Độc đáo nghề stylist

Độc đáo nghề stylist

(GD- TĐ) - Chăm chút cho bản thân mình thêm xinh, nhất là trong những ngày xuân tươi thì teen nào mà đành lòng từ chối, phải không các bạn? Nhưng các teen có biết rằng, lựa chọn trang phục như thế nào để phù hợp với vóc dáng, lứa tuổi, hoàn cảnh… cũng là một nghề đấy! Hơn nữa, đó lại là nghề… freelancer, một công việc rất phù hợp với teen và được các teen nhà mình đặc biệt ưa chuộng hiện nay.

Chân dung teen làm stylist

Ở Việt Nam, stylist là một nghề không có trường đào tạo, đa phần dựa vào năng khiếu thẩm mỹ, sự nhạy bén và niềm yêu thích đặc biệt dành cho thời trang. Thật ra, nếu các bạn tinh mắt một chút thì có thể nhận ra các “nhà stylist” hiện diện khá dày xung quanh mình, chẳng hạn như cô bạn thân, anh bạn học, chị hàng xóm… bởi cách mix đồ tạo phong cách cá nhân độc đáo. Nếu teen nào là “tín đồ facebook” thì có thể trông thấy các “nhà stylist” ở những trang… shop online. Thường, những shop online nào “ăn nên làm ra” đều nhờ vào khả năng mix đồ của… thân chủ. Nhưng… đó là stylist “cây nhà lá vườn”, một stylist “pro” không chỉ dừng lại ở đó.

Dương Ngọc Vũ
Dương Ngọc Vũ

Nguyễn Hữu Thanh Tuệ (1991), hiện đang là sinh viên trường Đại học Ngoại thương, một “nhân” được bạn bè nhìn nhận là “cá tính mạnh, lạc quan, thẳng tính và đôi khi… hâm hâm” vốn là một stylist “cứng cựa”. Trong giới, Thanh Tuệ có tên là Đông Phong. Cậu đã từng làm stylist cho các hotgirl như: Sam, Kelly, Quỳnh Chi, Tâm Tít... Qua các bộ ảnh của những nàng hotgirl nổi tiếng này, có thể nhận thấy phong cách stylist của Đông Phong thiên về chiều hướng tươi trẻ, ngọt ngào, đầy sức sống, tính ngẫu hứng và tràn tính năng động nhờ biết cách khai thác tối đa “năng lượng” của người mẫu.

Một stylist trẻ măng và cũng nổi tiếng không kém khác là Dương Ngọc Vũ (1992), Vũ đến với nghề stylist này từ khi còn là học sinh lớp 11 khi nhận lời người bạn, thiết kế cho một shop boutique. Khác với Đông Phong, Ngọc Vũ theo đuổi phong cách Hight Fashion (Thời trang nghiêng về xu hướng cao cấp, sang trọng), anh chàng đã từng làm stylist cho ca sĩ và người mẫu nổi tiếng như Lều Phương Anh, Kim Minh, Tâm Tít… Tuy xuất thân trong gia đình chuyên làm thời trang nhưng để có được chỗ đứng như hiện nay, Vũ đã phải học hỏi liên tục và làm việc cật lực. Hiện nay, Vũ đang theo học khóa thiết kế thời trang tại Young San (Hàn Quốc) liên kết với trường Huflit.

Làm sao để trở thành stylist?

Ai cũng có thể trở thành stylist nhưng để trở thành một stylist chuyên nghiệp thì đó là điều không dễ chút nào. Điều kiện cần và đủ để trở thành một stylist chính là: tư chất nghệ thuật, kinh nghiệm, biết nắm bắt thị hiếu và dự đoán xu hướng thời trang, đồng thời còn phải có mối quan hệ quảng giao với các shop, các nhãn hiệu thời trang. Có khi, stylist cần phải có thêm kỹ năng diễn đạt và hùng biện.

Trong một buổi chụp hình, stylist sẽ lên ý tưởng chủ đề, trang phục, diễn đạt ý tưởng, biết nắm bắt góc cạnh, kỹ thuật đánh ánh sáng, các kỹ năng cơ bản của nhiều ngành nghề trong nghệ thuật.
Để luôn có ý tưởng mới, bắt kịp xu hướng thời trang và đa dạng trong thiết kế, Đông Phong tự trau dồi bằng cách đọc các tạp chí thời trang tên tuổi, sưu tầm những bộ ảnh đẹp để làm tư liệu, nếu có thời gian rảnh rỗi thì nghiên cứu từng tấm ảnh đó để rút kinh nghiệm.

