Năm học 2020-2021, năm học đầu tiên giáo dục Tiểu học thực hiện triển khai CTGDPT mới bắt đầu từ lớp 1. Có thể nói, nền móng cấp tiểu học là khóa học đầu tiên áp dụng CT, SGK mới, trong đó học sinh được học theo định hướng phát triển cả phẩm chất và năng lực, nhằm hình thành phát triển nhân cách toàn diện ở trẻ, học không chỉ thiên về kiến thức mà còn phát triển hài hòa cả nhân cách, trí tuệ, tâm hồn, thể chất, trong đó việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của trẻ được chú trọng ngay từ lớp 1.
Ở lớp 1 CTGDPT 2018 gồm 7 môn học và Hoạt động giáo dục bắt buộc: Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Tự nhiên và xã hội; Nghệ thuật (Gồm môn Âm nhạc và Mĩ Thuật); Giáo dục thể chất; Hoạt động trải nghiệm.
So với CT tiểu học năm 2000, CTGDPT 2018 đối với cấp Tiểu học thì tên các môn học lớp 1 không có gì thay đổi lớn. Nhưng tăng rõ rệt hoạt động trải nghiệm. Cùng với đó giáo dục thể chất được coi trọng nhằm tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện về chiều cao, thể lực, trí tuệ. CTGDPT 2018, các môn học đều đóng vai trò như nhau, mỗi môn học có tác dụng riêng góp phần hình thành nhân cách cho trẻ…
Làm sao để học sinh bắt nhịp tốt cùng chương trình và SGK lớp 1, việc dạy và học trên lớp đảm bảo hiệu quả, chất lượng không gây áp lực cho học sinh; phụ huynh học sinh đồng hành cùng GV, nhà trường trong việc hỗ trợ trẻ tại nhà… sẽ được các vị khách mời trao đổi trong giao lưu trực tuyến “Cùng học sinh bắt nhịp chương trình, sách giáo khoa lớp 1”.
Buổi giao lưu trực tuyến diễn ra từ 14h đến 15h30 ngày 05/10/2020 với sự tham dự của 3 khách mời:
- GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông.
- TS chuyên ngành Tâm lý Giáo dục Vũ Việt Anh – Giám đốc Học viện Thành Công, Hà Nội.
- Cô giáo Phạm Phương Tri – Giáo viên chủ nhiệm lớp 1A5, Trường Tiểu học Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Độc giả có thể gửi các câu hỏi tới các vị khách mời qua mẫu dưới đây, hoặc gửi email của Báo Giáo dục và Thời đại: gdtddientu@gmail.com, hoặc tương tác qua facebook của Báo www.fb.com/giaoducthoidai.
>>> Bấm F5 để cập nhật...
TS. chuyên ngành Tâm lý Giáo dục Vũ Việt Anh
Giám đốc Học viện Thành Công, Hà Nội.
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết
Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông
Cô giáo Phạm Phương Tri
Giáo viên chủ nhiệm lớp 1A5, Trường Tiểu học Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, Hà Nội
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết
Theo tôi có hai hệ lụy rất rõ là:
- Quá tải, trẻ không tiếp thu được, không làm được.
- Gây áp lực tâm lí làm trẻ sợ học.
Bạn Hoàng Thị Xuân (hoangxuan***@gmail.com).:
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết
Tôi nhận nhiệm vụ Tổng chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông vào cuối năm 2016, chỉ có 2 năm để hoàn thành nhiệm vụ, do đó chưa có dịp ra nước ngoài học hỏi, mà chỉ nghiên cứu tài liệu, chương trình, SGK nước ngoài.
Nhưng trước đây, tôi cũng đã có dịp khảo sát giáo dục tiểu học ở Vương quốc Anh. Tôi thấy:
+ Mỗi lớp chỉ có tối đa 25 HS.
+ Học sinh cũng có em khá, em yếu. Nhất là theo quy định, trẻ em ở Anh học theo đúng độ tuổi, không lưu ban.
+ Mỗi lớp có 2 cô giáo. Một cô chuyên kèm nhóm HS yếu.
+ Các cô không chỉ sử dụng 1 quyển SGK mà phối hợp nhiều quyển khác nhau, thậm chí có bài đọc, bài tập, cô tự tìm tài liệu cho học sinh học.
Bạn Nghiêm Xuân Văn, TP Hà Nội.:
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết
Theo tôi được biết, hiện nay nhiều nước dạy cho trẻ biết đọc, biết viết từ lớp mầm non. Chắc Việt Nam cũng phải nghiên cứu lại để điều chỉnh chương trình mầm non.
Trước đây, tôi đề nghị không dạy chữ trước cho con. Nay, tôi thấy có thể dạy chữ trước cho các cháu 5 tuổi. Tuy nhiên, giáo viên và phụ huynh cần lưu ý để các cháu không chủ quan.
Bạn Thuvu…@gmail.com:
TS. chuyên ngành Tâm lý Giáo dục Vũ Việt Anh
Theo tôi, về chuyên môn cần tôn trọng phía giáo viên. Phụ huynh chỉ nên đóng vai trò phối hợp trong việc tiếp cận cá tính, tính cách của con để có cách thức giao tiếp phù hợp, động viên khích lệ kịp thời.
