Thứ nhất: Con người và tài chính. Theo Ths Nguyễn Văn Hồng, lựa chọn được những “Người tâm huyết với nghề dạy trẻ”, luôn yêu thương - chăm sóc - chia sẻ cùng con trẻ, tiến hành bồi dưỡng, tập huấn, khen thưởng kịp thời cho những “Người tâm huyết với nghề dạy trẻ”.
Tài chính cho tham vấn học đường là rất quan trọng, có thể tạo “Quỹ tham vấn học đường” từ nhiều nguồn: Sở GD&ĐT chỉ đạo tạo nguồn thu; “ Quỹ khuyến học”, “Mạnh thường quân”; … Vấn đề cơ bản là “Minh bạch Thu - Chi” thì sẽ có tài chính “đủ vừa” cho hoạt động của “Phòng tham vấn học đường”.
Thứ hai: Cơ sở vật chất, bao gồm:
Phòng tham vấn thực: Máy tính - Internet, điện thoại, tranh ảnh tuổi học trò … vị trí phòng tham vấn cần thuận lợi cho gặp gỡ, chia sẻ và “kín đáo” để đảm bảo “góc riêng tư”.
Phòng tham vấn ảo: Smatphone, laptop, điện thoại cầm tay và internet. Sử dụng mạng xã hội để Lắng nghe – Chia sẻ - Kết nối người tham vấn với người được tham vấn. Phòng tham vấn ảo rất quan trọng trong thời đại kỹ thuật số, hoạt động 24/7 sẵn sàng lắng nghe – chia sẻ cùng con trẻ những vấn đề từ đơn giản nhất đến phức tạp nhất của cuộc sống hiện đại đầy căng thẳng và áp lực kinh khủng.
Mỗi trường cần lập nhiều hơn một facebook để HS có môi trường giao lưu, chia sẻ và nhà trường cũng có thêm một kênh thông tin để hiểu nhiều hơn về tâm tư, tình cảm của học sinh.
Thứ ba: Hoạt động hỗ trợ. Các trường cần tổ chức nhiều hoạt động trong và ngoài nhà trường nhằm giúp HS tự khẳng định mình, có môi trường thuận lợi cho học sinh giao lưu, kết bạn, học hỏi … Hướng dẫn học sinh tham ra các diễn đàn, câu lạc bộ, nhóm sở thích trên mạng xã hội, … để các em hiểu mình hơn, hiểu bạn hơn, hiểu đời hơn.
Thứ tư: Phương thức hoạt động mới. Ths Nguyễn Văn Hồng cho rằng, cần chủ động tìm đến “khách hàng”, theo phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Trong xã hội hiện đại, tâm lý giáo dục đang lên ngôi. Nhưng, để giải quyết vấn đề hiệu quả thì cần phải vận dụng Tư duy Toán học: Đơn giản - Logic - Linh hoạt, để giải quyết vấn đề “Tham vấn học đường”.
Chủ động tìm đến học sinh. Sẵn sàng tiếp đón, giao lưu, kết bạn với học sinh. Lắng nghe, chia sẻ, tạo niềm tin cho học sinh qua hộp thư,điện thoại, email, facebook… Tìm hiểu sở thích của học sinh, lắng nghe và chia sẻ.
Thứ năm: Mô hình tham vấn học đường dựa trên mô hình Toán học
ĐẠI LƯỢNG NGẪU NHIÊN: “Tham vấn học đường”
ĐẠI LƯỢNG NGẪU NHIÊN là một HÀM SỐ với các tham biến, trong đó 02 tham biến chủ đạo là giáo viên (người tham vấn) và học sinh (người được tham vấn), Khoa Tâm lý - Giáo dục trường Cao đẳng Sư phạm có thể tham vấn trực tiếp cho HS, hay hướng dẫn, trợ giúp cho GV phổ thông…