Do đó, 2 đế chế hùng mạnh này luôn trong tình trạng căng thẳng đối đầu, những cuộc chiến xung đột thường xuyên khiến họ trở thành kẻ thù không đội trời chung của nhau.
Trước tiên hãy cùng tìm hiểu lịch sử về từng đế chế này:
1. Đế quốc Byzantine
Đế quốc Byzantine tồn tại từ năm 330 đến năm 1453, trước khi thành lập, phạm vi của Byzantine nằm trong lãnh thổ của Đế chế La Mã. Đến thời trị vì của Constantine I (306-337), ông đã cho chuyển kinh đô từ Roma về Constantinople.
Đến thời trị vì của Constantine I (306-337), ông đã cho chuyển kinh đô từ Roma về Constantinople.
Khi ông mất, đế quốc bị các con trai phân chia thành Đông và Tây. Trong khi Romulus Augustus, hoàng đế cuối cùng của đế quốc phía Tây bị một thủ lĩnh người Germains tiêu diệt năm 476.
Thì đế quốc phía Đông vẫn tiếp tục tồn tại, từng bước vươn lên thành một cường quốc có vai trò quan trọng ở châu Âu và được xem là một trong những trung tâm của Kitô giáo lúc bấy giờ.
Từ nửa sau thế kỷ thứ XI trở đi, Byzantine không chỉ là một cường quốc hùng mạnh mà còn là một trung tâm về tôn giáo
Hoàng đế Justinian lên cầm quyền từ năm 527 đến năm 565 đã tiến hành bành trướng bờ cõi sang Bắc Phi, Đông Nam Tây Ban Nha và bán đảo Italia.
Từ nửa sau thế kỷ thứ XI trở đi, Byzantine không chỉ là một cường quốc hùng mạnh mà còn là một trung tâm về tôn giáo – Chính thống giáo (Orthodoxe) và dưới ảnh hưởng của Byzantine nhiều dân tộc như Bulgari, Nga… đã đi theo dòng nhà thờ Chính thống.
Nhưng từ cuối thế kỷ XI, đế chế này đi vào giai đoạn suy thoái và khủng hoảng do sự mâu thuẫn, suy yếu từ trong nội bộ, lãnh thổ bị thu hẹp trước sự xuất hiện của người Norman từ Bắc Âu và người Seljuks từ vùng Trung Á.
2. Nhà nước Ottoman.
Gốc của dân tộc Ottoman là người Kai thuộc tộc Tây Đột Quyết, là một nhánh của người Thổ du mục đã di trú sang phía Tây từ miền Trung Á vào thế kỷ thứ X.
Đế chế này cũng thỉnh thoảng được gọi là Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ. Thời đỉnh cao quyền lực, lãnh thổ của Ottoman gồm vùng Tiểu Á, Trung Đông, nhiều phần ở Bắc Phi, và đa phần đông nam châu Âu.
Đế quốc Ottoman tương tác với cả văn hóa phương Đông và phương Tây trong suốt lịch sử 624 năm của nó.
Sự ra đời của Nhà nước Ottoman chứng tỏ một thế lực mới đang hình thành ở vùng Cận Đông trong sự suy yếu của đế chế Byzantine và đã chi phối vùng đất này trong nhiều thế kỷ.
Kẻ thù truyền kiếp
1. Thánh chiến - Tham vọng thay thế đế chế suy tàn Byzantine của người Ottoman
Lịch sử dân tộc Thổ là một sự nối dài giữa quá trình thiên di với chiến tranh và xâm chiếm đất đai của các dân tộc khác, trong dòng máu người Ottoman đã mang nặng tư tưởng bành trướng.
Osman I khi trở thành vua của tiểu quốc nhỏ ở tận cùng phía Tây Tiểu Á đã sớm bộc lộ tham vọng lớn lao và ra sức mở rộng đất đai,
Mà trước hết là nhằm vào lãnh thổ của đế quốc đang suy yếu nhưng vẫn là đế quốc lớn mạnh bậc nhất châu Âu bấy giờ- Byzantine.
Quá trình mở rộng đất đai của người Ottoman gặp điều kiện hết sức thuận lợi. Hơn nữa vị trí địa lý là cầu nối Đông-Tây khiến cho Byzantine luôn là mục tiêu số 1 của Ottoman.
Quá trình mở rộng đất đai của người Ottoman gặp điều kiện hết sức thuận lợi như sự suy yếu khủng hoảng của đế chế Byzantine, sự chán ghét bị áp bức của những vùng bị đế chế này chiếm đóng...
