Tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm
Tổ chức tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh nhận thức đúng về vai trò trách nhiệm của từng cá nhân trong công tác thi đua, khen thưởng cụ thể:
Đối với cán bộ quản lý: Tuyên truyền nâng cao nhận thức về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc chỉ đạo xây dựng phong trào thi đua. Chịu trách nhiệm trước cán bộ cấp trên về phong trào thi đua, khen thưởng ở đơn vị mình quản lý.
Nêu cao ý thức, trách nhiệm trong việc về nắm bắt, cập nhật, nghiên cứu các văn bản mới về thi đua, khen thưởng để chỉ đạo;
Trách nhiệm trong việc tham gia các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ thi đua, khen thưởng do Hội đồng thi đua khen thưởng cấp trên tổ chức; xây dựng kế hoạch tập huấn thi đua, khen thưởng ở đơn vị, trường học.
Đối với người làm công tác thi đua: Nhận thức đúng vai trò trách nhiệm trong công tác tham mưu cho lãnh đạo cơ quan, đơn vị về xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình, hình thức tổ chức các phong trào, hoạt động thi đua, khen thưởng của cơ quan, đơn vị.
Tham gia học tập nghiêm túc các đợt tập huấn, nghiên cứu sâu các văn bản vể thi đua, khen thưởng, nhất là những văn bản mới, tham mưu cho lãnh đạo đơn vị về kế hoạch tổ chức Hội nghị sao cho hiệu quả.
Công tác tham mưu cho lãnh đạo tổ chức quán triệt học tập, nghiên cứu các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư, công văn hướng dẫn thi đua, khen thưởng của Tỉnh và của Ngành tới toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên, học sinh trong đơn vị, trường học, trong đó cần lưu ý về: Tính mới của văn bản; các tiêu chí thi đua gắn với cá nhân, tập thể; quyền lợi của thi đua...
Đối với giáo viên, nhân viên, học sinh: Được cập nhật các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư, công văn hướng dẫn về thi đua, khen thưởng của Tỉnh và của Ngành đã được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của đơn vị, trường học đồng thời thông tin kịp thời cho cán bộ, giáo viên và nhân viên trong cơ quan đơn vị cập nhật khai thác.
Trách nhiệm trong việc tham gia Hội nghị quán triệt, học tập, nghiên cứu các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư, công văn hướng dẫn thi đua, khen thưởng của Tỉnh và của Ngành để nắm bắt quyền lợi trong thi đua, khen thưởng; phát huy tính chủ động, sáng tạo thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Nhận thức đúng đắn tinh thần, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc tham gia thực hiện các phong trào thi đua do các cấp phát động; hưởng ứng xây dựng phong trào thi đua chung từ các khối lớp, tổ chuyên môn.
Xây dựng đội ngũ làm công tác thi đua, khen thưởng trong trường học
Lựa chọn cán bộ làm công tác thi đua: Cán bộ được lựa chọn làm công tác thi đua, khen thưởng phải là người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, có khả năng tổng hợp, thận trọng, sáng tạo.
Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ: Trên cơ sở tiêu chí đã lựa chọn, việc trang bị kiến thức cho cán bộ thi đua phải được quan tâm tạo điều kiện thường xuyên thông qua các đợt tập huấn nghiệp vụ thi đua, khen thưởng các cấp.
Trên cơ sở nội dung đã được trang bị thông qua các đợt tập huấn, cán bộ thi đua đầu tư thêm thời gian nghiên cứu sâu để tham mưu cho lãnh đạo chuẩn bị kế hoạch nội dung, chương trình công tác tập huấn cho đội ngũ giáo viên, nhân viên và học sinh.
Tổ chức giao lưu trao đổi kinh nghiệm: Ngoài kiến thức được trang bị, việc học hỏi kinh nghiệm thêm rất cần thiết đối với người làm công tác thi đua. Hàng năm lãnh đạo các đơn vị cần tạo điều điện cho cán bộ thi đua của đơn vị được đi giao lưu trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh ở những nơi phong trào thi đua mạnh.
Lựa chọn và bổ sung những vấn đề cần ưu tiên trong thi đua
Những vấn đề cần ưu tiên trong thi đua cụ thể như sau:
Khen thưởng chuyên đề: Tổ chức phát động thi đua thực hiện các lĩnh vực và chuyên đề: Giáo dục Mầm non; Giáo dục Tiểu học; Giáo dục Trung học; Giáo dục Thường xuyên - Chuyên nghiệp; Giáo dục Dân tộc; Công tác tổ chức cán bộ; Công nghệ Thông tin; Công tác Thống kê kế hoạch...; Phong trào thi đua xây dựng môi trường Xanh – Sạch – Đẹp; Công tác ôn thi Đại học; Công tác quản lý tài chính.
Hướng dẫn thực hiện: Ban hành các văn bản hướng dẫn việc đăng ký thực hiện các lĩnh vực và chuyên để trong năm học; Thực hiện công tác phối hợp giữa Thường trực thi đua với các phòng chuyên môn kiểm tra thực tế ở các đơn vị; Hướng dẫn công tác khen thưởng cuối năm giúp các đơn vị hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy trình, thủ tục.
Đánh giá khen thưởng cuối năm: Căn cứ kết quả thi đua thực hiện các lĩnh vực, chuyên đề Thường trực thi đua, khen thưởng phối hợp với các phòng chuyên môn lựa chọn các tập thể tiêu biểu, tham mưu lãnh đạo khen thưởng kịp thời để khích lệ tinh thần phấn đấu của các tập thể.