Bạn Ngô Xuân Khang, TP Hà Nội:
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết
Tôi thấy, ngay trên báo chí cũng có nhiều ý kiến đánh giá tích cực đối với bộ sách Cánh Diều. Không thể nói bộ sách này nặng vì:
- Về phân bổ chương trình, sách Cánh Diều chỉ dạy trung bình 2 chữ hoặc 2 vần/bài như SGK cũ.
- Toàn bộ phần học vần trong sách Cánh Diều được học trong 26 tuần, tức là 312 tiết. Trong khi đó, phần học vần trong SGK cũ được học trong 22 tuần hoặc 24 tuần. Tức là, trong 220 tiết hoặc 240 tiết.
Như vậy, cùng một nội dung, cùng một cách phân bổ kiến thức, SGK Cánh Diều dành thời lượng lớn hơn thời lượng trong SGK cũ là 92 tiết hoặc 72 tiết. Vì thế, không thể nói sách GDK Cánh Diều “nặng”.
- SGK Cánh Diều cho học sinh đọc từ đơn ngay từ bài 1 đến bài 11, bắt đầu cho học sinh đọc bài tập đọc ngắn. Việc biên soạn các bài tập đọc ngắn là để lặp đi lặp lại những chữ, những vần học sinh đã học, giúp học sinh không quên chữ, quên vần.
Các bài học chữ, học vần trong sách Cánh Diều chỉ dạy 2 chữ hoặc 2 vần như SGK cũ.
- Trong một bài học chữ hoặc học vần, học sinh chỉ thực hiện 4 hoạt động: Làm quen và đánh vần; tìm chữ hoặc vần mới học; viết bảng con; tập đọc. Trong SGK cũ, ngoài 4 hoạt động trên, học sinh còn phải luyện nói, viết vào vở.
Từ những phân tích nêu trên, có thể thấy, SGK Cánh Diều có dung lượng vừa phải. Để thực hiện được các bài học trong SGK Cánh Diều một cách nhẹ nhàng, giáo viên cần vận dụng cách dạy học phân hóa cho phù hợp với HS của mình, phù hợp với mỗi nhóm học sinh (khá giỏi, trung bình, yếu).
VD: Tăng số tiết so với hướng dẫn trong sách giáo viên (từ 2 tiết tăng thành 3 tiết). Giáo viên sẽ bù lại bằng cách lấy giờ ở phần mềm (88 tiết/năm học, bao gồm: 64 tiết ôn tập, 16 tiết tự đọc sách báo, 8 tiết thực hành sáng tạo).
Giáo viên cũng nên đặt ra yêu cầu khác nhau đối với những nhóm học sinh khác nhau. Chẳng hạn: Với học sinh khá – giỏi, các em đọc được càng nhiều càng tốt; đối với học sinh yếu, thì bước đầu chỉ cần học sinh đọc được 1-2 câu có chứa âm vần mới học là được. Nói tóm lại, tạo điều kiện cho học sinh phát triển, không bó buộc các em; đồng thời giúp học sinh yếu đạt được yêu cầu tối thiểu.
Bạn Congtrung…@gmail.com:
TS. chuyên ngành Tâm lý Giáo dục Vũ Việt Anh
Tôi chỉ có thể tư vấn với các phụ huynh là: Cần tích cực trao đổi với các thầy cô dạy con mình tại trường. Điều đó chỉ có lợi hơn cho con của quý vị.
Bạn Thiên Nga – Hà Nội:
TS. chuyên ngành Tâm lý Giáo dục Vũ Việt Anh
Điều này là chắc chắn.
Vì giáo viên mới là người được trang bị đầy đủ về kỹ năng sư phạm, tâm sinh lý, hành vi lứa tuổi. Mặt khác GV cũng gắn bó với trẻ hàng ngày, hàng giờ trên lớp. Do đó họ hoàn toàn có thể thấu hiểu và đưa ra những ý kiến đóng góp, phương pháp giáo dục phù hợp.
Bạn Nguyễn Phúc – Sơn La:
TS. chuyên ngành Tâm lý Giáo dục Vũ Việt Anh
Việc tạo một môi trường học tập thân thiện là điều quan trọng nhất để trẻ có động lực hứng thú trong việc học tập. Có rất nhiều phụ huynh đã phối hợp với thầy cô trang trí lớp học gần gũi thân thiện với những điều mà trẻ hứng thú, yêu thích. Để mỗi khi trẻ tới trường, lớp giống như được về với ngôi nhà của chính mình với những điều gân gũi thân thiên, an toàn. Tổ chức các hoạt động để HS tăng cường gắn kết, hòa đồng với bạn bè, thầy cô.
Điều đó rất cần sự quan tâm đồng hành của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp. Không để một mình GV phải đảm nhiệm vừa chuyên môn lẫn các hoạt động ngoại khóa.
Sự ảnh hưởng lớn nhất phải nói tới là giáo dục gia đình. Giáo dục noi gương, cha mẹ phải là hình mẫu trong lối sống. Trẻ thường có xu hướng nhìn thấy gì sẽ làm theo điều đó. Bố mẹ hay đọc sách con cũng sẽ có ham mê đọc sách. Cha mẹ chỉ xem ti vi hay "lướt" điện thoại thì con cũng có xu hướng như vậy.
