Tham gia chương trình có các khách mời:
- Ông Tô Hồng Nam, Phó Cục trưởng, Cục Công nghệ thông tin - Bộ GD&ĐT.
- TS Tôn Quang Cường, Chủ nhiệm khoa Công nghệ giáo dục, trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội.
- Thầy Nguyễn Cao Cường, Hiệu trưởng trường THCS Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội.
Không phải vì Covid-19, dạy học trực tuyến trở thành xu thế không thể đảo ngược khi công nghệ đang có ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống xã hội, trong đó có giáo dục.
Ở Việt Nam, dạy học trực tuyến còn là điều mới mẻ và mọi thứ vẫn đang ở giai đoạn khởi đầu. Lần đầu tiên việc dạy học qua internet, trên truyền hình được triển khai trên phạm vi toàn quốc ở bậc học phổ thông, với hướng dẫn bài bản, cụ thể của Bộ GD&ĐT là khi học sinh tạm dừng đến trường vì dịch bệnh.
Sự chuyển hướng này giúp học sinh không dừng việc học trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội và chương trình học hoàn thành trước 15/7; đồng thời cho thấy thực hiện dạy học trực tuyến khó, nhưng không phải không làm được, và việc công nhận chính thông hình thức dạy học này trở thành yêu cầu tất yếu.
Nhận thức được điều đó, đầu tháng 8 vừa qua, Bộ GD&ĐT đã công bố xin ý kiến rộng rãi dự thảo Thông tư ban hành quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên.
Dự thảo đưa ra 3 hình thức tổ chức dạy học trực tuyến, gồm: Dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp; dạy học trực tuyến thay thế một phần quá trình dạy học trực tiếp; dạy học trực tuyến thay thế hoàn toàn quá trình dạy học trực tiếp.
Cùng với đó, nhiều nội dung khác về dạy học trực tuyến cũng được quy định như: tổ chức hoạt động dạy học trực tuyến; quản lý và lưu trữ hồ sơ; hạ tầng kỹ thuật và học liệu dạy học; quyền và nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên, học sinh; trách nhiệm của Sở/Phòng GD&ĐT và cơ sở giáo dục phổ thông trong việc tổ chức dạy học trực tuyến…
Khi ban hành, đây sẽ là cơ sở pháp lý đầu tiên cho dạy học trực tuyến ở bậc học phổ thông. Tuy nhiên, khi dạy học trực tuyến được công nhận, trở thành hình thức dạy học chính thống trong các nhà trường, thì không ít vấn đề khúc mắc liên quan đến nội dung này của các nhà trường, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh cần được tháo gỡ, giải đáp. Chương trình giao lưu cũng xuất phát từ chính nhu cầu này.
TS Tôn Quang Cường
Chủ nhiệm khoa Công nghệ giáo dục, Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội
Ông Tô Hồng Nam
Phó Cục trưởng, Cục Công nghệ thông tin - Bộ Giáo dục và Đào tạo
Thầy Nguyễn Cao Cường
Hiệu trưởng Trường THCS Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
TS Tôn Quang Cường
Nhà trường cần cung cấp lịch học và các yêu cầu học tập online cho phụ huynh để cùng phối hợp kiểm tra, giám sát và hỗ trợ quá trình học tập của học sinh. Ở cấp tiểu học, việc phối hợp với cha mẹ học sinh để hỗ trợ triển khai dạy học trực tuyến là rất cần thiết. Trong trường hợp này, giáo viên cần chủ động xây dựng kế hoạch học tập, thông báo và đề nghi sự hỗ trợ của cha mẹ. Thậm chí, có thể đề nghị phụ huynh ngồi học cùng với học sinh trong 1 số trường hợp. Mặt khác, giáo viên nên thường xuyên kết nối, thông báo về quá trình học tập của học sinh và tạo sự đồng thuận, chia sẻ trong việc thúc đẩy ý thức tự giác, chủ động của học sinh.
Bạn Đinh Văn Minh (Ninh Bình):
Ông Tô Hồng Nam
Theo dự thảo Thông tư, phải đáp ứng các điều kiện tối thiểu mới triển khai dạy học trực tuyến theo các mức độ, phải đảm bảo chất lượng, không tạo áp lực với GV và HS. Căn cứ vào điều kiện thực tế, nhà trường và địa phương quyết định việc triển khai dạy học trực tuyến phù hợp.
