Giáo dục linh hoạt, sáng tạo

GD&TĐ - Với những người thầy gắn bó với giáo dục dân tộc nếu chỉ với kiến thức chuyên môn cơ bản, truyền đạt bằng phương pháp thông thường nhất thì chắc chắn chưa thể mang lại hiệu quả giáo dục. Việc thấu hiểu phong tục tập quán, bản sắc văn hóa và tính cách đặc thù của HS trở thành yếu tố quan trọng để đưa ra phương pháp giáo dục linh hoạt, sáng tạo, giúp HS cảm nhận được niềm vui và ý nghĩa của học tập.

Kiên nhẫn, yêu thương… của người thầy sẽ giúp HS tiến bộ trong học tập
Kiên nhẫn, yêu thương… của người thầy sẽ giúp HS tiến bộ trong học tập

Rào cản của kiến thức

Trường THPT A Túc - Hướng Hóa - Quảng Trị nằm ở khu vực có HS chủ yếu là dân tộc Vân Kiều, Pa Cô. Chính vì vậy các em thường có thói quen, sở thích mang nặng phong tục văn hóa truyền thống dân tộc mình khi tới trường. Nhiều năm trước đây, đội ngũ GV của trường khá vất vả trong việc giữ gìn sĩ số bởi phong tục tập quán lạc hậu như kết hôn sớm, đi sim (nam nữ tìm hiểu), lễ hội truyền thống… khiến HS thường bỏ học để kết hôn sớm, đi chơi lễ hội, tìm hiểu nhau; Kết quả giáo dục chung không cao.

Để hạn chế tình trạng này, BGH nhà trường đã quán triệt sâu sắc đến đội ngũ GV đặc biệt là GV chủ nhiệm về các đặt tính, phong tục truyền thông văn hóa dân tộc… từ đó tìm ra các phương pháp giáo dục học sinh phù hợp nhất.

“Chỉ khi nào các em chủ động tích cực loại bỏ những hủ tục truyền thống đồng thời biết giữ gìn và phát huy những bản sắc dân tộc tốt đẹp, biết ý nghĩa của kiến thức trong tương lai… thì khi ấy các em mới tập trung học tập và nâng cao kiến thức” thầy Phạm Xuân Thảo – Hiệu trưởng nhà trường khẳng định.

Sau quá trình tìm hiểu, hầu hết GV chủ nhiệm đều xác định, về cơ bản HS dân tộc khá ngoan ngoãn, hiền lành nhưng các em lại thiếu tự tin, tiếp thu chậm giao tiếp kém và đặc biệt thiếu trầm trọng các kĩ năng sống… Từ đó đã đề xuất nhà trường tăng cường tuyên truyền giáo dục về kĩ năng sống, kiến thức xã hội để giúp các em tự tin hơn và có cách sống văn minh hơn.

Với cách làm hiệu quả này, đến nay những hủ tục đã cơ bản được loại bỏ trong HS của Trường THPT A Túc. HS tiếp thu và học hỏi được lối sống văn minh nhưng vẫn biết giữ gìn bản sắc dân tộc vốn có.

Cô Lê Thị Đặng – Hiệu trưởng Trường TH số 1 Mường Mươn (Mường Chà – Điện Biên) chia sẻ: 90% số HS của trường là người dân tộc. Những ngày mới tới trường các em không có kĩ năng sống, sinh hoạt thiếu nền nếp, vệ sinh thân thể vô cùng hạn chế. Nhiều em không biết tới đánh răng rửa mặt khi thức dậy. Quần áo đồ dùng cá nhân có khi mặc liên tiếp cả tuần mới thay giặt. Đặc biệt trong cách ăn uống còn khá hoang dã và tự nhiên…

Chính vì vậy, những thời gian đầu học tập GV không chỉ dạy kiến thức mà còn chú trọng tới việc rèn luyện nề nếp, thói quen sinh hoạt cho HS. GV phải dạy HS từ những việc nhỏ nhất như cách gấp chăn màn khi ngủ dậy, đánh răng rửa mặt mỗi buổi sáng, cách tắm giặt vệ sinh cá nhân… Chỉ sau một thời gian được giáo dục toàn diện, những hạn chế ban đầu trong sinh hoạt của HS đã cơ bản khắc phục. Ý thức HS trong sinh hoạt tập thể nâng lên; sức khỏe tăng cường. Việc tiếp thu kiến thức cũng nhanh và chủ động hơn..

Mỗi ngày đến trường là một ngày vui
  • Mỗi ngày đến trường là một ngày vui

Kiến thức bắt đầu từ cảm thông và yêu thương

Khi được tiếp xúc và hỏi chuyện những thầy cô làm công tác giáo dục ở vùng khó, nơi mà HS dân tộc chiếm đa số… thì hầu hết những người thầy đều khẳng định: Sự chia sẻ, yêu thương, nhẫn nại chính là chìa khóa để họ mở cánh cửa tới tri thức cho HS.

HS dân tộc sinh ra đã gắn liền với những phong tục, tập quán và thậm chí cả sự sự lạc hậu trong nếp sinh hoạt, văn hóa hàng ngày nên việc ăn sâu bám rễ trong tư duy và thói quen các em là điều tất yếu. Và khi đến trường các em vẫn mang theo “hành trang” ấy. Vì vậy, hành trình gieo chữ của người thầy luôn vất vả hơn và phải bắt đầu bằng giải thích, vận động, gieo niềm tin vào tri thức. Khi nào các em cảm nhận được tình cảm yêu thương gắn bó, sự vui vẻ hạnh phúc trong mỗi giờ học, lớp học thì khi ấy mới mong muốn đến trường.

Và đặc biệt, đối với GV dạy HS dân tộc thì nhất thiết phải học ngôn ngữ của HS mình. Đây sẽ là lợi thế lớn của giáo viên, giúp HS muốn chia sẻ với thầy cô đồng thời có thể khuyên nhủ các em trong học tập và cuộc sống.

Với kinh nghiệm nhiều năm trải qua công tác chủ nhiệm, cô giáo Hồ Thị Ánh Thu cho rằng: Đường đến với tri thức, loại bỏ những hủ tục trong sinh hoạt hàng ngày của HS dân tộc không gì hiệu quả bằng việc giúp các em thấy được sự cần thiết phải tới trường và học tập đầy đủ. Trường học sẽ là nơi mang đến cho các em tri thức cũng như một tương lai tươi sáng hạnh phúc hơn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.