Để trẻ không sợ học cha mẹ nên có sự gắn kết, cùng chơi với con, học mà chơi qua trò chơi và biến hoạt động học tập thành việc nhẹ nhàng, phong phú, luôn tập trung vào tiến bộ dù nhỏ nhất mỗi ngày của trẻ.
Bạn phuonghien***@gmail.com:
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết
Tôi có đi thực tế ở một số địa phương thì thấy tình hình không như một số báo chí phản ánh. Rất nhiều địa phương dạy tốt, học tốt. Tuy nhiên, nếu theo tình hình một số nơi được báo chí phản ánh, thì có thể có những nguyên nhân sau:
- Có thể có bộ sách hoặc một số bài trong bộ sách chưa phù hợp (không phải chỉ là nặng mà không logic hoặc tổ chức nhiều hoạt động rườm rà).
- Có thể do cách dạy chưa phù hợp.
- Có thể do học sinh năm nay chưa được chuẩn bị tốt.
- Có thể do phụ huynh học sinh lớp 1 quan tâm đến con mà chưa nắm được cách dạy con nên vô tình gây áp lực cho con.
- Có thể do lớp học quá đông.
Bạn Đào Mỹ Hạnh – Nghệ An:
TS. chuyên ngành Tâm lý Giáo dục Vũ Việt Anh
Dạy học đòi hỏi phải có chuyên môn, kỹ năng sư phạm. Ngay kể cả việc kèm trẻ học tại nhà cũng cần phải tham khảo ý kiến của thầy cô để đảm bảo không xung đột về kiến thức, phương pháp... khiến trẻ ở giữa không biết nghe theo ai.
Phụ huynh cần phải tìm hiểu về Chương trình, SGK, thời lượng, nội dung, mục tiêu giáo dục của từng bài học... để phối hợp nhịp nhàng với nội dung thầy cô giảng dạy trên lớp. Như vậy sẽ cộng hưởng tích cực đến học tập của trẻ. Ngược lại có thể gây ra những phản ứng tiêu cực đến kết quả học tập.
Bạn Nguyễn Thị Luyến, tỉnh Điện Biên.:
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết
Chào bạn! Tôi không rõ trường của bạn chọn bộ SGK nào. Nếu chọn bộ sách Cánh Diều thì SGK có các bài tập đọc lặp đi lặp lại liên tục các chữ, vần đã học, học sinh không thể quên được.
Nếu bạn dạy SGK khác thì có thể tham khảo sách Cánh Diều hoặc tham khảo cách làm của sách Cánh Diều để soạn cho học sinh các bài tập đọc ngắn; từ cuối học kì I soạn các bài tập chép, nghe viết để học sinh không quên chữ.
Bạn Minhphong…@gmail.com:
TS. chuyên ngành Tâm lý Giáo dục Vũ Việt Anh
Đó là quan niệm sai lầm rất lớn của nhiều bậc phụ huynh. Họ không hiểu rằng chỉ số thông minh học tập chỉ là một trong 10 chỉ số thông minh có thể giúp trẻ thành công trong tương lai.
Vì thế phụ huynh cần trang bị cho con của mình 5 phẩm chất và 10 năng lực theo yêu cầu của CTGDPT 2018. Nếu phụ huynh mang đến áp lực cho con mình về việc học tập sẽ làm cho trẻ phát triển lệch lạc, khó hòa nhập với công dân thời đại mới.
Theo tổ chức giáo dục Quốc tế UNESCO, việc học tập của trẻ cần đạt được 4 tiêu chí: Học để hiểu biết; Học để làm việc; Học để chung sống; Học để làm người.
Nên ngoài việc giáo dục ở trường học, phụ huynh cần giúp con rèn kĩ năng học và tự học; kỹ năng chung sống hòa bình, kỹ năng ứng xử giao tiếp; kỹ năng tư duy phản biện; kỹ năng giải quyết vấn đề... để đáp ứng tiêu chí của công dân thời đại mới.
Bạn Thu Huệ - Thái Bình:
Cô giáo Phạm Phương Tri
Phương pháp của tôi mỗi giờ lên lớp là tổ chức các hoạt động linh hoạt theo từng nội dung bài nhằm tạo không khí hứng khởi, thoải mái cho học sinh.
Đồng thời, tôi cũng thường xuyên động viên, khích lệ để các con tự tin, chủ động trong học tập. Học sinh của tôi cũng rất thích đi học, vui vẻ khi đến trường và hứng thú với việc học.
Ngoài ra, tôi cũng thường quan tâm đến tâm lý, tình cảm của học sinh, tránh tạo áp lực căng thẳng cho các con trong giờ học. Mỗi tiết học, tôi thường đan xen trò chơi, bài hát để các con được thư giãn, học tập tự nhiên.