Bạn Nguyễn Lâm Vỹ (Phú Thọ):
TS Tôn Quang Cường
Trước mắt, Ban giám hiệu nhà trường cần xây dựng bộ công cụ quản lý và triển khai dạy học (tối thiểu 2 giải pháp): Hệ thống quản lý học tập và giảng bài trực tuyến; thống nhất thời khóa biểu dạy học các môn; tái cấu trúc việc dạy học môn học thành 3 phần (phần giảng bài online, phần hướng dẫn giải đáp củng cố, phần kiểm tra đánh giá theo dõi học sinh).
Nhà trường cần điều chỉnh lại kế hoạch, sắp xếp lại lịch học cho hợp lý; xây dựng quy định để bảo đảm chất lượng dạy học, bao gồm: việc triển khai dạy học, các quy định học tập cho học sinh. Những quy định này cần cung cấp cho phụ huynh học sinh để cùng phối hợp thực hiện.
Về phía tổ chuyên môn, cần có sự trao đổi và thống nhất khi xây dựng các bài giảng phục vụ cho dạy học online: lựa chọn nội dung cốt lõi nhất trong chương trình; tái cấu trúc lại nội dung môn học; thiết kế, lồng ghép nội dung trong các tình huống, vấn đề… để hỗ trợ học sinh thảo luận, thực hành; giảm các nội dung mang tính bổ trợ; số hóa tối đa nội dung trong SGK bằng các công cụ công nghệ khác nhau; lập kế hoạch phân công cụ thể cho giáo viên, bám sát tiến trình học tập của từng lớp; phân công giáo viên khai thác các nguồn học liệu mở, xây dựng bổ sung học liệu số cho môn học; phân công giáo viên hỗ trợ lẫn nhau khi giảng bài online; tiếp tục tập huấn sử dụng các công cụ hỗ trợ dạy học online theo nguyên tắc dạy học kết hợp, lớp học đảo ngược và dạy học cá nhân hóa; cung cấp nội dung, tài liệu học tập cho học sinh trước khi đến lớp học online…
Bạn Nguyễn Thị Thủy (Hà Nội):
Ông Tô Hồng Nam
Đúng là học sinh lớp 1 ý thức tự giác chưa cao, cần sự giúp đỡ của PHHS khi học trực tuyến. Trong trường hợp này gia đình có thể liên hệ nhờ sự giúp đỡ của nhà trường, của giáo viên hoặc nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, người thân quen.
Bạn Nguyễn Văn Thắng (Yên Bái):
Ông Tô Hồng Nam
Theo dự thảo Thông tư, việc dạy học trực tuyến chỉ thực hiện khi đáp ứng các điều kiện theo quy định, phù hợp với 1 trong 3 mức độ. Thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Bộ TT&TT đề nghị các nhà mạng hỗ trợ, phủ sóng 4G hoặc cung cấp các giải pháp đưa Internet đến với vùng khó khăn.
Bạn Bình Nguyên (Hà Nội):
TS Tôn Quang Cường
Thầy cô có thể áp dụng những nguyên tắc sau:
- Chuyển nội dung thành các hoạt động để thực hiện nội dung (theo mục tiêu dạy học).
- Đóng gói nội dung theo các định dạng số hóa khác nhau, dễ dàng chia sẻ trên các thiết bị công nghệ, dễ dàng tiếp cận, truy cập và lưu trữ.
- Dung lượng nội dung không nên quá lớn (ví dụ, nội dung của 1 bài giảng theo chương trình trước đây có thể được thiết kế thành 4 - 5 nội dung nhỏ tương ứng với các vấn đề, tình huống… gắn kết với thực tiễn).
- Thiết kế nội dung theo hướng mở để học sinh có cơ hội mở rộng đóng góp thêm các thông tin kiến thức trong quá trình học tập.
- Trong mọi trường hợp, nội dung cần được giao cho học sinh nghiên cứu trước giờ học online, có thể huy động sự tham gia của phụ huynh để hỗ trợ.
Bạn Phạm Thanh Ngân (Hà Nội):
Ông Tô Hồng Nam
Trên thực tế, mặc dù ý thức tự giác của các con chưa cao nhưng với sự hỗ trợ của PHHS, việc dạy học trực tuyến cho trẻ mầm non trong thời gian giãn cách ở một số nơi cho thấy kết quả khả quan. Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang nghiên cứu, rà soát, đánh giá về đề xuất này.
Bạn Hoàng Ngọc Châu (Hà Nội):
Ông Tô Hồng Nam
Trong trường hợp bất khả kháng trường hợp đặc biệt xảy ra - nếu dịch bệnh chưa được khống chế - việc này cần phải bàn thảo kĩ lưỡng, thống nhất giữa các cơ quan chức năng. Theo cá nhân tôi, có thể có nhiều phương án giải quyết, chẳng hạn như kéo dài thời gian năm học hoặc có thể đặc cách công nhận kết quả trực tuyến...
