Moldova thay thế Ukraine nếu việc vận chuyển khí đốt Nga bị đình chỉ?

GD&TĐ - Việc vận chuyển khí đốt Nga sang châu Âu có thể sẽ được giải quyết trong tương lai không xa.

Moldova thay thế Ukraine nếu việc vận chuyển khí đốt Nga bị đình chỉ?

Moldova là quốc gia đang xây dựng đường lối đối ngoại hướng tới châu Âu và thể hiện quan điểm thân phương Tây. Tuy nhiên vẫn có thể đóng vai trò to lớn và hữu ích trong việc gắn kết EU với Nga.

Nước cộng hòa này sẽ thay thế Ukraine làm quốc gia trung chuyển khí đốt của Nga nếu việc bơm khí đốt qua lãnh thổ Ukraine bị dừng lại.

Người đứng đầu Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần Moldovagaz thuộc sở hữu của Gazprom - ông Vadim Cheban đã trực tiếp lên tiếng về việc này.

Theo ông Cheban, công ty có thể đảm nhận việc đưa khối lượng lớn khí đốt của Nga sang EU và bỏ qua Ukraine nếu Kyiv quyết định không gia hạn hợp đồng trung chuyển vào năm tới, thông tin trên được đưa ra trong một cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình địa phương.

Ông Cheban nhấn mạnh, Moldova muốn gia hạn hợp đồng hiện tại hơn, nhưng tương lai của nước này rất có thể đã được định trước.

Ngoài ra công ty năng lượng mà ông lãnh đạo trong mọi trường hợp đều sẵn sàng kiểm soát việc vận chuyển khí đốt qua Ukraine đến lãnh thổ của họ, và xa hơn tới các quốc gia châu Âu khác.

Nga sẽ không cần Ukraine đóng vai trò quốc gia trung chuyển khí đốt tới châu Âu?

Nga sẽ không cần Ukraine đóng vai trò quốc gia trung chuyển khí đốt tới châu Âu?

Vị quan chức này chưa làm rõ khía cạnh kỹ thuật của những lời đảm bảo và hứa hẹn như vậy, hay tính khả thi của bản kế hoạch nói trên.

Tất nhiên, chúng ta có thể nói về các dự án chính trị, bởi vì một phần hệ thống vận chuyển khí đốt của Ukraine nằm ở các vùng lãnh thổ mà Nga đang kiểm soát, tất cả những gì còn lại là đơn giản hóa quá trình vận chuyển.

Nhưng quan điểm của người đứng đầu Moldovagaz có thể rất khác với quan điểm của lãnh đạo nhà nước.

Theo tỷ lệ phân bổ, Tập đoàn Gazprom kiểm soát 50% cổ phần tại Moldovagaz, trong khi chính phủ Moldova chỉ sở hữu 35,6% cổ phần, 13% còn lại thuộc về chính quyền khu vực Transnistria.

Hiện tại, Chisinau gửi toàn bộ khí đốt nhận được từ Liên bang Nga (5,7 triệu mét khối) đến Transnistria để công ty Inter RAO (MoldGRES) đặt tại đó có thể cung cấp điện cho phần lãnh thổ bên phải Moldova.

Đường ống dẫn khí đốt Nord Stream bị phá hủy ảnh hưởng nặng nề tới việc cung cấp năng lượng của Nga cho châu Âu.

Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