cảm giác trống rỗng và sự nuối tiếc.

Dù luôn dấn thân bằng tất cả nhiệt huyết và niềm tin. Tuy nhiên, cũng có đôi lúc với Th.s Phùng Quán cảm giác chông chênh khi nghe tin bạn bè, người quen mất vì Covid-19
Dù luôn dấn thân bằng tất cả nhiệt huyết và niềm tin. Tuy nhiên, cũng có đôi lúc với Th.s Phùng Quán cảm giác chông chênh khi nghe tin bạn bè, người quen mất vì Covid-19 
Bạn đọc

Bạn ngochoa@gmail...:

Là người thường xuyên theo dõi các hoạt động tình nguyện của lực lượng cán bộ, giảng viên ĐHQG TP Hồ Chí Minh trong hành trình chung tay tiếp sức cho các lực lượng tuyến đầu, em tự hỏi, động lực nào giúp thầy không kiệt sức?
ThS Phùng Quán

ThS Phùng Quán

Đó là khát khao mong cho TP mau hết dịch. Đó là tình người trao nhau giữa mùa dịch, là sự sẻ chia và cả trách nhiệm của một công dân với cộng đồng.

Động lực giúp Th.s Phùng Quán và lực lượng tình nguyện của ĐHQG TPHCM vượt qua áp lực, khó khăn, mệt mỏi chính là sự sẻ chia và trách nhiệm với cộng đồng
Động lực giúp Th.s Phùng Quán và lực lượng tình nguyện của ĐHQG TPHCM vượt qua áp lực, khó khăn, mệt mỏi chính là sự sẻ chia và trách nhiệm với cộng đồng
Bạn đọc

Bạn vanmai@gmail...:

Là người tham gia gần như từ đầu đến cuối trong hành trình chống dịch cùng TP, điều Thầy ấn tượng nhất là gì?
ThS Phùng Quán

ThS Phùng Quán

Điều tôi ấn tượng nhất chính là sự chung vai của cả dân tộc cùng với TP chống dịch. TP đã nhận được sự hỗ trợ của các chiến sỹ áo trắng, áo xanh từ mọi miền đất nước, được sự hỗ trợ về vật chất, lương thực từ mạnh thường quân cả nước.

Đó là sự đồng lòng chung sức của mọi lực lượng, đó là sự phản ứng rất nhanh kịp thời của TP trong cuộc chiến này. Tất nhiên có nhiều điều chưa theo ý muốn thì TP cũng đã tổng kết các bài học cho mình.

 

Bạn đọc

Bạn ngoctrang@gmail...:

Thầy đánh giá thế nào về vai trò của mạnh thường quân với việc chia sẻ và chung vai trách nhiệm chống dịch cùng TP?
ThS Phùng Quán

ThS Phùng Quán

Không thể có từ ngữ nào hơn ngoài chữ Tuyệt vời. Trong bối cảnh dịch bệnh tại TP căng như dây đàn thì chính lòng tốt và sự chung vai của các mạnh thường quân đã gián tiếp góp một phần không nhỏ cho công tác chống dịch thành công của TP, hỗ trợ cho chính sách an sinh xã hội của TP tốt hơn. Tôi xin thay mặt Công đoàn Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh gửi đến các mạnh thường quân lời cảm ơn và tri ân sâu sắc.

Th.s Phùng Quán trao thiết bị y tế do mạnh thường quân hỗ trợ cho bệnh viện dã chiến
Th.s Phùng Quán trao thiết bị y tế do mạnh thường quân hỗ trợ cho bệnh viện dã chiến
Bạn đọc

Bạn ledung@gmail...:

Thầy có thể cho biết lực lượng cán bộ, giảng viên tình nguyện tham gia hỗ trợ công tác phòng chống dịch của đơn vị mình là bao nhiêu người? Khó khăn lớn nhất là những tình nguyện viên như Thầy phải đối mặt trong thời điểm TP ban hành lệnh phong tỏa là gì?
ThS Phùng Quán

ThS Phùng Quán

Có khoảng gần 2.000 lượt tình nguyện viên cho các hoạt động cùng TP chống dịch vừa qua.

Khó khăn đầu tiên đó là việc di chuyển trong những ngày đầu giãn cách, rồi đến việc huy động tình nguyện viên để chuẩn bị kịp khu cách ly ở KTX Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

Khi TP thật sự giãn cách thì chúng tôi chia nhiều hoạt động: ai có giấy đi đường thì hỗ trợ vận chuyển hàng hóa thực phẩm, một số tình nguyện viên chỉ cần ngồi ở nhà cũng tham gia được công việc thu thập thông tin người dân để hỗ trợ túi an sinh…

Lực lượng tình nguyện từng thời điểm cụ thể khá mỏng nhưng mọi người luôn hết lòng vì công tác chống dịch chung của TP Hồ Chí Minh
Lực lượng tình nguyện từng thời điểm cụ thể khá mỏng nhưng mọi người luôn hết lòng vì công tác chống dịch chung của TP Hồ Chí Minh

 

Bạn đọc

Bạn thuhien@gmail...:

Ngoài việc hỗ trợ lực lượng y bác sĩ, tình nguyện nơi tuyến đầu chống dịch và sinh viên của Nhà trường, Thầy có thể chia sẻ thêm các hoạt động chung tay cùng TP đẩy lùi dịch Covid-19 của mình và lực lượng giảng viên tham gia chung.
ThS Phùng Quán

ThS Phùng Quán

Công đoàn  Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh chăm lo hỗ trợ từ trực tuyến đến trực tiếp như “Bác sĩ gia đình”, “Tư vấn trực tuyến Chăm sóc sức khỏe tại nhà”, “Tổng đài 1022”, trực fanpage và chuẩn bị các túi An sinh xã hội…

Cụ thể đã Hỗ trợ hiện kim, thực phẩm cho trên 4.000 sinh viên khó khăn (sinh viên thuộc  Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh và các trường ngoài  Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh); Tổ chức Siêu thị Sẻ chia cung cấp thực phẩm (gạo, mì, trứng, rau, củ, trái cây…) miễn phí đặt tại Nhà Công vụ  Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh phục vụ khoảng trên 1.000 lượt VC-LĐ đang sinh sống tại Nhà công vụ, Sinh viên, VC-LĐ  Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh ở quanh khu vực Thủ Đức, Dĩ An; Hỗ trợ hiện kim và quà cho 65 sinh viên Khoa Y, 16 GVSV ĐH Y Dược tình nguyện ở huyện Cần giờ; Hỗ trợ thực phẩm cho khoảng 100 lượt giáo viên mầm non, nhà trẻ và cư dân khu vực quanh Khu đô thị ĐHQG TPHCM; Hỗ trợ hiện kim cho khoảng 700 VC-NLĐ khó khăn hoặc là F0, F1 (ít nhất 500.000 đồng và cao nhất 5.000.000 đồng).

Tặng quà cho 400 trẻ em F0 ở khu cách ly (100.000 đồng/phần quà); Tặng trên 10.000 khẩu trang, 500 đồ bảo hộ (level 3), 1.000 hộp khăn giấy, 800 lít cồn, 1.000 mì gói, 50.000 chai nước uống mật ong, chanh, sả, gừng (của Tập đoàn Xuân Nguyên hỗ trợ) cho các bệnh viện dã chiến, khu cách ly; Tặng 5 thùng váng sữa cho trẻ em là con của CBVC-LĐ đang ở Nhà Công vụ  Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh; Tặng 150 que test nhanh, 100 đồ bảo hộ level 4, 100 khẩu trang N95 cho lực lượng TNV của  Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh và cho Trung tâm DV&XTĐT phục vụ công tác xã hội.

Lực lượng tình nguyện viên của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh hỗ trợ nhu yếu phẩm cho sinh viên kẹt lại TPHCM trong đợt dịch
Lực lượng tình nguyện viên của  Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh hỗ trợ nhu yếu phẩm cho sinh viên kẹt lại TPHCM trong đợt dịch

Đặc biệt là việc lo suất ăn hàng ngày cho VC-NLĐ trực tại các đơn vị trên Khu Đô thị  Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh trong thời gian Phường Linh Trung bị giãn cách. Bên cạnh việc trao tặng hiện kim, vật phẩm cho các đối tượng như đã nêu. Ngoài ra đã hỗ trợ kịp thời cho 126 ĐVCĐ, NLĐ bị F0, F1, bị cách ly tại nhà có hoàn cảnh khó khăn, phương án 3 ( ĐVCĐ ở trọ bị phong tỏa nơi ở) đúng quy định với tổng số tiền là 144. 375.000đ từ ngân sách CĐ VNU.

Bạn đọc

Bạn khanhtrung@gmail...:

Tổn thương lớn nhất của ngành giáo dục trong những tháng ngày TP Hồ Chí Minh căng mình chống dịch Thầy chứng kiến là điều gì?
ThS Phùng Quán

ThS Phùng Quán

Đó là những hoàn cảnh mất đi bố mẹ, người thân của học sinh, sinh viên. Đó là nỗi lo lắng, hoang mang có lẽ không thể nào quên của các em. Và có thể sẽ là những di chứng tinh thần… Đó là việc không được đến lớp của các em học sinh, của sinh viên. Những gì mà không chỉ riêng tôi, người dân TP, đội ngũ thầy cô giáo chứng kiến sẽ là những “vết cắt” cần nhiều thời gian để liền lại.

Bạn đọc

Bạn vanhuyen@gmail...:

Tình nguyện dấn thân vào tuyến đầu và các điểm nóng để hỗ trợ thuốc men, vật tư y tế, lương thực thực phẩm cho sinh viên, giảng viên có bao giờ ý nghĩ sợ hãi hiện ra trong đầu thầy khi thấy những thảm cảnh đau thương của dịch?
ThS Phùng Quán

ThS Phùng Quán

Tất nhiên là có chứ? khi đi qua những con phố giăng đầy dây, những con hẻm với những căn nhà có gắn biển đỏ, nhiều lúc tôi cũng có cảm giác lạnh sống lưng mình. Bởi thực tế thời điểm đó ranh giới giữa bệnh và không bệnh rất mong manh. Sự sống và cái chết nó hiển hiện quanh mình với những đớn đau mất mát rất nhiều. Tuy vậy, khi đã quyết tâm rồi thì bản thân cũng chỉ biết tự nhủ lòng: cố lên, cố lên, mọi chuyện rồi cũng vượt qua.