Bạn Nhật Khánh (Yên Bái):
TS Tôn Quang Cường
Đối với các nội dung dạy học thiên về rèn kỹ năng, cần có một kịch bản rõ ràng theo tiếp cận hoạt động. Xin có vài gợi ý nhỏ như sau:
- Mô tả kỹ năng, các thành tố của nó một cách sinh động (bằng các công cụ công nghệ khác nhau: âm thanh, hình ảnh, đồ họa, sơ đồ hệ thống…)
- Mô tả bối cảnh và điều kiện hình thành, rèn luyện kỹ năng.
- Đặt các tình huống cần đến sự vận dụng của kỹ năng.
- Sử dụng các thiết bị công nghệ đồng bộ để quay lại bài giảng theo logic hình thành kỹ năng. Ví dụ: khi triển khai giờ học online, cần chuẩn bị sẵn một số video để trình chiếu, minh họa. Trong trường hợp cần thiết, giáo viên có thể kết nối điện thoại thông minh có camera với nền tảng dạy học trực tuyến để trình bày bổ sung (quay kỹ năng ở một góc nhìn khác).
- Luôn kết nối với học sinh, yêu cầu thực hiện thử các kỹ năng và cho đánh giá phản hồi liên tục.
- Giao bài tập, kiểm tra đánh giá theo tiếp cận thực hiện và trình bày kỹ năng kèm theo nhận xét, đánh giá về việc thực hiện kỹ năng đó.
Bạn Trần Ngọc Hòa (Hưng Yên):
Ông Tô Hồng Nam
Dạy học trực tuyến bổ trợ cho dạy học truyền thống trực tiếp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, không liên quan đến việc cắt giảm những môn phụ hay không. Dự thảo Thông tư ban hành Quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở GDTP và GDTX đăng mạng ngày 11/8/2020 của Bộ GD&ĐT cũng đã khẳng định điều này (điều 3).
Bạn Lê Thị Loan (Thái Bình):
Ông Tô Hồng Nam
Đúng là để dạy học trực tuyến cần trang bị kiến thức, kĩ năng cơ bản về sử dụng CNTT, soạn bài giảng online. Theo tôi nếu thực sự muốn thì giáo viên lớn tuổi vẫn có thể học được với sự giúp đỡ của con em, đồng nghiệp. Trên thực tế không ít trường hợp người lớn tuổi vẫn có thể học sử dụng CNTT được đấy thôi.
Bạn khanhnguyen@gmail.com:
Thầy Nguyễn Cao Cường
Với những HS học trực tuyến đạt kết quả cao là một điều hết sức vui mừng, phấn khởi với các thầy cô giáo, nhà trường. Ngoài việc các lớp sẽ khen thưởng, động viên, nhà trường sẽ có các hình thức động viên, khen thưởng, lan tỏa hình ảnh để tôn vinh HS. Bên cạnh đó, đây là những điển hình cần được lan tỏa, truyền cảm hứng tới các HS khác trong và ngoài trường.
Bạn Hoàng Vân Anh (Hà Nội):
Ông Tô Hồng Nam
Về phần mềm Zoom thì Bộ TTTT đã có văn bản khuyến cáo không nên sử dụng trong các cơ quan hành chính nhà nước vì có lỗi về bảo mật, các nhà trường cân nhắc cẩn thận khi sử dụng để học trực tuyến.
Hiện có rất nhiều ứng dụng có thể thay thế Zoom, cả trong nước và nước ngoài, có phí và mất phí (Microsoft Teams, Hangout meet, Amazon, Jitsi..), tùy vào nhu cầu sử dụng của từng trường sẽ lựa chọn các phần mềm phù hợp.
Sẽ là vi phạm luật cạnh tranh nếu quy định chỉ được dùng 1 phần mềm của 1 hãng cụ thể. Tuy nhiên Bộ GD&ĐT đang phối hợp với Bộ TTTT khuyến cáo 1 danh sách các ứng dụng học trực tuyến để các trường lựa chọn.
Bạn lequyen@gmail.com:
Thầy Nguyễn Cao Cường
Đây là những pha quan trọng của dạy học trực tuyến. Chúng tôi rất ủng hộ. Ở trường chúng tôi, từ điểm danh, kiểm tra bài cũ, bài mới,... các thầy cô sử dụng những công cụ dưới dạng trò chơi rất hiệu quả. HS rất thích thú và hào hứng.
