Giải báo chí Vì sự nghiệp giáo dục giúp lan toả tinh thần hiếu học ở Cao Bằng

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Đây lần đầu tiên nhóm tác giả Đài Phát thanh – Truyền hình Cao Bằng tham gia giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam.

Giải báo chí giúp lan toả tinh thần hiếu học của thầy trò miền núi Cao Bằng.
Giải báo chí giúp lan toả tinh thần hiếu học của thầy trò miền núi Cao Bằng.

Đội Cao Bằng thi đấu tại Mỹ

Phóng viên Ngô Hạnh Nguyên và Nguyễn Sơn Tùng hiện đang công tác tại Đài Phát thanh – Truyền hình Cao Bằng là nhóm tác giả lần đầu tiên tham dự Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam.

Tác giả Ngô Hạnh Nguyên cho biết: "Là một phóng viên công tác tại một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, chúng tôi đặc biệt dành sự quan tâm đến các đề tài về giáo dục. Khi gửi sản phẩm dự thi, tôi rất hồi hộp đợi chờ kết quả, vì năm nay là năm đầu tiên chúng tôi tham gia cuộc thi nên đã quyết tâm mang một câu chuyện thật ý nghĩa.

Ngay từ khâu gửi bài tôi nhận thấy công tác tổ chức, nhận tác phẩm cũng được BTC làm việc rất chuyên nghiệp, phản hồi lại tác giả ngay khi gửi làm tôi cũng rất yên tâm. Qua theo dõi, chúng tôi biết rằng các tác phẩm gửi đến cuộc thi đều là những câu chuyện về những nhà giáo ở khắp mọi miền Tổ quốc".

Nói về tác phẩm “Cô giáo Tày với quyết tâm đưa giáo dục miền núi ra thế giới”, tác giả Ngô Hạnh Nguyên cho biết: Quá trình xây dựng tác phẩm và lựa chọn đề tài, tôi rất quan tâm và yêu thích các đề tài về giáo dục, về tấm gương các thầy cô giáo cống hiến thầm lặng trong sự nghiệp trồng người, đặc biệt là chú ý đến các em học sinh, bởi, học sinh hiện nay các em rất giỏi và sáng tạo.

Talk show “Cô giáo Tày với quyết tâm đưa giáo dục miền núi ra thế giới”

Talk show “Cô giáo Tày với quyết tâm đưa giáo dục miền núi ra thế giới”

Tại Đài PT-TH Cao Bằng, công việc chủ yếu của tôi là phụ trách các chuyên mục về Du lịch, ngoài ra có 1 talk show phát sóng hằng tuần. Để nghĩ ra đề tài, tìm được nhân vật nổi trội trong mỗi tuần là chuyện không hề dễ.

Một buổi sáng, tôi nhận được thông tin Đội tuyển robot Cao Bằng đã giành được 3 giải thưởng lớn ở giải vô địch quốc gia VEX IQ 2023. Lúc đó, tôi đã nghĩ ngay tới việc lan toả đề tài này, vì đây chắc chắn sẽ là một câu chuyện có sức lan tỏa lớn trong ngành giáo dục. “Đội Cao Bằng được đi thi đấu tại Mỹ”, chưa bao giờ có một “chuyện lớn” như thế này. Có thể với các tỉnh thành phố lớn, chuyện đi thi đấu quốc tế đã là một niềm vinh dự, nhưng với một tỉnh miền núi xa xôi và thiếu thốn nhiều về điều kiện hiện đại như Cao Bằng thì đó là một “kỳ tích”.

Câu chuyện như vậy cũng đã đủ cho mình làm talk show ở Đài rồi, thế nhưng ngay sau khi liên hệ với cô giáo để mời tham gia phỏng vấn, cô giáo tâm sự rằng, hiện nay đang gặp phải một vấn đề lớn đó là địa phương không có cơ chế và kinh phí để hỗ trợ đội tuyển tham gia thi tại Mỹ do chi phí quá lớn. Cuối cùng cô giáo đã cùng ngồi lại với phụ huynh để động viên gia đình cùng các em cố gắng đi thi và chỉ có 3 trong 7 bạn đủ điều kiện tham gia dự thi.

Quyết tâm lưu giữ kỷ niệm đẹp của giáo dục địa phương

Phóng viên Ngô Hạnh Nguyên Đài Phát thanh – Truyền hình Cao Bằng.

Phóng viên Ngô Hạnh Nguyên Đài Phát thanh – Truyền hình Cao Bằng.

Vượt qua những khó khăn, hành trình đến nước Mỹ xa xôi của 4 cô trò lại càng có tính lan tỏa rất lớn. Chứng kiến những hình ảnh của cô trò ở Mỹ gửi về và nhìn thấy sự tâm huyết của cô giáo Trà, những người làm báo đã quyết tâm phải làm bộ phim tài liệu để lưu giữ lại một kỷ niệm thật đẹp của ngành giáo dục địa phương. Để thấy được, quá trình nỗ lực, vượt khó của cô và trò trên đất Mỹ và trở về đầy vinh quang. Trước khi đi, mặc dù địa phương còn khó khăn, không có cơ chế đặc thù nhưng khi 4 cô trò trở về tỉnh đã dành sự quan tâm đặc biệt cho Đội robotic 11 và hơn thế nữa là từ câu chuyện này thì Tỉnh Cao Bằng có sự quan tâm đặc biệt đến Robottic và giáo dục Steam.

"Điều khiến tôi càng xúc động hơn trong quá trình dựng bài là biết được tin con trai của cô giáo Trà, 10 tuổi, thành viên đội tuyển Robotic 11 (7 thành viên đội thi đấu vòng quốc gia) vừa đoạt huy chương vàng trong cuộc thi Chinh phục bầu trời tại Hàn Quốc cũng về chế tạo robot, đó là một “trái ngọt” xứng đáng với riêng cá nhân cô Trà", nhà báo Hạnh Nguyên chia sẻ.

Phóng viên Ngô Hạnh Nguyên và Nguyễn Sơn Tùng trong quá trình tác nghiệp.

Phóng viên Ngô Hạnh Nguyên và Nguyễn Sơn Tùng trong quá trình tác nghiệp.

Cũng theo nữ nhà báo: Thông qua phóng sự, ekip muốn truyền tải thông điệp và câu chuyện về hành trình của thầy trò miền núi Cao Bằng nỗ lực vươn ra thế giới. Tiếp nối hành trình này, mong rằng, ngành giáo dục địa phương sẽ được quan tâm, đầu tư hơn nữa để có thể chắp cánh cho thế hệ trẻ vươn cao, vươn xa.

Chia sẻ về những dự định trong thời gian tới, tác giả Ngô Hạnh Nguyên khẳng định Chắc chắn năm sau và những năm sau nữa, chúng tôi sẽ có thêm những tác phẩm chất lượng gửi tới giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam bởi Cao Bằng quê hương tôi có rất nhiều tấm gương nhà giáo ưu tú, tâm huyết vì sự nghiệp giáo dục, rất nhiều câu chuyện cảm động nơi vùng sâu vùng xa.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bên trong căn hầm tái hiện hoạt động in ấn tài liệu, truyền đơn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn trong những năm kháng chiến.

Hầm in tài liệu bí mật giữa lòng Sài Gòn

GD&TĐ - Nằm trong con hẻm nhỏ ở đường Ngô Gia Tự, Quận 10, TPHCM, cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn năm 1954 là nơi in cả nghìn ấn bản phục vụ cách mạng.