Khi lên đường tham gia tình nguyện hỗ trợ lực lượng tuyến đầu chống dịch, các tình nguyện viên đều mặc đồ bảo hộ kỹ càng và luôn giữ vững một niềm tin bất diệt cho mình; niềm tin chiến thắng
Khi lên đường tham gia tình nguyện hỗ trợ lực lượng tuyến đầu chống dịch, các tình nguyện viên đều mặc đồ bảo hộ kỹ càng và luôn giữ vững một niềm tin bất diệt cho mình; niềm tin chiến thắng

 

Bạn đọc

Bạn haiha@gmail...:

Theo em được biết, khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh tại TP, số sinh viên, giảng viên bị mắc kẹt lại TP là rất nhiều. Các hoạt động chính của lực lượng tình nguyện lúc đó là gì?
ThS Phùng Quán

ThS Phùng Quán

Khi đó, chúng tôi vừa tiếp nhận hàng hóa, vừa phải chuyển các gói thực phẩm đến mọi người và đồng thời lực lượng tình nguyện chia nhiều công việc: Tham gia chương trình “3 tại chỗ” với Liên đoàn lao động đóng gói các túi an sinh, Tham gia thu thập thông tin người dân để chuyển các túi an sinh; tổ chức đội ngũ bác sỹ tư vấn các các bệnh nhân F0; ……

Thực tế rất nhiều hoạt động cần phải giải quyết song hành cùng lúc trong bối cảnh mà nhiệm vụ nào cũng cần phải đáp ứng một cách nhanh nhất, kịp thời nhất nên anh em lực lượng tình nguyện cứ phải xoay vòng hỗ trợ tương tác với nhau.

Th.s Phùng Quán- Phó Chủ tịch Công đoàn Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh cùng lực lượng tình nguyện phân phối hàng nhu yếu phẩm để đi hỗ trợ cho sinh viên, giảng viên
Th.s Phùng Quán- Phó Chủ tịch Công đoàn Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh cùng lực lượng tình nguyện phân phối hàng nhu yếu phẩm để đi hỗ trợ  cho sinh viên, giảng viên

 

Bạn đọc

Bạn tuean@gmail...:

Thầy có thể chia sẻ khối lượng hàng hóa, vật tư y tế mà Công đoàn Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh và ĐH Khoa học tự nhiên đã vận động được cho công tác chống dịch vừa qua cùng TP Hồ Chí Minh là bao nhiêu?
ThS Phùng Quán

ThS Phùng Quán

Tính đến tháng 10/2021, tổng số tiền và vật phẩm đã vận động và đã chi: khoảng gần 4 tỉ đồng (bao gồm tiền từ ngân sách của hệ thống CĐ và tiền vận động từ các DN, cá nhân); khoảng hơn 40 tấn rau củ quả các loại, xấp xỉ 10 tấn gạo và nhiều sữa, trứng, thịt, cá...; khoảng 40.000 khẩu trang các loại, xấp xỉ 1.500 đồ bảo hộ và hàng trăm các loại que test nhanh, găng tay...  

Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh cũng làm đầu mối để các doanh nghiệp hỗ trợ cho các cơ sở y tế, Bệnh viện dã chiến, bệnh viện điều trị lên tới hơn 20 tỷ đồng, 100.000 chai nước mật ong sả chanh gừng của Tập đoàn Xuân Nguyên…Nói chung, rất rất nhiều các mặt hàng, vật phẩm, trang thiết bị y tế đã được mạnh thường quân gửi về, chung vai san sẻ với lực lượng tuyến đầu.

Bạn đọc

Bạn tuedang@gmail...:

Là đơn vị đầu tiên được UBND TP trưng dựng cơ sở làm khu cách ly tập trung với yêu cầu thời gian bàn giao cơ sở vật chất một cách nhanh nhất, áp lực lớn nhất của lực lượng tình nguyện khi đó ngoài thời gian còn là gì? Số lượng phòng ốc cần dọn dẹp để trưng dụng làm khu cách ly là bao nhiêu?
ThS Phùng Quán

ThS Phùng Quán

Trong những ngày từ 31/5 đến 19/6, chúng tôi đã hoàn thành việc dọn dẹp, thu xếp vật dụng của sinh viên trong 5.346 phòng tại 44 toàn nhà của KTX khu A và khu B Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

Chi tiết thêm một chút là giai đoạn 1 trong vòng 11 ngày đã làm xong từ việc huy động hơn 1.000 CBVC-LĐ cùng với 300 lực lượng tự vệ của các đơn vị trong Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh so với dự kiến phải làm trong 20 ngày và đã giao cho HCDC TP Hồ Chí Minh 18 tòa nhà thấp tầng, 4 tòa nhà cao tầng, với tổng số phòng là 1.996 phòng, 6316 giường tầng tại khu A KTX Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

Giai đoạn 2, Công Đoàn Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh đã xây dựng “Đội Tình nguyện viên Xung kích” đã tiếp tục hỗ trợ chuẩn bị khu B KTX Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh với số tòa nhà và số phòng gấp 3 khu A KTX Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh: 22 tòa nhà với 3350 phòng. Đây thật sự là một nỗ lực và cố gắng rất lớn của tất cả mọi người trong thời điểm TP căng mình chống dịch.