Độc đáo nghề stylist ảnh 2
Bảo Trân

Ngoài khả năng mix trang phục cho từng người mẫu sao cho phù hợp với tính cách, nội dung kịch bản, bối cảnh, các stylist còn phải biết… điều chỉnh màu ảnh, retouch ảnh, tất nhiên lúc đó… stylist sẽ kiêm luôn việc của photographer.

Còn chuyện stylist cần thêm kỹ năng diễn đạt và hùng biện thì sao? Đó là khi stylist muốn người mẫu có thể thấu đáo ý tưởng của mình để thể hiện cách diễn sao cho có những tấm hình chất nhất. Tất nhiên không phải lúc nào “các bên” cũng đả thông tư tưởng, những lúc như thế thì… stylist cần tới tài hùng biện rồi. Kỹ năng diễn đạt và tài hùng biện không chỉ sử dụng khi làm việc với các người mẫu mà còn với các shop vì các shop chỉ cho… “mượn” đồ khi các nhà stylist “khéo ăn khéo nói” và có uy tín.

Ngoài những điều kiện cơ bản nhất cần có ở trên, các stylist còn cần phải học thêm nhiều thứ như văn hóa vùng miền, cách tạo kịch bản cho một buổi chụp, am tường các lĩnh vực như quay phim, nhiếp ảnh, trang điểm… Quả là… “nhiêu khê” đúng không các teen?

Được gì khi trở thành stylist?

Đối với các teen là “fan cuồng” của thời trang thì tất nhiên là để thỏa niềm đam mê rồi. Đến với stylist, các teen tha hồ thể hiện các ý tưởng, sự sáng tạo tuyệt vời của bản thân, đồng thời phát huy tính năng động, tự tin “đặc quyền” của lứa tuổi “ô mai mơ” trong chuyện tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu những điều mới lạ, trong các mối quan hệ giao tiếp xã hội v.v…

Nguyễn Hữu Thanh Tuệ
Nguyễn Hữu Thanh Tuệ

Thu nhập của stylist cũng “đáng công” lắm, nếu bạn là một stylist made in Vietnam thì thu nhập mỗi tháng từ 7-10 triệu; còn nếu stylist là nước ngoài thì khoảng… 10.000USD/ ngày. Đối với một stylist shop, nếu biết cách phối quần áo và phụ kiện thật “cute”, giúp khách hàng dễ lựa chọn và shop cũng dễ bán hơn thì công việc này được trả lương 30.000 – 50.000VND/giờ. Còn nếu bạn chụp ảnh tốt hoặc kết hợp cùng một “nhân” chụp ảnh có thể mở dịch vụ chụp ảnh… ngoài trời, loại hình chụp ảnh mà các teen đang “say đắm”, mỗi buổi chụp có thể thu được 150.000 - 500.000VND. Có nhiều “chân dung stylist” nhưng hiện nay có thể nhận dạng ba kiểu stylist, đó là: stylist shop, stylist photo, stylist film.

Vì không có ngành nghề hay trường lớp đào tạo bài bản, cho nên các stylist hiện nay của Việt Nam đa phần xuất thân từ những nghành nghề có liên quan như: thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang… Theo ước tính thì cứ 10 sinh viên khoa thiết kế ra trường thì đã có 6 sinh viên đi theo nghề stylist. Khó khăn nhất của các stylist trẻ chính là có những concept hay, sáng tạo nhưng không có đủ thời gian hay kinh phí để thực hiện, nhưng dẫu có khó khăn đến đâu thì cũng đâu có ngăn được “bước chân đam mê” của các teen xốc vác nhà mình, nhỉ?

Stylist quả là một ngành nghề thú vị, phải không các teen?

Mỹ Ngọc

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tàu sân bay USS Harry S. Truman tại Biển Đỏ.

Mỹ phóng 200 tên lửa đối phó Houthi

GD&TĐ - Theo War Zone, Hải quân Mỹ phóng gần 400 quả đạn, trong đó có hơn 200 tên lửa, để đối phó các đòn tập kích của Houthi trong hơn 10 tháng qua.

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

GD&TĐ - Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã vạch kế hoạch chuẩn bị lực lượng gìn giữ hòa bình để cứu chính phủ Ukraine hiện nay.