Bạn Ngọc Bích (Hải Dương):
TS Tôn Quang Cường
Trong dạy học trực tuyến, các nội dung và công cụ kiểm tra, đánh giá đều được triển khai trên các hệ thống, giải pháp công nghệ cho sẵn. Do đó, giáo viên cần nắm vững thành thục các thao tác thiết kế và triển khai hoạt động này.
Khi thiết kế các câu hỏi kiểm tra, đánh giá trong dạy học trực tuyến, giáo viên có thể căn cứ vào mục tiêu của môn học, các mức độ thực hiện nhiệm vụ học tập, các tiêu chí đánh giá và khả năng trình bày kết quả thực hiện của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên lựa chọn các công cụ đánh giá phù hợp (Quiz; test; bài kiểm tra nộp trên hệ thống; các nhận xét, bình luận, đánh giá trên diễn đàn…).
Một trong những điểm rất quan trọng tạo nên tính hiệu quả và sự thành công trong kiểm tra, đánh giá online là cần phải cung cấp thông tin phản hồi nhanh chóng cho người học. Giáo viên có thể sử dụng một số giải pháp, nên tảng đánh giá trực tuyến để tích hợp vào trong quá trình dạy học, đan xen giữa các hoạt động học tập của học sinh hơn là chỉ chú ý giao bài tập về nhà trên hệ thống này. Mặt khác, rất khuyến khích giáo viên thiết kế các nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá theo tiếp cận thực hiện tạo ra sản phẩm. Trong quá trình này, giáo viên có thể hỗ trợ, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Kết hợp với đánh giá sản phẩm cuối cùng của học sinh, giáo viên có thể đưa ra những nhận định về năng lực học sinh một cách khách quan, công bằng, chính xác.
Đây là một hướng tiếp cận trong kiểm tra, đánh giá khá thú vị hiện nay: chuyển từ giáo viên đánh giá sang học sinh tự đánh giá, cùng đánh giá, đánh giá lẫn nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập. Dạy học online cùng với các hệ thống hỗ trợ đánh giá online đang làm tốt chức năng này.
Công nghệ giáo dục hiện nay có thể hỗ trợ kiểm tra, đánh giá năng lực theo các tiêu chí thực hiện, đưa ra được những phân tích, dự báo, hướng phát triển năng lực cho học sinh trong quá trình học tập.
Bạn Duy Anh:
Thầy Nguyễn Cao Cường
Điều này không đúng cho tất cả. Nhiều thầy cô giáo có kinh nghiệm, đã thành thạo với dạy học trực tuyến, các bài giảng rất hay và phân loại HS khá tốt. Và cũng có nhiều HS quen với học trực tuyến, các em học rất hiệu quả, thậm chí học giỏi.
Tuy nhiên, với những trường thực hiện dạy học trực tuyến ở giai đoạn đầu, GV và HS chưa quen, chưa có nguồn học liệu đầy đủ, phong phú. Phương pháp dạy và học đang còn nhiều bỡ ngỡ. Trong trường hợp này thì dạy học trực tuyến chưa thực sự hiệu quả bằng dạy học trực tiếp.
Bạn Nguyễn Mạnh Quân (Hà Nội):
Ông Tô Hồng Nam
Theo cá nhân tôi, việc thu học phí và hỗ trợ học phí phải thực hiện theo quy định tại Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 2 tháng 10 năm 2015 và các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
Đối với các trường ngoài công lập thì mức thu học phí học trực tuyến phải thực hiện trên cơ sở cam kết giữa gia đình và nhà trường, và công khai minh bạch trước khi triển khai.
Bạn quochuy@gmail.com:
Thầy Nguyễn Cao Cường
Theo tôi, với HS lớp 1, dạy học trực tuyến mang lại hiệu quả không cao. Trong trường hợp buộc phải dạy học trực tuyến, chắc chắn phải có sự phối hợp, hỗ trợ của cha mẹ học sinh, từ lựa chọn thiết bị, phối hợp thời gian, kết nối,... Bên cạnh đó phương pháp dạy học của GV cũng vô cùng quan trọng. Cần có những thiết kế bài giảng đơn giản, học mà chơi, chơi mà học, nhẹ nhàng, vừa sức, vừa thời lượng... Các bước thực hiện cần thực hiện công phu, tỉ mỉ, từng bước để HS quen, hứng thú.