Bạn đọc

Bạn trungdung@gmail...:

Dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát trong bối cảnh mà tỉ lệ tiêm vắc xin của TPHCM nói riêng cả nước nói chung chưa cao, khi tham gia tình nguyện vào công tác cống dịch, tiếp tế lương thực phẩm cho sinh viên, giảng viên bị mắc kẹt tại TP, điều ông trăn trở nhất là gì?
ThS Phùng Quán

ThS Phùng Quán

Đầu tiên nói đến viên chức người lao động thì có 1 số thầy cô sống ở nơi ranh giới của TP Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương, ở nơi đó các anh chị di chuyển khó khăn, xung quanh là các khu cách ly tập trung, các bệnh viện dã chiến việc đi mua thực phẩm rất khó, từ khó khăn đó, chúng tôi đã mở ngay “Siêu thị sẻ chia” cho viên chức người lao động và sinh viên có được thực phẩm tươi.

Các mạnh thường quân đã ủng hộ rất nhiều, có thể kể như Công an huyện Đăk Song, Công an Tỉnh Đăk Lak, Công đoàn GDVN, Công đoàn ĐHQG-HN, Công đoàn ĐH Đà Nẵng, Công đoàn Giáo dục Tỉnh Lâm Đồng với những chuyến xe yêu thương hỗ trợ cho viên chức, người lao động của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

Đồng thời, giai đoạn này các em sinh viên đã nhường ký túc xá, đi ra ngoài thuê nhà ở càng khó khăn hơn nên chúng tôi đã hỗ trợ lương thực đến hơn 5.000 sinh viên của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minhcũng như các trường bạn. Điều tôi còn trăn trở một chút là sự tiếp sức của chúng tôi chỉ mới ở mức đảm bảo, chưa mang lại sự đủ đầy và vẹn toàn cho sinh viên và giảng viên.

Bạn đọc

Bạn hoangtran@gmail...:

Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát khốc liệt tại TP Hồ Chí Minh với hàng ngàn ca nhiễm bệnh mỗi ngày cùng số ca tử vong cao, động lực nào khiến thầy xông pha và tình nguyện vào mặt trận chống dịch?
ThS Phùng Quán

ThS Phùng Quán

Ngược thời gian, phải nói rằng câu chuyện có vẻ đơn giản bắt đầu từ năm 2020, khi Ký túc xá Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh được trưng dụng làm Khu cách ly đối với những người là F1, chúng tôi những thầy cô Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh  đã tình nguyện tham gia với suy nghĩ việc hỗ trợ chuẩn bị khu cách ly tập trung này càng nhanh càng tốt, càng giúp TP chống dịch bệnh nhanh chóng.

Sau đó đến tháng 5/2021 khi dịch bệnh bùng phát ở TP Hồ Chí Minh, tình hình phức tạp hơn thì lúc này nhiều vấn đề phát sinh, hàng ngàn sinh viên ở lại thành phố trong điều kiện khó khăn, viên chức người lao động cũng thế…

Mọi thứ trở nên xấu hơn một cách nhanh chóng và dồn dập, chúng tôi những anh chị em làm trong công đoàn Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh quyết định làm một cái gì đó để giúp đồng nghiệp mình, sinh viên của mình và những chiến sỹ đang hoạt động trên địa bàn của mình. Đó chính là động lực của chúng tôi: SỰ CÓ NHAU TRONG LÚC HOẠN NẠN LÀ HẠNH PHÚC CHO TẤT CẢ.

Bất chấp hiểm nguy rình rập, lực lượng và đội hình tình nguyện của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh luôn có mặt ở nhiều mặt trận và điểm nóng.

Bất chấp hiểm nguy rình rập, lực lượng và đội hình tình nguyện của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh luôn có mặt ở nhiều mặt trận và điểm nóng.
Bạn đọc

Bạn Thùy Linh – Mỹ Tho:

Công tác phòng chống dịch vẫn còn những điều khó dự báo ở phía trước, cô có nhắn nhủ gì đến các đồng nghiệp của mình đang trên tuyến đầu chống dịch?
Ths Bùi Minh Thu

Ths Bùi Minh Thu

“Ngàn lời yêu thương gửi tới các bạn nơi tuyến đầu chống dịch. Chúng tôi luôn sát cánh cùng các bạn. Quyết chiến thắng kẻ thù vô hình nhé!”.

Giao lưu trực tuyến "Gương sáng thầy cô giữa tâm dịch Covid-19" ảnh 45
Bạn đọc

Bạn Quốc Khánh – Đà Lạt:

Tình hình dịch Covid-19 khiến lực lượng nhân viên y tế chịu rất nhiều áp lực và nguy hiểm. Theo cô, điều này có ảnh hưởng gì tới tỷ lệ thí sinh đăng ký vào trường y không?
Ths Bùi Minh Thu

Ths Bùi Minh Thu

Đối với trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai năm nay, chỉ tiêu tuyển sinh hoàn thành theo kế hoạch

Về suy nghĩ cá nhân, theo tôi, mặc dù áp lực đè nặng lên lực lượng y tế tham gia chống dịch, nhưng các bằng chứng, dẫn chứng về giá trị, tinh thần, sự hy sinh của  lực lượng nhân viên y tế cho đại dịch cộng với phẩm chất, văn hóa Việt thì tỷ lệ thí sinh cho SV khối ngành sức khỏe sẽ không ảnh hưởng mà còn có xu hướng tăng số lượng đăng ký thí sinh.

