Giáo dục giá trị: Hiểu thế nào để làm đúng?

GD&TĐ - Cũng giống như gia đình, đằng sau những biểu hiện được đo bởi những tiêu chí của “người khác”, mỗi lớp học đều xây dựng cho mình một giá trị.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

“Giá trị thường nói về tình trạng kết quả hiện hữu hoặc các mẫu thức hành vi mong muốn hoặc tìm kiếm, chẳng hạn như cuộc sống an toàn, hòa bình thế giới, tự do, hạnh phúc, sự chấp nhận của xã hội, và sự thông thái,… Mỗi giá trị đó có thể được phân loại tương ứng với các lĩnh vực khác nhau trong đời sống. Có thể nghĩ đến các giá trị như đạo đức, chính trị, xã hội, thẩm mỹ, kinh tế, kỹ thuật và tôn giáo…”.

Học hỏi từ nghiên cứu

Thực ra có thể hiểu Giá trị là gì? Chúng ta giáo dục những giá trị gì cho học sinh. Có thể tham khảo một nghiên cứu sau đây:

Popham (1999) đã khuyến nghị một số giá trị tương đối ổn định (đối với học sinh):

Sự trung thực: Học sinh phải coi trọng sự trung thực trong giao thiệp với những người khác.

Sự chính trực: Học sinh luôn giữ vững quy ước các giá trị của chính mình (chẳng hạn như các quan niệm về đạo đức).

Công lý: Học sinh phải tán thành quan điểm cho rằng mọi công dân đều được hưởng sự bình đẳng về công lý của các cơ quan hành pháp của chính phủ.

Cũng Popham (1999) cho rằng: “Nên giới hạn số lượng các đặc điểm xúc cảm được đưa vào mục tiêu và đánh giá. Tốt hơn nên làm tốt việc đánh giá một số đặc điểm quan trọng thay vì cố gắng đánh giá thật nhiều các đặc điểm một cách hời hợt”.

Với lời khuyên từ nghiên cứu trên đây, chúng ta sẽ thấy khi đánh giá các phẩm chất: “yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm”. Mà chương trình giáo dục phổ thông đang đề cập thì với mỗi đối tượng học sinh, các nhà giáo dục hãy tập trung vào một số phẩm chất cụ thể, và có đường phát triển cho nó trong một quãng thời gian dài.

Chẳng hạn, tôi rất quan tâm đến sự trung thực. Trước nay đó là giá trị mà tôi thấy cần phải có nhất và rèn luyện từ nhỏ. Trung thực với chính bản thân mình, với người xung quanh, với những tiêu chí mà xã hội đặt ra, thấy mình ở đó. Trung thực sẽ giúp ta định vị những giá trị khác, và có ý nghĩa với nhận thức tự thân.

Giá trị trong đời sống hàng ngày

Lúc này, tôi nói đến môi trường lớp học. Môi trường lớp học chính là ngôi nhà của các em học sinh. Cũng giống như gia đình, đằng sau những biểu hiện được đo bởi những tiêu chí của “người khác”, mỗi lớp học đều xây dựng cho mình một giá trị.

Giá trị đó được làm nên bởi mỗi thành viên, tuy rằng các em nhỏ hay lớn, các em đều có phần con người xã hội, đủ để tạo ra phong cách lớp học.

Một số lớp học có không khí ấm cúng, hỗ trợ lẫn nhau. Một số lớp có không khí lạnh lẽo, hắt hủi và thù địch lẫn nhau. Rõ ràng, một không khí tích cực thúc đẩy việc học tập, do vậy cần phải có một mục tiêu xúc cảm trong đó tình cảm, quan hệ và niềm tin của học sinh phải hướng tới loại thức môi trường như vậy.

Môi trường lớp học được tạo ra bởi nhiều đặc điểm có thể được sử dụng làm những mục tiêu cảm xúc, bao gồm:

Quan hệ liên kết – mức độ học sinh yêu thích và chấp nhận lẫn nhau;

Sự tham gia – mức độ học sinh quan tâm và tham dự vào việc học tập;

Định hướng nhiệm vụ - mức độ trong đó các hoạt động trong lớp học được tập trung vào việc hoàn thành các nhiệm vụ học tập;

Sự gắn kết – mức độ học sinh chia sẻ các nguyên tắc và mong đợi;

Sự thiên vị - học sinh có được cùng hưởng các đặc quyền như nhau không;

Gây ảnh hưởng – mức độ học sinh gây ảnh hưởng đến các quyết định trong lớp học;

Sự va chạm – mức độ học sinh cãi lộn nhau;

Nghi thức – sự tập trung phát huy hiệu lực các quy tắc;

Giao tiếp - mức độ giao tiếp chân thành và trung thực giữa học sinh với nhau và với giáo viên;

Sự ấm cúng – mức độ học sinh quan tâm và thể hiện sự thông cảm lẫn nhau.

Chúng ta cũng nên so sánh quan điểm của học sinh về môi trường lớp học với những quan điểm của giáo viên. Cách thức suy nghĩ như vậy sẽ thông tin cho giáo viên về những điều cần thay đổi nhằm thúc đẩy việc học tập của học sinh.

Lúc này, tôi rất cảm xúc khi được một người bạn chia sẻ cho tôi clip về một cụ ông 98 tuổi, một anh hùng trong thời chiến, nay vẫn đi xe ba bánh để đến nói chuyện lịch sử cho các học sinh ở một trường THCS.

Những đứa trẻ này thật may mắn, cụ ông một lần nữa cũng sẽ cảm nhận được may mắn khi thấy mình có ích. Giá trị được tạo lập như thế! Từ những người lớp trước, tưởng đã xong sứ mệnh của mình.

Nhưng với những thế hệ sau, nếp nghĩ, cách hành xử, lối sống và cả những gì đã được họ tích lũy lại đều cần được thể hiện ra, thành sợi dây kết nối, bởi giá trị tốt đẹp sẽ trở thành di sản mãi mãi với thời gian.

Chúng ta đang chông chênh giữa giáo dục giá trị. Vì chúng ta đã để nhà trường đơn độc, để lũ trẻ bơ vơ, để chúng ít có cơ hội xây cái tổ ấm – Môi trường lớp học của mình. Sẽ vẫn là: Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba là chúng,... Hãy giúp chúng được tạo lập giá trị trong hệ sinh thái cuộc đời.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bạn có thể tận hưởng sự gắn kết thể xác với bạn tình và có một mối quan hệ yêu đương, nhưng vì lý do nào đó, bạn trở nên ít hứng thú với tình dục. (Ảnh: ITN)

Khi nàng rối loạn ham muốn 'yêu'

GD&TĐ - Rối loạn ham muốn ở phụ nữ là một loại rối loạn chức năng tình dục khiến người trong cuộc có rất ít hoặc không có hứng thú với chuyện ấy.