Đức 'phủ kín bầu trời' bằng đơn đặt hàng 1.280 tên lửa IRIS-T

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Một bản kế hoạch thú vị đang được tiến hành tại Berlin, khi các quan chức quốc phòng Đức chuẩn bị hợp đồng mua sắm lớn.

Đức 'phủ kín bầu trời' bằng đơn đặt hàng 1.280 tên lửa IRIS-T

Bundeswehr (Lục quân Đức) đang có kế hoạch tăng cường đáng kể năng lực phòng không thông qua việc mua 1.280 tên lửa IRIS-T.

Thông tin được lấy từ tài liệu kế hoạch cho cuộc họp sắp tới của Ủy ban ngân sách Bundestag (Quốc hội Đức). Tài liệu gợi ý rằng quyết định này gần như đã được thực hiện, đề cập đến việc ký kết một thỏa thuận khung sắp tới.

Thỏa thuận quan trọng bao gồm việc sản xuất và chuyển giao 1.280 tên lửa dẫn đường tầm ngắn IRIS-T, tất nhiên gắn với cam kết ban đầu là chuyển giao 120 quả cho Ukraine.

Liên quan tới Ukraine, có thể Kyiv sẽ nhận được tối thiểu 20 bệ phóng IRIS-T bổ sung từ Đức. Vào thời điểm hiện tại, nhiều nguồn tin công khai cho biết Ukraine đã triển khai 2 bệ phóng như vậy, được cho là do Thụy Điển cung cấp.

IRIS-T SLS là biến thể phóng từ mặt đất của tên lửa không đối không IRIS-T, nó cung cấp phương tiện đáng tin cậy và hiệu quả để đối phó với các mối đe dọa đến từ trên không.

Loại đạn này sử dụng hệ thống dẫn đường và điều khiển tiên tiến để theo dõi và đánh chặn mục tiêu một cách chính xác. Nó được trang bị đầu đạn có sức nổ mạnh, phát nổ khi va chạm với mục tiêu, vô hiệu hóa hoàn toàn đối tượng.

Tên lửa có tầm bắn vài km và có thể tấn công mục tiêu ở nhiều độ cao khác nhau. Nó tương thích với nhiều loại bệ phóng trên mặt đất, giúp trở nên linh hoạt và thích ứng với các hệ thống phòng thủ khác nhau.

Tên lửa IRIS-T SLS đã được tích hợp thành công vào hệ thống phòng không của một số quốc gia, nâng cao khả năng chống lại các mối đe dọa từ phương tiện tập kích từ bầu trời của đối phương.

IRIS-T của Đức là một loại tên lửa đánh chặn rất tiên tiến.

IRIS-T của Đức là một loại tên lửa đánh chặn rất tiên tiến.

Tên lửa IRIS-T SLS triển khai từ bệ phóng trên mặt đất được dẫn đường bởi thiết bị tìm kiếm hồng ngoại, cho phép nó theo dõi và tấn công các mục tiêu trên không như máy bay hoặc UAV.

Nguyên lý hoạt động của tên lửa liên quan đến một số bộ phận chính. Thứ nhất, nó sử dụng động cơ nhiên liệu rắn để tạo ra lực đẩy.

Đầu dò hồng ngoại là thành phần quan trọng nhất để thu và theo dõi mục tiêu. Bằng cách phân tích bức xạ hồng ngoại do đối tượng phát ra, tên lửa có thể xác định vị trí và quỹ đạo vật thể.

Sau khi xác định mục tiêu, hệ thống dẫn đường của tên lửa sẽ tính toán, thực hiện những điều chỉnh cần thiết để điều khiển đạn thông qua vây hoặc cánh mũi.

Các bề mặt điều khiển này được kiểm soát bằng thiết bị điện tử tinh vi, nhận thông tin từ đầu dò và thực hiện điều chỉnh theo thời gian thực để đảm bảo việc tiếp cận mục tiêu chính xác.

Khi tiếp cận đối tượng, đầu đạn sẽ phát nổ, vô hiệu hóa mối đe dọa. Phần chiến đấu được thiết kế để gây sát thương khi va chạm, thông qua hiệu ứng phân mảnh.

Loại đầu đạn còn phụ thuộc vào cấu hình cụ thể của tên lửa, nhằm đảm bảo rằng mục tiêu được vô hiệu hóa một cách hiệu quả và đạt được mục đích nhiệm vụ.

Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung IRIS-T SLM do Đức sản xuất.
Theo Bulgarian Military

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