Bạn đọc

Bạn Hồng Phúc – Hải Dương:

Xin cô cho biết, nhà trường đã có những chính sách hỗ trợ sinh viên, giáo viên tham gia công tác chống dịch trong thời qua như thế nào?
Ths Bùi Minh Thu

Ths Bùi Minh Thu

Về giảng viên, nhà trường bảo đảm mọi quyền lợi về lương, thưởng và các chế độ nhà nước cho lực lượng tham gia chống dịch. Đề xuất và tổ chức khen thưởng kịp thời GV, SV.

Chăm lo chu đáo và thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách cho các đối tượng chống dịch

Nhà trường tạo mọi điều kiện để sinh viên hoàn thành nhiệm vụ học tập sau khi chống dịch trở lại trường.

Bạn đọc

Bạn chitin@gmail...:

Đã có nhiều cá nhân của Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai nhận được bằng khen của Thủ tướng vì đã có đóng góp trong công tác phòng chống dịch, cô có thể chia sẻ thêm về điều đáng tự hào này?
Ths Bùi Minh Thu

Ths Bùi Minh Thu

Tập thể, cá nhân đoàn công tác được nhận nhiều phần thưởng từ Thủ tướng và UBND thành phố Hồ Chí Minh như: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho ThS Vũ Đình Tiến - Phó Khoa điều dưỡng có thành tích xuất sắc chống dịch Covid-19, Bằng khen của UBND Thành phố, của quận/huyện cho tập thể, cá nhân; Huy hiệu Thành phố Hồ Chí Minh; Thư khen của Thành phố cho tập thể, cá nhân.

UBND TP Hồ Chí Minh tặng bằng khen, huy hiệu cho giáo viên Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai.
UBND TP Hồ Chí Minh tặng bằng khen, huy hiệu cho giáo viên Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai.

Nhưng Phần thưởng cao trên hết và rất đỗi tự hào là tình cảm, sự ghi nhận của nhân dân, lãnh đạo thành phố, các quận/huyện xã phường nơi 825 thầy trò nhà trường tham gia chống dịch Covid-19 đã dành tặng cho đoàn.

Bạn đọc

Bạn hoaisa@gmail...:

Đã có nhiều sinh viên trẻ trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai không quản khó khăn, nguy hiểm, nhiều lần xung phong lên đường chống “giặc” Covid-19 tại tâm dịch TP Hồ Chí Minh, cô có thể chia sẻ thêm về các học sinh của mình không? Thường thì cô nhắn nhủ điều gì với các em trước những chuyến đi ấy?
Ths Bùi Minh Thu

Ths Bùi Minh Thu

Tôi thấy, các em sinh viên thật trong sáng, nhiệt huyết với tinh thần chống dịch là chống giặc. Vượt qua các khó khăn về địa lý, thần tốc có mặt tại trường, để lên đường vào tâm dịch ngay sau vài giờ nhận lệnh hiệu triệu của Bộ Y tế và Bệnh viện.

Sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai luôn nhiệt huyết với tinh thần "chống dịch là chống giặc". Ảnh: NTCC.
Sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai luôn nhiệt huyết với tinh thần "chống dịch là chống giặc". Ảnh: NTCC.

 

Rất nhiều sinh viên đã chủ động thuyết phục bố mẹ, thuyết phục gia đình: "Bố mẹ hãy tin ở con, hãy cho con quyết định tham gia chống dịch, vì con là điều dưỡng tương lai, con đã yêu và lựa chọn nghề y rồi, đây là cơ hội, là trải nghiệm để con được thực hành, được tận hiến đầu nghề, bố mẹ hãy tin ở con nhé, chúng con đi và sẽ chiến thắng trở về!!”…

Đối với các  thầy giáo, cô giáo trước giờ xuất phát đều nhắn gửi tới các em sinh viên: "Các em hãy quyết tâm cùng khắc phục khó khăn, khắc nghiệt về thời tiết, sự nguy hiểm của dịch bệnh để hoàn thành nhiệm vụ được giao nhé.

Nhà trường tự hào và tin tưởng ở các em. Tự tin, quyết tâm chiến thắng và an toàn trở về nhé!".

Bạn đọc

Bạn phuonglong@gmail...:

Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai đã có những giải pháp gì góp phần phòng chống dịch hiệu quả, thưa cô?
Ths Bùi Minh Thu

Ths Bùi Minh Thu

Ngay từ làn sóng thứ nhất của dịch covid-19, Ban giám hiệu nhà trường đã chủ động xây dựng chương trình đào tạo cập nhật toàn diện các kiến thức liên quan tới dịch Covid-19; Xây dựng các chương trình học, cập nhật online; Chủ động lên kế hoạch xin tiêm vắc xin cho sinh viên.

