Phản ứng của Serbia khi NATO trang bị vũ khí cho Kosovo

GD&TĐ - Bộ trưởng Quốc phòng Serbia Milos Vucevic cho rằng việc NATO chủ động trang bị vũ khí cho Kosovo là mối đe dọa đối với an ninh của Serbia.

Phản ứng của Serbia khi NATO trang bị vũ khí cho Kosovo

Đối diện vấn đề này, Bộ Quốc phòng Serbia khẳng định đang chuẩn bị “phản ứng thích đáng”.

Ông Vucevic cho biết bản thân đặc biệt quan tâm đến việc trang bị vũ khí có hệ thống cho lực lượng an ninh Kosovo, đặc biệt khi họ dự định trở thành lực lượng vũ trang chính thức của Kosovo vào năm 2026.

Theo Bộ trưởng Vucevic, điều này thậm chí còn mâu thuẫn với những gì có trong hiến pháp Kosovo. Tuyên bố nói trên được Vucevic đưa ra trong cuộc trò chuyện với một nhà báo người Nga.

Ông Vucevic ngay lập tức nói rõ trong cuộc trò chuyện rằng Serbia có thể đáp trả việc tăng cường vũ khí cho Kosovo theo nhiều cách khác nhau khi nhấn mạnh rằng hiện tại quân đội của Belgrade quy mô hơn và được huấn luyện nhiều hơn so với Kosovo. Serbia gần đây cũng đã đầu tư rất nhiều vào việc phát triển ngành công nghiệp quân sự.

Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Serbia nói tiếp, quân đội nước này là nhân tố chính của Belgrade trong việc đảm bảo năng lực phòng thủ và thông báo cho đối thủ tiềm tàng biết về sức mạnh của mình.

Theo ông Vucevic, hợp tác với NATO nên phát triển nhưng chỉ trong bối cảnh duy trì tính trung lập về quân sự, điều này nói rõ trong cuộc đối thoại với Tổng thư ký Liên minh Jens Stoltenberg.

Ngoài ra Bộ trưởng Vucevic bày tỏ ý định mời chính phủ tiến hành các cuộc tập trận chung với NATO và những đối tác khác.

Ông cũng hướng sự chú ý đến tầm quan trọng của việc hợp tác với KFOR, liên quan đến việc đảm bảo an ninh cho người Serbia ở Kosovo.

Cảnh sát Kosovo có thể trở thành lực lượng vũ trang chính thức của vùng lãnh thổ này từ năm 2026.

Cảnh sát Kosovo có thể trở thành lực lượng vũ trang chính thức của vùng lãnh thổ này từ năm 2026.

Chúng ta hãy nhớ lại vào tháng 9 năm nay, tại thành phố Zvecan trên lãnh thổ Kosovo đã xảy ra một cuộc đụng độ vũ trang khiến tình hình leo thang.

Chính quyền Kosovo đã cáo buộc Serbia liên quan đến một cuộc tấn công vào các sĩ quan cảnh sát Kosovo, dẫn đến cái chết của một trong số họ. Cảnh sát Kosovo sau đó thông báo đã tiêu diệt một số người có liên quan đến vụ tấn công tu viện Banjska.

Trong bài phát biểu đột xuất trước người dân Serbia, Tổng thống Vucic thông báo về cái chết của những người sắc tộc Serb trong cuộc xung đột.

Vào ngày 3 tháng 10, ông Milan Radojcic - một doanh nhân cấp cao và lãnh đạo của người Serbia ở Kosovo, đồng thời là “đối tượng bị cáo buộc chủ mưu vụ xả súng,” đã bị bắt giữ, khiến tình hình tạm lắng dịu.

Anh có thể tham gia lực lượng liên hợp của NATO tại Kosovo nếu căng thẳng leo thang.

Theo info-balkan

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...