Lân Huế không chỉ nổi tiếng vì sự tỉ mỉ, tinh tế, mà còn bởi nhiều chi tiết sáng tạo và đẹp mắt. Qua bàn tay của những nghệ nhân tài hoa, hình đầu lân đã hiện ra với hình thái uy nghiêm và mang nét đặc trưng của đầu lân xứ Huế.
Cứ mỗi dịp trung thu về nghề làm đầu lân truyền thống xứ Huế lại lên ngôi. Để có được một chiếc đầu lân ưa ý, mang kiểu dáng lân cung đình Huế những người thợ thủ công ở xứ sở kinh kỳ phải trải qua nhiều công đoạn rất nghiêm ngặt từ việc làm khung, chọn tre, dán hồ cho đến trang trí mắt lân
Thời đại mỗi ngày một phát triển, nghề làm đầu lân kiểu cung đình Huế ngày càng mai một dần, hiện tại ở TP. Huế số lượng gia đình đang còn làm đầu lân theo kiểu truyền thống chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Khác với đầu lần trong Nam, Ngoài Bắc đầu lân truyền thống xứ Huế khuông được làm bằng xi măng, việc lắp ráp và dán đầu lân thường được làm kỹ lưỡng bắt đầu từ lúc bước vào đầu mùa hạ. Trong lúc đó đầu lân ở trong Nam khuông đúc đầu lân thường được làm bằng chất liệu thạch cao, giá lại đắc hơn nhiều so đầu lân có xuất xứ từ Huế
Nét đặc sắc làm nên thương hiệu lân Huế chính là họa tiết trang trí ở phần cặp mắt của con lân. Thông thường mắt lân phải được người nghệ sĩ điểm tô theo kiểu "mắt ngọc, mày ngài". Đây là yếu tố nhận dạng, so sánh thể hiện rõ sự khác biệt giữa đầu lân xứ Huế với con lân ở những vùng miền khác
Ngoài những loại đầu lân "khủng" được làm theo đơn đặt hàng, các mẫu đầu lân " nhí" rất được trẻ con trong Nam ngoài Bắc ưa chuộng, giá bán sỉ mỗi con lân này là 35 đến 40 nghìn đồng.
Niềm vui của các cháu nhỏ khi mùa trung thu về được cùng nhau xuống phố để mua ông lân, ông địa