Nhà trường triển khai truyền thông mạnh mẽ về tuân thủ phòng chống dịch Covid-19, về các tấm gương cá nhân, tập thể không chỉ khối ngành sức khỏe mà cả các hệ thống nghề nghiệp khác tham gia tình nguyện vào các tâm dịch, từ đó giáo dục, thúc đẩy tinh thần “sẵn sàng ra trận" của các "chiến binh" Cao đẳng Y tế Bạch Mai.

Đoàn giáo viên, sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 tại Bắc Giang.
Đoàn giáo viên, sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 tại Bắc Giang. 
Bạn đọc

Bạn khangminh@gmail...:

Kết quả chuyến công tác hỗ trợ chống dịch ở các tỉnh thành phía Nam thế nào, thưa cô? Điều gì theo cô là thành công nhất?
Ths Bùi Minh Thu

Ths Bùi Minh Thu

 

Theo Ths Bùi Minh Thu, một trong những thành công nhất trong chuyến công tác là các em sinh viên đều rất tự hào vì đã thấy mình được đóng góp những viên gạch nhỏ vào thành công của ngành y tế TP Hồ Chí Minh.
 Theo Ths Bùi Minh Thu, một trong những thành công nhất trong chuyến công tác là các em sinh viên đều rất tự hào vì đã thấy mình được đóng góp những viên gạch nhỏ vào thành công của ngành y tế TP Hồ Chí Minh.

Thầy trò nhà trường đã thực hiện lấy mẫu với số lượng 2.815.160 mẫu; Hỗ trợ tiêm vắc xin: 10.424 mũi tiêm.

Thành công nhất trong chuyến công tác là thầy và trò đã trở về an toàn với các nhiệm vụ hỗ trợ 10 quận huyện của TP Hồ Chí Minh đúng theo kế hoạch đề ra của thành phố, đặc biệt là các em sinh viên đều rất tự hào vì đã thấy mình được đóng góp những viên gạch nhỏ vào thành công của ngành y tế TP.

Bên cạnh đấy, các em được trải nghiệm và cập nhật các kiến thức thực tiễn trong cộng đồng khi thực tế tham gia công tác lấy mẫu và tiêm chủng tại TP Hồ Chí Minh.

Bạn đọc

Bạn huutuan@gmail...:

Cô đánh giá thế nào về tinh thần, kỹ năng nghiệp vụ của đoàn sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai trong suốt thời gian tham gia phòng chống dịch tại TP Hồ Chí Minh?
Ths Bùi Minh Thu

Ths Bùi Minh Thu

Sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai được đào tạo chủ động, bài bản bao phủ các kiến thức, kỹ năng thực hành, kỹ năng ứng phó với các tình huống trong quá trình tham gia chống dịch tại các địa phương, được trang bị các quy định phòng chống dịch, khả năng giao tiếp, lắng nghe, thích ứng..

Do vậy, lực lượng sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai đã tham gia lấy mẫu, làm test nhanh tìm virus SARS-COV-2 , tiêm vắc xin đạt kết quả theo kế hoạch, bảo đảm an toàn cho bản thân, người dân và cộng đồng. Có tinh thần thái độ thân thiện, tôn trọng văn hóa vùng miền, lắng nghe ý kiến nhân dân để phối hợp hoàn thành nhiệm vụ.

Sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân ở cộng đồng. Ảnh: NTCC
Sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân ở cộng đồng. Ảnh: NTCC

 

Bạn đọc

Bạn honglam@gmail...:

Trong quá trình hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh và nhiều địa phương khác, có điều gì khiến cô nhớ nhất?
Ths Bùi Minh Thu

Ths Bùi Minh Thu

Với tôi, đó là tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương đùm bọc, chia sẻ khó khăn trong dịch bệnh, sự vượt khó nguy hiểm của nhân dân cả nước, tại mỗi vùng dịch cũng như các đoàn tình nguyện tham gia trên các tỉnh thành có dịch bệnh bùng phát mạnh.

Mùa Trung thuđáng nhớ của các cô trò Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai giữa tâm dịch TP Hồ Chí Minh. Ảnh: NTCC.

Mùa Trung thuđáng nhớ của các cô trò Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai giữa tâm dịch TP Hồ Chí Minh. Ảnh: NTCC.

Giao lưu trực tuyến "Gương sáng thầy cô giữa tâm dịch Covid-19" ảnh 68

 

Bạn đọc

Bạn minhthinh@gmail...:

Trong quá trình tham gia phòng chống dịch tại TP Hồ Chí Minh, thầy trò trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai gặp những khó khăn, thuận lợi gì, thưa cô?
Ths Bùi Minh Thu

Ths Bùi Minh Thu

Thuận lợi là chúng tôi là sự ủng hộ của Bộ Y tế Ban Giám đốc Bệnh viện, sự đoàn kết xây dựng và triển khai hoạt động của Ban Giám hiệu;  Nhận được sự quan tâm của các phòng ban chức năng thuộc bệnh viện Bạch Mai, khoa/phòng của Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai, các nhà tài trợ tại Hà Nộivà TP HCM

Giảng viên và sinh viên đoàn kết, nhiệt huyết, tương trợ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ, thực hiện nghiêm túc các hoạt động chuyên môn và phòng chống dịch; Nhận được sự tiếp đón, quan tâm, hỗ trợ của chính quyền và người dân địa phương nơi đoàn tham gia công tác.