Bạn Trần Minh Châu (Hưng Yên):
Ông Tô Hồng Nam
Đúng như bạn nhận định, để quá trình học trực tuyến có hiệu quả cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, giáo viên, cơ sở giáo dục. Trên thực tế thời gian vừa qua, nhiều trường đã triển khai hiệu quả việc học trực tuyến ngay cả đối với cấp học mầm non, là lứa tuổi còn rất nhỏ, điều này có được là nhờ sự đồng hành của PHHS.
Để chính thức hóa việc này, Điều 11 trong Dự thảo Thông tư có giao nhiệm vụ cho giáo viên thường xuyên trao đổi, phối hợp với PHHS thực hiện giám sát, hỗ trợ HS phù hợp theo lứa tuổi, cấp học.
Bạn trinhduy...@gmail.com:
TS Tôn Quang Cường
Để có bài giảng video chất lượng cho dạy học trực tuyến, giáo viên cần xây dựng kịch bản sư phạm và kịch bản công nghệ. Kịch bản sư phạm được chuyển hóa từ tiếp cận nội dung như trước đây sang tiếp cận hoạt động. Điều này có nghĩa là giáo viên cần tư duy: người học sẽ có thể làm được gì với nội dung dạy học này. Từ đó, giáo viên sẽ thiết kế các hoạt động học tập phù hợp và tìm đến các công cụ công nghệ phù hợp (kịch bản công nghệ).
Hiện nay, có khá nhiều công cụ để hỗ trợ các thầy cô thực hiện quay video bài giảng. Thầy cô có thể lựa chọn những công cụ đơn giản, thuận tiện, dễ đóng gói và chia sẻ tức thời (Prezi, Loom, Videomaker…). Tuy nhiên, có một số lưu ý như sau:
- Tạo phông nền có tính tương phản cao; ánh sáng phù hợp; âm thanh không nhiễu, rè; màu sắc, trang phục nhã nhặn.
- Nội dung cần được thiết kế logic, kích cỡ văn bản và hình ảnh trình bày phù hợp; nên thiết kế nội dung dưới dạng tình huống, vấn đề, câu hỏi để tăng tính tương tác hơn là trình bày thuyết giảng.
- Nên luyện tập trước khi ghi hình; kết hợp nhuần nhuyễn ngôn ngữ cơ thể và biểu cảm, di chuyển hợp lý. Sau khi ghi có thể thực hiện công đoạn biên tập hậu kỳ để bài giảng được đóng gói theo chuẩn và bảo đảm tính thẩm mỹ.
- Khuyến khích quay video trong bối cảnh tự nhiên, tạo cảm giác và bối cảnh học tập một cách thân thiện, sinh động.
- Nội dung video không nên quá dài, thời lượng khoảng từ 5-7 phút là hợp lý.
Bạn Thu Hằng (Hưng Yên):
Thầy Nguyễn Cao Cường
Ban đầu sẽ là như vậy, khi HS và GV giao tiếp chưa quen.
Sau đó, khi thành nếp học, GV cần đổi mới phương pháp dạy học, tìm kiếm thêm các phần mềm thú vị trong giờ dạy đó như các phần mềm điểm danh, kiểm tra đánh giá, học liệu hay, động viên, cho điểm HS... Những yếu tố đó sẽ giúp cải thiện tình hình.
Bạn Ngọc Hà (Hải Dương):
Thầy Nguyễn Cao Cường
Việc này cần thuyết phục để cha mẹ học sinh hiểu, đồng lòng phối hợp cùng là chủ yếu. Những trường hợp thực sự khó khăn thì nhà trường, GV chủ nhiệm và gia đình học sinh cùng tháo gỡ, giúp cho HS.
Bạn thanhtung44@gmail.com:
Thầy Nguyễn Cao Cường
Chúng tôi quản lý qua thời khóa biểu của GV và quả thực rất vất vả bởi thời gian không chỉ ban ngày mà vào cả buổi tối. Trong những tình huống 2-3 anh chị em trong nhà cùng học, nhà trường thường ưu tiên HS, các thầy cô giáo cùng trao đổi để lệch giờ, giúp các em có không gian riêng cho bản thân mình.
Bạn quochuy@gmail.com:
Thầy Nguyễn Cao Cường
Cha mẹ học sinh ban đầu còn e ngại không biết hiệu quả thế nào? Nhưng sau đó bằng sự nhiệt tình, tâm huyết, chuyên nghiệp của các thầy cô của trường THCS Thái Thịnh, họ rất an tâm và phấn khởi; đồng hành cùng nhà trường trong dạy, học trực tuyến.