Bạn Trương Bích Thủy, tỉnh Quảng Bình:
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết
Theo tôi không nên. Đặc biệt là không nên có quá nhiều cuộc thi dồn dập. Nếu có thì cũng chỉ yêu cầu “đẹp” ở mức của lớp 1
Bạn Nguyễn Thị Bích Ngọc (bichngoc***@gmail.com).:
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết
Theo tôi, phụ huynh học sinh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp con rèn luyện phẩm chất, nếp sống, kĩ năng sống và có một đời sống tâm hồn đẹp, vui tươi, phong phú.
Riêng về môn tiếng Việt – lớp 1, phụ huynh học sinh nào cũng có thể hỗ trợ con đọc, viết, nghe và nói. Về đọc - viết, có nhiều cách hỗ trợ, VD: giúp con ôn bài; khuyến khích con đọc sách, viết chữ (viết một vài từ, một vài câu cho ông bà, bố mẹ, anh chị em,…).
Giáo viên cần giúp phụ huynh học sinh nắm vững yêu cầu của chương trình, của từng bài càng tốt (nếu phụ huynh học sinh có điều kiện quan tâm); đặc biệt, giáo viên cần hướng dẫn phụ huynh học sinh cách dạy con, khích lệ con, không gây áp lực cho con…
Bạn Trần Thị Hoa, TP Vũng Tàu.:
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết
Theo quy định của chương trình, dĩ nhiên học sinh phải đạt kết quả rèn luyện toàn diện. Nhưng đó là kết quả giáo dục phối hợp của nhiều môn học. Các phẩm chất, năng lực chung cũng còn phải rèn luyện nhiều, liên tục, suốt thời gian học phổ thông.
Nhưng có những yêu cầu mà lớp 1 phải đạt ngay và rất rõ ràng, đó là: học sinh phải biết đọc, biết viết (tôi cho rằng, đặt ra yêu cầu biết đọc, biết viết dễ hiểu hơn là đọc thông viết thạo).
Tuy rèn 4 kĩ năng nhưng chương trình tập trung vào yêu cầu đọc và viết là chính: dành 60% thời lượng cho đọc, 25% thời lượng cho viết. Còn lại là nghe – nói: 10%; kiểm tra, đánh giá: 5%.
Các thầy, cô không phải chờ đến cuối năm mới đánh giá kỹ năng đọc – viết của học sinh, mà học sinh học đến đâu phải biết đọc biết viết đến đó.
Bạn Cao Hà Trang, Lạng Sơn:
Cô giáo Phạm Phương Tri
Bộ sách giáo khoa lớp 1 mới năm nay cũng có nhiều ưu điểm về nội dung cũng như hình thức. Ở nhiều môn học, sách mang đến những nội dung hấp dẫn, gần gũi và thiết thực. Tuy nhiên cũng có điểm chưa phù hợp đó là nội dung bài đọc ở môn Tiếng Việt hơi dài, chưa phù hợp với học sinh. Nếu bộ sách mới có thể điều chỉnh, giảm bớt nội dung đọc trong các bài thì tôi nghĩ bộ sách rất hoàn thiện, và tôi sẽ chọn dạy bộ sách mới.
Bạn Lê Long Hồ (longho***@gmail.com).:
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết
Theo tôi, có 3 lý do dẫn đến sự khác biệt như trên:
- Năng lực “trời cho” mỗi người khác nhau. VD: Có em nhận thức về chữ viết không nhanh nhưng học môn khác lại nhanh; có em đọc tốt nhưng viết không tốt…
- Sự chăm chỉ, tập trung chú ý, hứng thú học tập ở các em cũng khác nhau.
- Có một số học sinh đã biết chữ trước khi vào lớp 1.
Bạn Trương Minh Hương, Đại Từ, Thái Nguyên….:
Cô giáo Phạm Phương Tri
Dù học sách mới hay sách cũ thì việc tạo cho học sinh thói quen ôn bài ở nhà là rất cần thiết. Việc ôn lại bài sẽ giúp các con ghi nhớ kiến thức, học tập sẽ vững vàng hơn. Với chương trình mới năm nay, việc ôn bài ở nhà của con nên ưu tiên cho nội dung luyện đọc. Tuy nhiên, phụ huynh cần tránh tạo áp lực, gây căng thẳng cho con và tuyệt đối không cho con học bài quá muộn.
Bạn Bùi Thủy – Thái Bình:
TS. chuyên ngành Tâm lý Giáo dục Vũ Việt Anh
Để đồng hành hiệu quả với trẻ (đặc biệt trẻ vào lớp 1) chưa bao giờ là việc dễ dàng mà đòi hỏi cha mẹ phải trang bị kĩ càng cả kiến thức, kỹ năng và thấu hiểu tâm lý của trẻ trong giai đoạn này.
Cha mẹ cần phối hợp với thầy cô để tìm cách tiếp cận phù hợp nhất với con mình.
Có nhiều bạn trẻ cần phải có kỷ luật nghiêm khắc thì mới làm theo trong khi đó có bạn thì chỉ cần khen ngợi, khích lệ là đã có thể làm tốt những yêu cầu của thầy cô, bố mẹ đưa ra.
Nhưng ngược lại một số bạn phải dùng các phương pháp thách thức, thi đua thì trẻ mới có động lực để học tập.
Tuyệt đối bố mẹ không nên dùng các biện pháp tiêu cực để giáo dục con. Các hình phạt hà khắc: quát mắng, so sánh, đánh đập... sẽ làm con sợ hãi việc học tập mà không phát triển được tư duy và trí tuệ.