Giảng viên, sinh viên Trường Cao đẳng y tế Bạch Mai luôn đoàn kết, nhiệt huyết, tương trợ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ...

Giảng viên, sinh viên Trường Cao đẳng y tế Bạch Mai luôn đoàn kết, nhiệt huyết, tương trợ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ...

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng gặp khó khăn như điều kiện sinh hoạt tại địa phương còn thiếu thốn; Một số Quận huyện địa bàn rộng, đi lại khó khăn (Bình Chánh, quận 12), một số sinh viên mắc các bệnh thông thường: sốt Dengue, bệnh ngoài da, dị ứng, rối loạn tiêu hóa,…

Thời gian tham gia tình nguyện vào mùa mưa, thời tiết ngoài cộng đồng thất thường, khắc nghiệt khiến một só sinh viên mệt mỏi, cảm cúm; Sự khác biệt về văn hóa vùng miền cản trở việc giao tiếp, sinh hoạt ảnh hưởng tâm lý chung của giảng viên, sinh viên; Dịch bệnh phức tạp, nhiều nguy cơ lây nhiễm, tốc độ lây lan nhanh ảnh hưởng tâm lý.

Thiếu nhân lực y tế trình độ chuyên môn, số lượng giảng viên quản lý, giám sát mỏng, sinh viên năm nhất chưa có kiến thức và kinh nghiệm về kiểm soát nhiễm khuẩn. Dịch bệnh phức tạp, nhiều nguy cơ lây nhiễm, tốc độ lây lan nhanh ảnh hưởng tâm lý. Công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại địa phương chưa tốt; Đội ngũ tình nguyện viên chưa có kinh nghiệm, kỹ năng trong công tác kiểm soát nhiễm khuẩn...

Bạn đọc

Bạn thanhtrung@gmail...:

Ấn tượng đầu tiên của cô khi đến tâm dịch Covid-19 TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam giữa thời điểm nóng nhất là gì?
Ths Bùi Minh Thu

Ths Bùi Minh Thu

Những ngày đầu tiên có mặt tại thành phố Hồ Chí Minh là những ấn tượng không quên đó chính là thời điểm dịch lan tràn mạnh nhất, số ca dương tính tăng cao, vùng đỏ vùng cam chiếm hữu tối đa trên bản đồ dịch tễ của TP; cũng những thời khắc đó là sự lo lắng, căng thẳng không chỉ của hệ thống chính trị của các quận huyện mà cũng là của toàn thể người dân TP Hồ Chí Minh với bao tâm trạng lo lắng tốt độ

Báo chí đã phản ánh được cơ bản tình hình dịch tại TP Hồ Chí Minh, tuy nhiên nếu chúng ta có mặt tại từng phường xã, ngõ xóm của TP, chúng ta sẽ sát thực hơn sự khốc liệt, cam go của dịch bệnh đã đè nặng lên nhân dân thành phố như thế nào!

Đoàn công tác của Trường Cao đẳng y tế Bạch Mai tại TP Hồ Chí Minh. Ảnh: NTCC.

Đoàn công tác của Trường Cao đẳng y tế Bạch Mai tại TP Hồ Chí Minh. Ảnh: NTCC.
Bạn đọc

Bạn ngockhanh@gmail...:

Được biết, để tham gia đoàn công tác này, nhiều thầy cô phải sắp xếp việc gia đình, chăm sóc con cái như thế nào? Cô có thể nêu một số cá nhân tiêu biểu không ạ?
Ths Bùi Minh Thu

Ths Bùi Minh Thu

Hầu hết các giáo viên trong đoàn công tác đều đang độ tuổi có con nhỏ. Tham gia chống dịch tại thành phố Hồ Chí Minh, các mẹ phải gửi con cho ông bà nội, ngoại chăm sóc.

Không quản ngại hiểm nguy, vất vả... Ths Bùi Minh Thu và các học trò luôn vững tin, đoàn kết cùng TP Hồ Chí Minh chống dịch Covid-19.

Không quản ngại hiểm nguy, vất vả... Ths Bùi Minh Thu và các học trò luôn vững tin, đoàn kết cùng TP Hồ Chí Minh chống dịch Covid-19.

 

Trong trường có những gia đình có 3 con đều nhỏ, bé nhất là 4 tuổi, bố tham gia chống dịch tại TP Hồ Chí Minh, mẹ tham gia chống dịch tại các Quận/Huyện tại Hà Nội, cùng lúc mẹ chồng ốm nằm viện, rồi các trường hợp hai con nhỏ ở nhà tự chăm nhau, mẹ đi TP Hồ Chí Minh, bố thì đi làm cơ quan không cho nghỉ, các con tự học, tự nấu cho nhau ăn, tự chăm lo cho nhau; Có gia đình cả bố mẹ tham gia chống dịch hết, con gửi về quê ở với ông bà và tự lo học online... như gia đình thầy Hoàng Chính, cô Hồng Vân, cô Hoa, thầy Tiến…

Bạn đọc

Bạn tuanphong@gmail...:

Với vai trò là trưởng đoàn dẫn dắt đồng nghiệp và sinh viên lên đường vào các tỉnh thành miền Nam hỗ trợ chống dịch, áp lực lớn nhất của cô là gì?
Ths Bùi Minh Thu

Ths Bùi Minh Thu

Áp lực lớn nhất của trưởng đoàn là làm thế nào để sinh viên, giáo viên toàn đoàn được bảo đảm an toàn nhất đồng thời đoàn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trở về Hà Nội.