Do đó cuộc chiến tranh chống lại Byzantine của vua Ottoman được người dân Thổ ủng hộ vì xem đó là cuộc “Thánh chiến” chống lại “dị giáo” (Cơ đốc giáo).
2. Đế chế Byzantine bị kẹp giữa 2 thế lực hùng mạnh
Trước dã tâm của Ottoman, người Byzantine hết sức lo sợ. Các hoàng đế Byzantine tìm mọi cách để duy trì sự tồn tại của quốc gia, kéo dài quyền cai trị của họ.
Như điều tất yếu của sự vận động và phát triển, cuộc chiến thay thế đế chế suy tàn bởi đế chế mới nổi là việc không thể tránh khỏi,
Từ một đế chế hùng mạnh bậc nhất châu Âu, đế chế này dần bị lung lay và thay thế bởi đế chế tới từ Trung Á
Vị thế của họ bị thay đổi và để duy trì sự tồn tại, đế chế này chấp nhận trở thành nước chư hầu của Ottoman. Tuy nhiên họ vẫn ngấm ngầm tìm kiếm sự giúp đỡ từ Giáo Hoàng La Mã và các nước chống lại Ottoman.
Cả 2 đều "bằng mặt mà không bằng lòng", đế chế Ottoman muốn thôn tính trọn Byzantine còn Byzantine cũng nhận thức rõ dã tâm này nên luôn giả vờ phục tùng nhưng luôn ngấm ngầm phòng vệ.
Trên thực tế, Byzantine đã bị kẹp giữa hai thế lực Đông – Tây mà không cách nào thoát ra được.
Chính sách hai mặt của các hoàng đế Byzantine không mang lại kết quả do cả phương Tây và Ottoman đều có tham vọng xâm chiếm Byzantine. Trên thực tế, Byzantine đã bị kẹp giữa hai thế lực Đông – Tây mà không cách nào thoát ra được.
3. Cuộc chiến đổi ngôi
Như một tất yếu lịch sử khi một đế chế mới nổi đầy sinh lực muốn thay thế kẻ già yếu Byzantine, dù cho kéo dài được sự tồn tại "leo lắt" của mình, Byzantine cũng không thể tránh khỏi bị người Ottoman "gặm nhấm" từng phần lãnh thổ.
Ban đầu, người Thổ nhắm vào đất đai của đế quốc Byzantine ở vùng Tiểu Á, sau khi thôn tính phần lớn vùng đất này, họ vượt qua eo biển Dardanell, chiếm dần rồi thay thế vị thế của Byzantine ở vùng Balkans.
Bình định xong Balkans người Thổ quay lại chiếm nốt phần còn lại của Tiểu Á, chinh phục kinh đô Constantinople vĩ đại.
Đế quốc Byzantine tồn tại đến năm 1453, phần lớn là vì người Thổ mải lo chinh phục vùng Balkans trước.
Constantinople, kinh đô của đế quốc Byzantine, có lịch sử hơn một ngàn năm và từng là trung tâm nghệ thuật, văn hoá, thương mại trong nhiều thế kỷ của cả thế giới phương Tây. Các hoàng đế Ottoman từ lâu đã thèm muốn thành phố giàu có và lộng lẫy này.
Tháng 3/1453, hoàng đế Mehmed II hạ lệnh tấn công thành Constantinople
Tháng 3/1453, hoàng đế Mehmed II hạ lệnh tấn công thành Constantinople. Đến ngày 29-5-1453, thành Constantinople thất thủ. Hoàng đế cuối cùng của Byzantine bị giết. Quân Thổ mặc sức cướp phá trong ba ngày liền, bắt hơn 60.000 người làm nô lệ.
Nhiều tác phẩm nghệ thuật quý giá bị phá hoại. Tất cả các tượng chúa Kitô giáo bị thay thế bởi bàn thờ đạo Hồi.
Thánh đường lớn Haya Sophia biến thành thánh đường Hồi giáo. Đế quốc Ottoman dời đô về Constantinople rồi đổi tên thành Istanbul (nghĩa là Thành phố của Hồi giáo).
Sự kiện năm 1453, đánh dấu sự chấm dứt hoàn toàn quá trình đối đầu lâu dài của hai đế quốc, và mở ra một kỷ nguyên mới trong sự phát triển của đế chế Ottoman.