Giải pháp bền vững tạo việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp

GD&TĐ - Cử tri tỉnh Thái Bình phản ánh công tác đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu xã hội, sinh viên ra trường nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu việc làm Đề nghị Bộ GD&ĐT thực hiện cải cách để phù hợp tình hình thực tế.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho biết: Theo quy định tại Khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục đại học: “Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm nghiên cứu, dự báo nhu cầu nhân lực của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý để hỗ trợ công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, phối hợp với Bộ GD&ĐT thực hiện quản lý Nhà nước về giáo dục đại học trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình”.

Thực hiện quy định này của Luật, đặc biệt với những ngành trọng yếu (sư phạm, sức khỏe), Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh để xác định nhu cầu nhân lực; đồng thời giao cho cơ sở giáo dục đào tạo chủ động phối hợp để tổ chức đào tạo phù hợp với thực tế, tránh lãng phí.

Ngoài ra, Bộ GD&ĐT rất quan tâm đến giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông góp phần định hướng nghề nghiệp, giảm tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp chưa tìm được việc làm. Bộ GD&ĐT đã tham mưu Chính phủ ban hành Quyết định 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 về việc phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025”.

Tiếp thu ý kiến của cử tri, Bộ GD&ĐT tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan rà soát, đánh giá lại nhu cầu sử dụng lao động của nền kinh tế để có định hướng đào tạo những ngành nghề phù hợp với nhu cầu thực tế từng địa phương cũng như cả nước, nhằm đảm bảo học sinh, sinh viên ra trường có công việc ổn định, tránh lãng phí nguồn lực xã hội.

Đồng thời, tiếp tục tổ chức triển khai có hiệu quả Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” với mục tiêu “thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho các em trong thời gian học tập tại trường. Tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ học sinh, sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thực phẩm đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển não bộ ở trẻ. Ảnh minh họa: INT

Thực phẩm ảnh hưởng tới trí nhớ

GD&TĐ - Chế độ ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ và chiên rán, nhiều đường làm giảm khả năng học tập và trí nhớ, cũng như tăng nguy cơ viêm nhiễm.