Cô Bùi Minh Thu kiểm tra, đôn đốc công tác hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 tại phường, xã thuộc các quận, huyện TP Hồ Chí Minh.

Cô Bùi Minh Thu kiểm tra, đôn đốc công tác hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 tại phường, xã thuộc các quận, huyện TP Hồ Chí Minh.
Bạn đọc

Bạn baohao@gmail...:

Cô có thể cho biết công việc cụ thể của thầy cô giáo và sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai khi vào TP Hồ Chí Minh giữa thời điểm dịch Covid-19 diễn biến nóng nhất là gì? Thời gian đoàn công tác hỗ trợ TP Hồ Chí Minh chống dịch trong bao lâu?
Ths Bùi Minh Thu

Ths Bùi Minh Thu

Nhiệm vụ chính của toàn đoàn tại TP Hồ Chí Minh là truy vết, lấy mẫu xét nghiệm và thực hiện xét nghiệm test nhanh tìm vi rút SARS-COV-2; Hỗ trợ tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 tại một số quận, huyện.

Sinh viên trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai lấy mẫu làm xét nghiệm, rà soát F0... Ảnh: NTCC.
Sinh viên trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai lấy mẫu làm xét nghiệm, rà soát F0... Ảnh: NTCC.
Bạn đọc

Bạn khanhtran@gmail...:

Ngoài TP Hồ Chí Minh, cô có thể cho biết Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai đã có những hoạt động hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 như thế nào trong thời gian qua?
Ths Bùi Minh Thu

Ths Bùi Minh Thu

Giáo viên và sinh viên của trường tham gia Tầm soát thân nhiệt cho người bệnh, khách tới bệnh viện, hướng dẫn thực hiện 5K và hỗ trợ tiêm chủng vắc xin tại Bệnh viện Bạch Mai

Tham gia chiến dịch tiêm chủng và lấy mẫu xét nghiệm covid tại Bắc Giang.

Tham gia chiến dịch tiêm chủng và lấy mẫu xét nghiệm tại 11 Quận/Huyện của TP Hà Nội.

Triển khai công tác truyền thông về chủ động phòng ngừa dịch bệnh covid trên các trang của trường, của Hội Sinh viên, xây dựng nội dung và trả lời sinh viên các kiến thức về phòng chống dịch Covid 19.

Phối hợp với bệnh viện Bạch Mai tổ chức tiêm chủng cho sinh viên toàn trường.

Bạn đọc

Bạn baoyen@gmail...:

Tháng 8/2021, thông tin Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai điều động 1.500 thầy cô giáo và sinh viên của trường chi viện TP Hồ Chí Minh phòng, chống dịch Covid-19 thu hút rất nhiều sự quan tâm của người dân thủ đô và cả nước. Cô có thể chia sẻ thêm về kế hoạch này không? Những thầy cô, sinh viên nào của trường được chọn vào điểm nóng?
Ths Bùi Minh Thu

Ths Bùi Minh Thu

Như các bạn đã biết, làn sóng Covid-19 lần thứ 4 với biến thể Delta vô cùng cam go và khốc liệt. Để đối chọi với biến thể mới này, Bộ Y tế đã ra lời hiệu triệu điều động nhân lực y tế đến TP Hồ Chí Minh tham gia lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 và chỉ sau 12h, Bệnh viện Bạch Mai đã huy động được 1.500 thầy cô và sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai tình nguyện vào hỗ trợ cho TP. Hồ Chí Minh: Lấy mẫu làm xét nghiệm, rà soát F0 để tách khỏi cộng đồng.

Đây là chủ trương hết sức quan trọng nhằm tạo vùng xanh, giảm dần vùng đỏ, sớm đưa cuộc sống của người dân TP Hồ Chí Minh trở về trạng thái bình thường.

Những giáo viên, sinh viên được chọn trong chuyến đi  này là những người đã tham gia chống dịch tại Bắc Giang tháng 7/2021; Các giáo viên, sinh viên khác đã được đào tạo, tập huấn trang bị kiến thức về phòng chống dịch Covid-19, đã tiêm chủng vắc xin tình nguyện sẵn sàng lên đường vào TP Hồ Chí Minh.

Hình ảnh trước giờ xuất quân chi viện TP Hồ Chí Minh chống dịch Covid-19 của thầy trò Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai.

Hình ảnh trước giờ xuất quân chi viện TP Hồ Chí Minh chống dịch Covid-19 của thầy trò Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai.

Giao lưu trực tuyến "Gương sáng thầy cô giữa tâm dịch Covid-19" ảnh 89

 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.