Bạn Bùi Tuấn Phong (tuanphong***@gmail.com):
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết
- Trước hết, giáo viên cần dạy đúng yêu cầu của chương trình.
- Giáo viên cần thực hiện quyền chủ động của mình. VD: tăng số tiết cho những bài học còn khó đối với số đông học sinh; thực hiện dạy học phân hóa; giảm bớt những hoạt động không thiết thực…
- Trong trường hợp có những bài trong SGK chưa phù hợp, thì cơ quan quản lý giáo dục cần hướng dẫn tác giả, nhà xuất bản để điều chỉnh.
Bạn nguyenthienha2309@...:
Cô giáo Phạm Phương Tri
Dịch Covid 19 đã ảnh hưởng nhiều tới học sinh trong năm học này, nhất là học sinh lớp 1. HS bỡ ngỡ hơn mọi năm khi không được học trọn vẹn năm cuối của bậc học mầm non, vì vậy các em chưa được tiếp cận nhiều với bảng chữ cái. Và học sinh năm nay cũng không được đến trường làm quen trước với nề nếp, phương pháp học tập của trường Tiểu học trước khi khai giảng vào lớp 1. Vì vậy khi bắt đầu vào năm học mới các con chưa thích nghi nhanh được.
Bạn Trungtran62…@gmail.com:
TS. chuyên ngành Tâm lý Giáo dục Vũ Việt Anh
Theo tôi, việc phát triển đầy đủ các phẩm chất và năng lực là việc sẽ phải rèn luyện suốt đời nên cha mẹ không nên kỳ vọng chỉ sau 1 tháng con đã có thể phát triển toàn diện. Việc trẻ đọc chậm, viết xấu... là điều hết sức bình thường.
Sự tiếp nhận chưa hiệu quả của trẻ trong 1 tháng đầu không khẳng định rằng chương trình học tập nặng hay nhẹ. Cần phải có một quá trình để làm quen, thích nghi với cách thức, phương pháp học ở môi trường mới.
Hơn lúc nào hết cha mẹ rất cần kiên nhẫn, động viên khích lệ để con làm quen với cách thức học mới. Ở giai đoạn tiếp theo khi đã làm quen với môi trường, bạn bè, thầy cô, cách học, kỷ luật... thì trẻ hoàn toàn có thể đạt được những kết quả vượt trội.
Bạn ngocha507@....:
Cô giáo Phạm Phương Tri
Theo tôi, HS có thể tiếp cận với công nghệ nhưng phải dưới sự giám sát, quản lý của cha mẹ. Và thời gian sử dụng các thiết bị công nghệ phải hợp lý, tránh sa đà, say sưa, ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập.
Bạn minhthu***@gmail.com:
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết
Chương trình tiếng Việt lớp 1 nào cũng dạy số vần, số chữ như nhau, với yêu cầu cuối năm học sinh phải biết đọc, biết viết nên không có chuyện chương trình nào “nặng” hơn chương trình nào.
Còn về SGK, mỗi quyển một khác, cần đánh giá cụ thể quyển nào nặng ở đâu để cơ quan chuyên môn có biện pháp điều chỉnh.
Bạn Lý Thị Thu Hoài (thuhoai***@gmail.com).:
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết
Tôi xin tái khẳng định là chương trình này không nặng hơn chương trình cũ. Tuy nhiên, chương trình vẫn cần được đánh giá và điều chỉnh.
Thời gian để đánh giá chương trình chắc chắn sẽ lâu hơn thời gian đánh giá SGK rất nhiều.
Còn về SGK, giáo viên có thể đánh giá sơ bộ ngay từ khi nghiên cứu để chọn SGK. Đồng thời, có thể đánh giá ngay trong quá trình dạy học, nhất là đánh giá từng bài cụ thể.
Giáo viên nên ghi lại đánh giá của mình và kịp thời phản ánh với nhà trường, hoặc các cơ quan quản lý giáo dục để điều chỉnh.
Bạn Trần Phương Lan, Thanh Hóa:
Cô giáo Phạm Phương Tri
Nhà trường chúng tôi luôn mong muốn được đồng hành cùng phụ huynh trong mọi hoạt động giáo dục. Với lớp 1 năm nay, năm đầu tiên dạy học theo sách giáo khoa mới, giáo viên chúng tôi đã trao đổi chia sẻ với phụ huynh về nội dung chương trình sách, về những hoạt động, những kiến thức mà học sinh được học trên lớp. Chúng tôi cũng chia sẻ với phụ huynh cách kèm con học ở nhà. Và Ban Giám hiệu nhà trường luôn luôn lắng nghe những ý kiến, những băn khoăn của giáo viên và phụ huynh học sinh, để từ đó có hướng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.
Bạn Trương Thị Mơ (momo***@gmail.com).:
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết
Trước hết, tôi rất chia sẻ với những khó khăn của cô giáo. Dạy lớp đông học sinh thì cô khó có thể quan tâm đến từng học sinh. Riêng việc chờ gần 60 học sinh lấy bảng con và cất bảng con thì cô đã mất thời gian hơn nhiều so với lớp học chuẩn.