Khen đột xuất: Chủ yếu tập trung vào việc khen giáo viên, học sinh đạt giải cấp Quốc gia.
Sau khi có kết quả tại các kỳ thi cấp Quốc gia, phòng chuyên môn căn cứ thành tích và việc tham gia của đội ngũ cán bộ quản lý trên cơ sở đó đề xuất các hình thức khen phù hợp.
Thường trực thi đua, khen thưởng có trách nhiệm phân loại đối tượng khen theo đúng quy định, quy trình.
Việc khen thưởng đột xuất phải thực hiện nhanh chóng, kịp thời, mới có tác dụng tốt, độ ảnh hưởng tích cực làm tiền đề cho cá nhân nỗ lực hơn.
Thực hiện đồng bộ việc quản lý hồ thi đua
Theo đó, thiết kế mẫu Sổ theo dõi thi đua, khen thưởng; Đơn đăng ký thi đua; tờ trình, danh sách trích ngang. Thống nhất triển khai rộng rãi trong toàn ngành, nhằm thuận lợi trong việc kiểm tra đánh giá công tác quản lý của các đơn vị trường học về thi đua, khen thưởng.
Đối với các đơn vị giáo dục, trường học: Trên cơ sở các biểu mẫu hoàn thiện sổ theo dõi thi đua theo giai đoạn 5 năm hoặc 10 năm; tổ chức hướng dẫn giáo viên, nhân viên đăng ký thi đua theo mẫu; tổng hợp thi đua theo mẫu danh sách trích ngang giúp các đơn vị thuận lợi trong việc so sánh giữa các tập thể và cá nhân.
Thống nhất việc lưu trừ hồ sơ thi đua trong các đơn vị trường học: Hồ sơ thi đua, khen thưởng được thống nhất lưu trữ theo bộ, theo năm bao gồm thi đua thường xuyên, thi đua chuyên đề, đột xuất.
Kiểm tra, tư vấn thi đua, khen thưởng
Thành lập đoàn tư vấn: Lựa chọn các thành viên trong Hội đồng thi đua, khen thưởng có thâm niên ngành, có kinh nghiệm trong công tác quản lý; nắm vững các văn bản về thi đua khen thưởng tham gia các đoàn kiểm tra tư vấn thi đua vào đầu năm học hoặc lồng ghép với các đợt kiểm tra, thanh tra; công nhận trường học đạt chuẩn Quốc gia.
Nội dung tư vấn: Tư vấn về công tác tổ chức các phong trào thi đua, khen thưởng; đăng ký thi đua đầu năm; tư vấn về việc phát huy vai trò trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc tham gia biểu quyết chỉ tiêu phấn đấu thi đua trong Hội nghị Công chức, viên chức;
Tư vấn về tổ chức thực hiện các nội dung phát động thi đua trong trường học, đánh gia kết quả sơ kết, tổng kết; công tác bình chọn các điển hình trong từng phong trào hoạt động của tập thể và cá nhân; công tác quản lý Hồ sơ thi đua; công tác tổ chức nghiên cứu, viết sáng kiến kinh nghiệm trong các đơn vị trường học.v.v.
Kiểm tra: Phối hợp với các phòng chuyên môn, Công đoàn kiểm tra quy chế dân chủ trong trường học; quy chế phối hợp giữa chính quyền và đoàn thể trong việc triển khai thực hiện các phong trào thi đua;
Kiểm tra công tác tổ chức thực hiện các phong trào thi đua của các đơn vị trường học trong việc cụ thể hóa các nội dung phát động thi đua của tỉnh, của ngành; công tác triển khai thực hiện các văn bản mới, nhất là việc phổ biến văn bản mới về thi đua, khen thưởng cho đội ngũ giáo viên, nhân viên; công tác quản lý Hồ sơ thi đua theo quy định của ngành; công tác bồi dưỡng các điển hình tiên tiến của đơn vị; bảng công khai thi đua...
Gắn việc xét thi đua với hiệu quả công việc được giao
Nhằm tránh tình trạng cào bằng, nể nang trong việc xét thi đua, trong những năm trở lại đây ngành giáo dục đã chỉ đạo các đơn vị giáo dục, trường học thực hiện nghiêm túc việc bình xét thi đua cuối năm. Việc xét thi đua của cá nhân được gắn với hiệu quả công việc được giao, cụ thể:
Đối với cán bộ quản lý các đơn vị giáo dục và trường học được gắn với kết quả của đơn vị như: Chất lượng thực tế của nhà trường, tỷ lệ chuyên cần và duy trì sĩ số cuối năm; công tác quản lý tài chính; các phong trào hoạt động thi đua; việc bình xét thi đua của đơn vị đã quan tâm đến đội ngũ giáo viên, nhân viên chưa ...
Đối với giáo viên gắn với chất lượng giảng dạy thực tế, công tác chủ nhiệm, tỷ lệ chuyên cần đối với bộ môn, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, việc tham gia các phong trào hoạt động bề nổi .v.v.
Thực hiện cam kết chất lượng và công tác duy trì sĩ số. Nội dung cam kết chất lượng cá nhân, tập thể được đưa vào nội dung đăng ký thi đua đầu năm học.