Trong đó, nêu rõ công tác triển khai thực hiện trước khi bão đổ bộ; công tác hiệp đồng, hỗ trợ địa phương tổ chức di dời, sơ tán dân khi bão sắp đổ bộ trực tiếp vào địa bàn và công tác triển khai thực hiện trong thời gian bão đổ bộ.
Nếu bão, lũ xảy ra đột ngột, cần tổ chức báo động, sơ tán giáo viên và học sinh theo phương án đã đề ra đến nơi an toàn.
Liên lạc, báo cáo cho các cấp có thẩm quyền tình hình tại đơn vị, liên lạc với gia đình học sinh để có hình thức quản lí học sinh hợp lí; phân công trách nhiệm quản lí giáo viên và học sinh tại nơi sơ tán.
Phối hợp với Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tại địa phương tổ chức tìm kiếm cứu nạn (khi có trường họp giáo viên, học sinh mất tích, tai nạn, đuối nước...), cứu trợ tại chỗ,...
Tổ chức di dời, sắp xếp lại tài sản, các trang thiết bị, đồ dùng học tập đến nơi an toàn.
Theo dõi, cập nhật tình hình, diễn biến của thời tiết để có các giải pháp hợp lí tiếp theo. Tổ chức lực lượng xung kích, trực chiến để sẵn sàng khi xảy ra các tình huống xấu như sập nhà, sập công trình, cháy - nổ.
Với bão, lũ đã được dự báo trước, cần thông báo với gia đình HS, GV về tình hình mưa, bão và lịch nghỉ học.
Thực hiện kế hoạch trực 24/24 giờ tại đơn vị; theo dõi, cập nhật tình hình, diễn biến của thời tiết; thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định.
Liên hệ chặt chẽ với Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tại địa phương, với các cấp có thẩm quyền để phối hợp xử lý, đối phó với tình hình mưa bão, lũ lụt.
Được biết, trong năm 2014, Bắc Giang có 2 cơn bão (số 2 và số 3) ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh. Mưa bão đã làm nhiều trường học bị tốc mái nhà xe, lớp học, nhà công vụ; đổ tường bao...