Tôi đề nghị chính quyền địa phương sớm có biện pháp giải quyết; trước mắt, phải hỗ trợ thêm cho giáo viên, VD: Trả thù lao vượt giờ….
Về phía giáo viên, có thể tăng thời lượng học cho mỗi bài và sắp xếp học sinh theo nhóm hỗ trợ (VD: có HS khá giỏi làm nòng cốt).
Bạn Thúy Vinh, TP.HCM:
TS. chuyên ngành Tâm lý Giáo dục Vũ Việt Anh
Thời gian học tập cho trẻ lớp 1 không nên kéo dài quá 30 phút. Nên chia nhỏ quỹ thời gian học để trẻ vừa học vừa giải lao, thư giãn.
Cha mẹ nên áp dụng nguyên tắc "Cây bút xanh" (Khi con làm đúng, viết đẹp thì dùng bút xanh để khoanh vùng) để khích lệ động viên con. Cha mẹ thường có thói quen chỉ tập trung tìm ra những điểm sai, xấu... của con từ đó phê bình, nhắc nhở, điều chỉnh theo sự kỳ vọng của mình. Tuy nhiên các con cần những hình mẫu đúng, tốt đẹp để theo. Khi cha mẹ chỉ tập trung vào những điều tốt đẹp để giáo dục, hướng dẫn con cái... thì việc kèm cặp con học không còn áp lực, căng thẳng.
VD: Hàng ngày cha mẹ có thể khen ngợi con bằng ánh mắt, nụ cười, hành động, cử chỉ tích cực, có nhiều chữ viết đẹp hơn ngày hôm qua...
Ngoài khích lệ động viên về tinh thần cũng nên tạo cho con những không gian học tập hứng thú (có thể trang trí cây xanh, tranh ảnh đẹp, đồ vật trẻ yêu thích, thoáng đãng, yên tĩnh...).
Bạn Nguyễn Như Bình, TP Hà Nội:
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết
Trước hết, tôi rất chia sẻ với những khó khăn của thầy, cô giáo; cụ thể là:
+ Học sinh năm nay ở bậc học mầm non nghỉ 4 tháng liền do đại dịch Covid-19, nên “trang bị” về nền nếp học tập, nhận mặt chữ… chưa đầy đủ.
+ Năm nay, sau khai giảng, học sinh vào học ngay, không có “tuần số 0” để chuẩn bị.
+ Chương trình mới, SGK mới nên thầy cô có thể chưa thành thục.
Từ thực tế trên, tôi mong các thầy cô giáo tự đánh giá và điều chỉnh:
+ Xem mình có đòi hỏi học sinh cao hơn chương trình không?
+ Xem mình có tổ chức quá nhiều hoạt động không thiết thực không (VD: khởi động không thiết thực; dừng ở các hoạt động phát âm, đánh vần, tìm chữ quá lâu…).
+ Xem mình đã dạy học linh hoạt và phân hóa chưa? Mỗi học sinh trong lớp có đặc điểm và khả năng riêng. Thầy, cô giáo cần giao nhiệm vụ học tập phù hợp với năng lực của từng em.
Bạn Huyền Thanh, Hải Hậu, Nam Định:
Cô giáo Phạm Phương Tri
Điểm nổi bật nhất trong chương trình SGK mới là có 5 bộ sách cho GV lựa chọn. GV được chủ động hơn trong việc lựa sách sao cho phù hợp nhất với trường của mình. Sách mới có kênh hình đẹp, chất lượng sách tốt, màu sắc sinh động. Các nhà xuất bản sách mới cũng cung cấp cho giáo viên nhiều tư liệu cũng như các phương tiện để phục vụ giảng dạy: sách mềm, giáo án điện tử…
Bạn Binhnguye…@gmail.com:
TS. chuyên ngành Tâm lý Giáo dục Vũ Việt Anh
Ở giai đoạn từ MN lên TH, trẻ chỉ cần thực hiện được nguyên tắc thích nghi với môi trường mới, cách thức học tập mới; đáp ứng được đòi hỏi về yêu cầu cơ bản trong SGK và phát triển đầy đủ về thể chất tinh thần và các thói quen tốt.
Vì thế việc học trước chương trình không cần thiết, thậm chí sẽ chiếm dụng quỹ thời gian để trẻ vui chơi, phát triển toàn diện.
Học trước khiến trẻ sẽ bị căng thẳng mệt mỏi. Việc nhồi nhét quá nhiều kiến thức trừu tượng sẽ làm cho trẻ căng thẳng, sợ hãi với học tập.
Bạn Lưu Thị Hà (halt***@gmail.com).:
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết
- Không. Vì HS lớp 1 có cả 10 tiết/ngày để tự học, thực hành, vui chơi, học ngoại ngữ (tùy chọn). Cho nên giáo viên hoàn toàn có thể sử dụng tiết học này để những học sinh chưa làm xong bài tập có điều kiện hoàn thành.
Học sinh lớp 1 còn nhỏ tuổi, vừa học, vừa chơi, không nên tận dụng thời gian nghỉ ngơi của các em để làm bài tập.