Bạn Nguyễn Đắc Vinh (Nghệ An):
Ông Tô Hồng Nam
Theo dự thảo Thông tư (Điều 7), đánh giá định kì vẫn phải thực hiện tại cơ sở giáo dục, còn đánh giá thường xuyên có thể thực hiện trong quá trình dạy trực tuyến; xét và công nhận kết quả học trực tuyến được thực hiện như học trực tiếp. Trên thực tế có thể phối hợp nhiều cách đánh giá khác nhau với sự hỗ trợ của công nghệ (sử dụng camera giám sát, ghi logfile...) để đảm bảo việc đánh giá được chính xác, công bằng, khách quan.
Bạn baoyen@gmail.com:
Thầy Nguyễn Cao Cường
Đây là điều khó khăn. Thực sự khi kiểm tra 1-1 giữa GV và HS cũng đã khó tránh khỏi những gian lận, thiếu công bằng. HS rất thông minh, khi ta không giám sát trực tiếp thì câu chuyện gian lận là hoàn toàn có thể xảy ra, trừ khi giải pháp về CNTT mạnh mẽ.
Bạn Minh Tuyển (Kiến An, Hải Phòng):
TS Tôn Quang Cường
Khi thực hiện các bài giảng online, điều khó nhất là thu hút sự quan tâm, chú ý và hứng thú của người học. Để làm được việc này, bên cạnh việc có học liệu số sinh động, thì giáo viên cần phải thực hiện một số việc sau:
- Nắm vững và sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ tương tác, trình bày được thiết kế sẵn trong các nền tảng hỗ trợ bài giảng trực tuyến (bảng trắng tương tác; các công cụ chú thích; các công cụ kẻ, vẽ hình; công cụ kết nối với thiết bị ngoại vi…).
- Chuyển từ tư duy trình bày nội dung sang tư duy tổ chức hoạt động gắn với nội dung học tập, kết nối một cách linh hoạt giữa các hoạt động với nhau (trình bày nội dung kết hợp với đặt câu hỏi; đưa ví dụ kết hợp với tổ chức hoạt động nhận thức; làm việc nhóm; giao và quản lý nhiệm vụ học tập theo nhóm; tổ chức cho học sinh/nhóm trình bày, tranh luận về nội dung học tập…).
- Thường xuyên kết nối tạo tín hiệu đồng hành cùng học sinh trong giờ học online thông qua các câu hỏi, gọi tên nhắc nhở, yêu cầu thực hiện và tham gia các hoạt động chung của lớp trên phòng học online. Hiện nay, trên một số nền tảng hỗ trợ phòng học online đều có công cụ chú giải, giáo viên có thể sử dụng công cụ này để vừa nhắc nhở, vừa yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ.
- Nên áp dụng tiếp cận dạy học đảo ngược: biến các giờ học online thành giờ tranh luận, trao đổi online. Điều này có nghĩa rằng, học sinh/nhóm cần được giao nhiệm vụ và chuẩn bị trước cho phần trình bày và thảo luận. Giáo viên trong trường hợp này sẽ là người quản lý, hỗ trợ và thúc đẩy quá trình thảo luận của học sinh/nhóm.
- Giáo viên nên điều chỉnh ngôn ngữ, chuẩn bị tư thế, tác phong và trang phục phù hợp, tạo không khí thân thiện, cởi mở trong quá trình giao tiếp online với học sinh.
- Về góc độ quản lý, một giờ học online nên được điều chỉnh rút ngắn khoảng 30-35 phút để không tạo áp lực về mặt tâm lý hoặc quá tải nhận thức.
Bạn Nguyễn Văn Hùng (Thái Nguyên):
Ông Tô Hồng Nam
Theo dự thảo Thông tư đăng mạng ngày 11/8/2020 thì chỉ tổ chức dạy học trực tuyến nếu đáp ứng các điều kiện cần thiết, phù hợp với 3 mức độ học trực tuyến.
Bộ GD&ĐT đã ban hành các Thông tư hướng dẫn lập kế hoạch, lập dự toán mua sắm, thuê khoán trang thiết bị dạy học làm cơ sở để các địa phương đầu tư trang bị CSVC cho các trường từ nguồn ngân sách của địa phương mình.
Bộ GD&ĐT thời gian qua đã phối hợp với Bộ TT&TT huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp viễn thông, CNTT hỗ trợ về đường truyền và các ứng dụng phục vụ học trực tuyến cho các nhà trường. Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng đang rà soát báo cáo Chính phủ và huy động các nguồn lực khác để hỗ trợ CSVC cho các trường ở các vùng khó khăn.
