Trong đó nhấn mạnh việc xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động, học sinh sinh viên, cha mẹ học sinh về phòng, chống bạo lực học đường và đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục.
Thủ trưởng các đơn vị, trường học chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường và tăng cường giải pháp đảm bảo an toàn trong các nhà trường.
Cụ thể, tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh gắn với tiếp tục thực hiện nghiêm túc và quán triệt đầy đủ các văn bản về công tác giáo dục chính trị tư tưởng và quản lý học sinh, sinh viên của Sở GD&ĐT.
Trang bị kiến thức về phòng, chống bạo lực học đường và các biện pháp đảm bảo an toàn trong các đơn vị, trường học tới toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên trong trường; đặc biệt chú trọng đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác chủ nhiệm, cán bộ đoàn, đội, cán bộ làm công tác tư vấn tâm lý cho học sinh, sinh viên.
Các đơn vị, trường học phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh, Cơ quan công an, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Khuyến học, Hội Cựu giáo chức và các cơ quan liên quan ở địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng học sinh, sinh viên đánh nhau; các hành vi bạo lực, xâm hại đối với học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục theo qui định.
5 giải pháp được Sở GD&ĐT đưa ra trong kế hoạch. Trong đó có đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giảo dục đạo đức, lối sống cho cán bộ, giáo viên và học sinh sinh viên. Tăng cường công tác quản lỷ đảm bảo an toàn, an ninh trong trường học;
Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, sinh viên. Tăng cường công tác tư vấn tâm lí cho học sinh, sinh viên trong trường học. Tăng cường công tác phối hợp, phát huy vài trò của gia đình và các tổ chức xã hội trong giáo dục học sinh, sinh viên.