Giảng dạy từ xa theo phương thức E – learning

GD&TĐ - Đào tạo từ xa ứng dụng công nghệ điện tử và công nghệ thông tin, E- learning phát triển mạnh đây là xu hướng đào tạo mới và có rất nhiều điểm lợi.

Giảng dạy từ xa theo phương thức E – learning.
Giảng dạy từ xa theo phương thức E – learning.

Xu hướng đào tạo mới

E - Learning là quá trình đào tạo trong đó việc dạy và học được thực hiện dựa trên kết nối giữa các thiết bị điện tử thông qua môi trường mạng internet. Trong đó việc kết nối trao đổi thông tin dựa trên đường truyền internet và các thiết bị truyền thông thiết bị đầu cuối thông tin thường đa dạng có thể là máy tính hoặc điện thoại thông minh, công nghệ web phát triển mạnh đã cho ra đời nhiều phần mềm quản lý học tập nội dung học tập và nguồn học liệu rất hiệu quả thân thiện với người sử dụng.

Trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra trên toàn cầu, E- learning là xu hướng đào tạo mới cho phép quá trình đào tạo thực hiện từ xa trực tuyến. Khắc phục được khó khăn của Đào tạo truyền thống, đặc biệt trong bối cảnh Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, đào tạo E learning ở nhiều cơ sở đào tạo nói chung và tại trung tâm đào tạo từ xa Đại học Thái Nguyên nói riêng đã cho thấy nhiều người học lựa chọn học tập theo phương thức này.

Sự phát triển mạnh mẽ của Internet và các ứng dụng ICT là thuận lợi đầu tiên cần được kể đến tốc độ truyền dữ liệu được nâng lên nhanh chóng, với sự phát triển các thế hệ công nghệ mạng từ 2G 3G 4G và môi trường truyền chuyển từ cáp đồng sang cáp quang sự phụ cấp trình độ sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin của mọi người giảng viên và học viên ngày càng được cải thiện.

Cùng với đó là sự phát triển của công nghệ phần mềm đã tạo điều kiện cho e- learning phát triển dễ dàng và tạo đà cho xu hướng đào tạo ngày càng phát triển mạnh với đào tạo từ xa người học không phải đến trường chủ động học tập vượt qua khó khăn rào cản về khoảng cách và thời gian tiết kiệm rất nhiều chi phí Ngoài ra còn tận dụng chia sẻ được nhiều nguồn học liệu có thể tổ chức được các lớp học nhỏ.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn những khó khăn nhất định như: Trên thực tế, ICT chưa được đồng đều ở nhiều nơi, tại một số huyện vùng sâu, vùng xa cơ sở hạ tầng ICT chưa phát triển, các thiết bị phần cứng cũ kỹ và lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu về cấu hình để thực hiện cài đặt các phần mềm ứng dụng mới Kỹ năng sử dụng các ứng dụng phần mềm E – learning, kỹ năng khai thác học liệu của người học cũng không đồng đều, một số người học học tập khá nhiều khó khăn trong quá trình tham gia học tập tính tương tác giữa người dạy với người học giảm ảnh hưởng tới tinh thần nỗ lực của người học người học rơi vào cảm giác đơn độc và dễ bị bỏ cuộc.

Định hướng tốt cho học viên

Theo TS. Nguyễn Tiến Duy, giảng viên Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp (ĐH Thái Nguyên) để phát huy tối đa hiệu quả việc ứng dụng phần mềm E-learning trong học tập, người học cần sử dụng thành thạo phần mềm ứng dụng web Elearning để khai thác mở rộng nguồn học liệu, kết hợp liệu được cung cấp theo học phần khi tham gia học tập cần nắm rõ lịch học và các quy định có phẩm chất cá nhân, chủ động tích cực trong học tập.

Bên cạnh đó, mỗi giảng viên giảng dạy ngoài các kỹ năng khi tương tác với phần mềm E learning giảng viên cần có những định hướng tốt cho học viên học tập trong tương tác, hỏi đáp với học viên cần có câu trả lời kịp thời để người học không có cảm giác chờ đợi mà dễ dẫn đến chán nản bỏ cuộc, ngoài trả lời trực tiếp các câu hỏi của học viên giảng viên cần mở rộng vấn đề gợi ý cho học viên tự tìm hiểu cung cấp thêm các nguồn học liệu mới để cuốn hút học viên học tập.

Đồng thời, học viên tham gia khóa học của một phần, học viên được cung cấp đầy đủ các học liệu như đề cương chi tiết bài giảng tích bài giảng đa phương tiện slide, audio, video… bài tập, ngân hàng câu hỏi, tài liệu tham khảo phần mềm. Tuy nhiên, giảng viên cần cung cấp nguồn học liệu mở rộng như web link cho học viên để bài học càng trở nên thú vị, cuốn hút người học vào quá trình tự học, tự nghiên cứu, học liệu mở rộng càng đa dạng phong phú và trực quan.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.