Về phía phụ huynh, chỉ cần hỏi bài xem con nắm đến đâu, nếu cần thì có hỗ trợ con nhưng tuyệt đối không gây áp lực cho con.
Bạn Nguyễn Ngọc Tân, Tiên Lữ, Hưng Yên:
Cô giáo Phạm Phương Tri
Khi dạy em học bài ở nhà, con cần hướng dẫn em kĩ hơn về yêu cầu của từng bài vì trong sách mới có nhiều dạng bài tập hơn, yêu cầu trong từng bài tập cũng rất linh hoạt. Tuy nhiên về phần bài làm và trình bày bài làm, con hướng dẫn em như cách làm con đã được học ở chương trình cũ.
Bạn Nguyễn Minh Tân (minhtan***@gmail.com):
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết
- Trước hết cần phân biệt Chương trình và sách giáo khoa (SGK). Chương trình tiếng Việt 1 xưa, nay và mai sau đều có mục tiêu chính là dạy học sinh biết đọc biết viết.
Muốn biết đọc biết viết thì phải học đủ 29 chữ cái, 11 hoặc 14 chữ ghép (tùy quan niệm), trên dưới 140 vần. SGK là sự cụ thể hóa chương trình. Mỗi bộ SGK có thể có cách tiếp cận riêng. VD: Phân bổ nội dung dạy học khác; Tính toán số đầu việc phải làm trong 1 tiết học, 1 bài học cũng khác.
Do đó, nói “nặng” – “nhẹ” là tùy thuộc vào:
+ Từng quyển SGK, từng bài học cụ thể.
+ Cách dạy của giáo viên (có giáo viên vô tình đặt yêu cầu cao hơn chương trình. VD: dạy viết vượt 25% thời lượng của chương trình; yêu cầu học sinh lớp 1 biết nối nét chữ hoặc tổ chức nhiều hoạt động rườm rà…).
Do đó nói chuyện “nặng” hay “nhẹ”, chúng ta phải nói đến bài cụ thể, SGK cụ thể thì tác giả và các cơ quan quản lý mới có giải pháp để hướng dẫn giáo viên.
Bạn Mai Hương, Đống Đa, Hà Nội:
Cô giáo Phạm Phương Tri
Lớp 1, các con còn nhỏ nên dù học SGK cũ hay mới cũng rất cần sự quan tâm sát sao của bố mẹ. Phụ huynh nên rèn cho con thói quen ôn lại bài khi ở nhà, giải đáp những thắc mắc của con. PH nên trao đổi với GV về những nội dung còn băn khoăn khi kèm con học. Luôn cần có sự phối kết hợp giữa phụ huynh và giáo viên trong các hoạt động giáo dục trẻ.
Bạn Vietcuonghn@....:
Cô giáo Phạm Phương Tri
Rất chia sẻ với anh chị trong việc các con không được đến trường trước để làm quen với môi trường mới. Vì vậy, để các con tập trung hơn, bớt những bỡ ngỡ khi bước vào năm học đầu cấp, phụ huynh cần đồng hành cùng con. Khích lệ, động viên để con có tinh thần thoải mái, hứng thú trong học tập.
Tránh việc gò ép, căng thẳng gây tâm lý sợ học cho các con. Phụ huynh nên dành thời gian cùng con ôn bài hàng ngày. Có thể đan xen các trò chơi trong khi học tập để con hào hứng, vui vẻ.
Bạn Nguyễn Bảo Khanh – Hải Phòng:
TS. chuyên ngành Tâm lý Giáo dục Vũ Việt Anh
Việc rèn luyên nền nếp cho trẻ MN chuyển lên TH là vô cùng quan trọng, rèn nhân cách và thói quen tốt là mục tiêu chính của trẻ trong giai đoạn này. Cha mẹ cần rèn cho con về thói quen đúng giờ, ngăn nắp, tự lập, biết kiểm tra đầy đủ đồ dùng học tập và tự bảo vệ bản thân, thích nghi với môi trường mới.
Đồng thời luôn luôn khuyến khích động viên con để con có động lực khám phá, tìm hiểu việc học tập.
Bạn giaovientieuhoc@.....:
Cô giáo Phạm Phương Tri
Ở trường Tiểu học Ngọc Khánh chúng tôi, Ban Giám hiệu đã tạo điều kiện để 100% GV lớp 1 tham dự các buổi tập huấn SGK. Đưa sách đến với GV sớm nhất có thể. Hỗ trợ đầy đủ các phương tiện phục vụ hoạt động dạy học. Lắng nghe những băn khoăn của GV để có hướng giúp đỡ, tháo gỡ những khó khăn. Tổ chức các tiết chuyên đề để bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.
Bạn thienhuong123@...:
Cô giáo Phạm Phương Tri
Năm nay, nhận lớp 1 tôi thấy vất vả hơn mọi năm. Cũng do nhiều yếu tố. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên thời gian cuối ở cấp mầm non, các con chưa được rèn luyện nhiều, không được làm quen với bảng chữ cái. Năm nay, các con cũng không được đến trường làm quen trước với nếp học lớp 1 trước khai giảng. Thêm nữa, năm nay lại là năm đầu tiên học sách giáo khoa mới. Với sách mới, ở môn Tiếng Việt, nội dung bài đọc khá dài, làm cho học sinh cảm thấy khó. Giáo viên lớp 1 chúng tôi vừa phải rèn nề nếp học cho các con, vừa phải dạy cho kịp bài cũng cảm thấy có phần áp lực.