Bạn xuanlan@gmail.com:
Thầy Nguyễn Cao Cường
Ban đầu là phần mềm Zoom sau đó là ứng dụng Team của Office 365 Online. Nhà trường thực hiện tập huấn cho GV: Ban đầu là trực tiếp, sau đó các kỹ năng nâng cao thông qua tập huấn trực tuyến.
Bạn thuhuyen@gmail.com:
Thầy Nguyễn Cao Cường
Ban đầu, nhà trường tiến hành ghi hình rồi phát phần ghi hình để HS xem. Sau đó các thầy cô sáng tạo trong việc thị phạm qua phần mềm dạy học, kết hợp tư liệu như ảnh, video tìm kiếm trên mạng để tạo hứng thú hơn cho HS.
Trong hai môn thì môn Âm nhạc hiệu quả hơn. Với môn Thể dục đôi khi cần những không gian rộng, mô phạm để GV có thể làm mẫu được động tác giúp HS hiểu bài. Một số nội dung của môn Thể dục cũng thực sự khó dạy học trực tuyến.
Bạn hongvan252@gmail.com:
Thầy Nguyễn Cao Cường
Trong những trường hợp này, GV phối hợp với cha mẹ học sinh để bố trí lệch giờ học của các con. Trong những tình huống gia đình đặc biệt khó khăn, nhà trường sẽ tìm kiếm các nhà tài trợ hoặc kêu gọi từ GV, cha mẹ học sinh để ủng hộ thiết bị cho các con.
Bạn Thanh Hùng (Phú Thọ):
Ông Tô Hồng Nam
Đúng là ý thức tự giác học tập của HS tiểu học nói chung không bằng HS lớn. Theo dự thảo thông tư ban hành Quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở GDTP và GDTX đăng mạng ngày 11/8/2020, để thực hiện dạy học trực tuyến đạt hiệu quả, ngoài việc đáp ứng các yêu cầu cần thiết theo quy định, giáo viên còn có nhiệm vụ phối hợp với PHHS giám sát, hỗ trợ HS theo lứa tuổi, đặc biệt ở lứa tuổi TH như bạn đề cập (Điều 11). "Giáo viên thường xuyên trao đổi, phối hợp với cha mẹ học sinh thực hiện giám sát, hỗ trợ quá trình học tập trực tuyến của học sinh phù hợp theo lứa tuổi, cấp học".
Bạn Nguyễn Vân Anh (Hà Nội):
Thầy Nguyễn Cao Cường
Với HS lớp 1, việc học trực tuyến quả thật là một vấn đề rất khó khăn. Dạy học trực tiếp vẫn là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên trong trường hợp bất khả kháng, phải học trực tuyến thì cần có sự phối hợp giữa GV và cha mẹ học sinh trong nhiều khâu. Từ việc kết nối thiết bị phù hợp, hướng dẫn ban đầu cho HS. Tiếp đến là lựa chọn thời lượng, nội dung, phương pháp cho phù hợp với đối tượng HS còn rất nhỏ.
Với HS lớp 1, việc kết hợp các trò chơi khi thực hiện dạy học trực tuyến sẽ mang lại nhiều hứng thú. Việc làm này cần từng bước để các em làm quen, không bị quá tải. Tránh trường hợp dạy học là nhiệm vụ phải hoàn thành của GV mà không quan tâm đến lộ trình của HS và tính hiệu quả của việc thực hiện.
Bạn khanhvan@gmail.com:
Thầy Nguyễn Cao Cường
Điều này theo tôi phụ thuộc hai yếu tố:
Thứ nhất là yếu tố khách quan. Chúng ta cần chọn được phần mềm, ứng dụng có tính bảo mật.
Thứ hai là yếu tố chủ quan. Người dạy, người học đều phải được thống nhất quy định về sử dụng hình ảnh, nội dung bài dạy. Chẳng hạn đó là nội quy dạy học trực tuyến mà nhà trường cùng HS, cha mẹ học sinh thống nhất.
Bạn Mai Linh:
Thầy Nguyễn Cao Cường
Nhà trường phân công giáo viên chủ nhiệm họp trực tuyến với cha mẹ học sinh để cùng xây dựng giờ dạy với phương châm: giờ dạy được thống nhất cao từ giáo viên và cha mẹ học sinh để thuận lợi về thiết bị kết nối, phối hợp quản lý con.
Bạn Đinh Văn Núi (Hà Nam):
Thầy Nguyễn Cao Cường
Trước hết là công tác tư tưởng tới các thầy cô khi dạy học trực tuyến là tình thế không thể dừng, đặc biệt trong giai đoạn học sinh nghỉ phòng chống dịch Covid-19.
Tiếp đến, nhà trường mời chuyên gia về tập huấn cho giáo viên về cách sử dụng các phần mềm, ứng dụng, phương pháp dạy học trực tuyến.
Đối với những giáo viên có tuổi, kỹ năng CNTT chưa tốt thì nhà trường phân công những giáo viên có kỹ năng tốt hơn hướng dẫn, hỗ trợ thêm.
Bạn Phương Linh (TP.HCM):
TS Tôn Quang Cường
Về nguyên tắc, khi chuyển đổi nội dung dạy học truyền thống sang trạng thái trực tuyến, cần lưu ý mấy điểm sau:
- Sự sinh động, hấp dẫn, trực quan.
- Tăng khả năng tương tác vì thiếu cơ hội tiếp xúc trực tiếp với nội dung.
- Dễ dàng đóng gói và chia sẻ.
- Có khả năng tiếp cận nhiều lần (xem đi xem lại).
- Tích hợp các nội dung hỗ trợ kiểm tra, đánh giá.
Để thực hiện việc chuyển đổi thành công, giáo viên có thể tìm đến một số giải pháp thiết kế nội dung học liệu số theo định dạng video, bản trình bày tương tác… có sẵn trên một số nền tảng quản lý nội dung (LCMS).
Có 1 lưu ý nhỏ: giáo viên nên chia nhỏ và thiết kế nội dung dạy học theo các gói học liệu có dung lượng vừa phải để tránh quá tải nội dung và quá tải nhận thức. Ngoài ra, trong các gói học liệu này, nên thiết kế bổ sung các tình huống học tập, nhận thức, ví dụ vui phù hợp với lứa tuổi để tăng tính hấp dẫn, sinh động.
Bạn Ngọc Minh (Hà Nội):
Ông Tô Hồng Nam
Theo dự thảo Thông tư ban hành Quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở GDPT và GDTX đăng tải trên mạng ngày 11/8/2020 thì việc tổ chức dạy học trực tuyến cho học sinh lớp 1 không phụ thuộc vào CTGDPT và SGK mới hay cũ. Học liệu dạy học trực tuyến được xây dựng theo CTGDPT hiện hành, được hiệu trưởng phê duyệt trước khi đưa vào sử dụng (Điều 10).
Bạn giahung2712@gmal.com:
Thầy Nguyễn Cao Cường
Chuẩn bị bài giảng trực tuyến, GV vất vả gấp 2- 3 lần so với chuẩn bị dạy học trực tiếp. Bên cạnh giáo án, GV còn phải chuẩn bị về đường truyền, thiết bị, phần mềm, ứng dụng và lên kịch bản chi tiết cho mỗi bài dạy của mình.
Bạn Nguyễn Quỳnh (Hà Nội):
Ông Tô Hồng Nam
Theo dự thảo Thông tư ban hành Quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở GDTP và GDTX đăng mạng ngày 11/8/2020 thì điều này không chính xác. Việc dạy học trực tuyến chỉ thực hiện khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết.
Bạn Nguyễn Công Nam (TP. Hải Phòng):
TS Tôn Quang Cường
Để có thể thiết kế và triển khai bài giảng online tối thiểu, 1 giáo viên cần phải có bộ công cụ thiết kế học liệu số (có tính tương tác cao); nắm vững các kỹ năng sử dụng công cụ họp trực tuyến (sử dụng các công cụ hỗ trợ tương tác trong quá trình trình bày bài giảng, quản lý lớp học trực tuyến); bộ công cụ kiểm tra, đánh giá trực tuyến và một số công cụ hỗ trợ khác (làm bài tập, tìm kiếm thông tin, làm video…)
Ngoài ra, trên thực tế, giáo viên có thể tìm và sử dụng một số hệ thống giải pháp có sẵn để đưa các bài giảng lên trên đó, hỗ trợ cho học sinh tiếp cận và thực hiện các nhiệm vụ học tập theo nhu cầu và tiến độ cá nhân (như: các nền tảng học tập và quản lý lớp học quy mô nhỏ); một số công cụ hỗ trợ để thực hiện giao tiếp, kết nối với cha mẹ học sinh nhằm giúp quản lý thời gian, tiến độ và chất lượng học tập của học sinh.
Bạn Nguyễn Thị Hà (Sơn La):