Bạn Nguyễn Phương Thảo (phuongthao***@gmail.com).:
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết
Chương trình giáo dục phổ thông mới gọi chuẩn đầu ra là yêu cầu cần đạt. Chương trình mới xuất phát từ yêu cầu cần đạt xác định nội dung dạy học. Yêu cầu cần đạt gồm các yêu cầu về phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù.
Việc hình thành phẩm chất, năng lực chung là việc cần sự phối hợp của nhiều môn học, hoạt động giáo dục.
Riêng nhiệm vụ hình thành, phát triển năng lực đặc thù (tức là năng lực ngôn ngữ, thể hiện ở các kỹ năng đọc – viết – nói – nghe) là nhiệm vụ chính của môn tiếng Việt.
Chương trình đã quy định rất cụ thể các yêu cầu này. Bạn có thể tìm hiểu chương trình trên mạng để nắm được cụ thể hơn.
Bạn QuangNguyen…@gmail.com:
TS. chuyên ngành Tâm lý Giáo dục Vũ Việt Anh
Các con đang được vui chơi tự do chuyển sang học tập là chính thì cần phải trang bị một số kỹ năng về tập trung, lắng nghe, nền nếp, thói quen, tuân thủ giờ giấc quy định, các tư thế ngồi học đúng, cách cầm bút và khả năng khéo léo của đôi tay.
Các con cũng cần có ý thức trong việc bảo vệ bản thân tự chuẩn bị đồ dùng học tập, đồ dùng cá nhân và cùng một lúc phải làm rất nhiều việc như vậy nên các con gặp nhiều khó khăn, áp lực, chưa kể đến việc hòa đồng, nhớ tên bạn bè, thầy cô, vị trí lớp học... ở môi trường hoàn toàn mới.
Việc này khiến các con chưa thể thích nghi ngay lập tức và cần có khoảng thời gian để làm quen, hòa nhập.
Bạn Trần Cường, 0985678…:
Cô giáo Phạm Phương Tri
Trường TH Ngọc Khánh chúng tôi không chọn nguyên 1 bộ sách mà với mỗi môn học, chúng tôi lựa chọn sách ở những bộ khác nhau, sao cho phù hợp với điều kiện dạy học của trường mình nhất.
Bạn Nguyễn Lan Hương, Hạ Hòa, Phú Thọ:
Cô giáo Phạm Phương Tri
Với sách giáo khoa Tiếng Việt năm nay tôi thấy: phần tiếng, từ mới hợp lý, phù hợp với học sinh. Tuy nhiên, phần đọc đoạn dài hơi quá sức cho các con. Việc đưa mẫu chữ in hoa vào ngay từ những bài đầu,và giới thiệu 3 mẫu chữ trong 1 bài đọc làm cho học sinh dễ bị lẫn.
Bạn Nguyễn Duy – Hà Nội:
TS. chuyên ngành Tâm lý Giáo dục Vũ Việt Anh
Chào bạn. Xin cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi.
Với câu hỏi này tôi xin trả lời như sau: Học sinh chuyển tiếp từ Mầm non (MN) sang Tiểu học (TH) - đây là giai đoạn chuyển tiếp hết sức quan trọng đối với trẻ, trẻ đang từ môi trường chủ yếu là học, chơi tự do sang việc học có kỷ luật và học có định hướng. Ở bậc MN các con được chơi nhiều hơn, tự do hơn, thoải mái đi lại, không bắt buộc phải ghi nhớ nhiều, không phải kiểm tra, nhắc nhở đôn đốc mà chủ yếu được vui chơi, ca hát, đi lại tự do, được khen ngợi, khích lệ, động viên...
Bạn kimthoa123@...:
Cô giáo Phạm Phương Tri
Trước khi nhận được chủ trương về việc thay đổi sách giáo khoa lớp 1, giáo viên của trường đã chuẩn bị sẵn các phương án và tinh thần để đồng hành cùng các con. Tuy nhiên, chúng tôi gặp khó khăn ban đầu trong việc tiếp cận sách giáo khoa mới là sách giáo viên và vở Tập viết có muộn hơn sách giáo khoa.
Bạn Ngosy...@gmail.com:
Cô giáo Phạm Phương Tri
Ở trường Tiểu học Ngọc Khánh, để dạy học sinh chương trình sách giáo khoa mới năm nay, mỗi giáo viên chúng tôi cần nghiên cứu kĩ nội dung chương trình, bài học trong sách giáo khoa và sách giáo viên; soạn giáo án, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dạy học cho giáo viên, đồ dùng học tập cho học sinh.
Đồng thời, giáo viên khối 1 tham dự tất cả các buổi tập huấn về nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy sách giáo khoa mới.
Ngoài ra, chúng tôi có sự bàn bạc, thống nhất trong tổ chuyên môn, lên tiết dạy thử, rút kinh nghiệm cho những tiết dạy.
Bạn Hà Thị Thanh, tỉnh Bến Tre.: