Điểm thi của cô gái xương thủy tinh, nữ sinh rửa xe thuê

Phạm Thị Nhung đi thi với vài trăm nghìn đồng trong túi, cô gái xương thủy tinh được mẹ cõng vào phòng thi là những thí sinh vượt khó, khát khao đến giảng đường.
Điểm thi của cô gái xương thủy tinh, nữ sinh rửa xe thuê

Kết thúc kỳ thi lại tiếp tục rửa xe

Điểm thi của cô gái xương thủy tinh nữ sinh rửa xe thuê

Phạm Thị Nhung bật khóc khi nhắc lại những câu chuyện buồn. Ảnh: Quyên Quyên.

Phạm Thị Nhung (sinh năm 1997, cựu học sinh THPT Trực Ninh B, Nam Định) là một trong những thí sinh đặc biệt của kỳ thi THPT quốc gia năm nay. Hoàn cảnh và nghị lực vươn lên của em khiến nhiều người cảm phục.

Mẹ bị bệnh thần kinh, bố bỏ nhà đi, mình Nhung cấy 2 sào ruộng nuôi 2 em. Cuối năm lớp 11, em lên thành phố rửa xe thuê kiếm được 4 triệu đồng/2 tháng. Số tiền ấy em dành chi tiêu trong gia đình 1 năm trời, còn 500 nghìn đồng giữ lại làm lộ phí thi đại học.

Trong kỳ thi THPT quốc gia năm nay, tổng điểm của em là 24, trong đó khối D được 18 điểm (cụ thể Văn:7,5; Toán: 6,75 và Tiếng Anh: 3,75).

Với điểm thi này, điều khiến em bất ngờ nhất là môn Ngữ văn với 7,5 điểm. Nữ sinh tâm sự: “Xem điểm, em nhảy lên vui mừng khi biết điểm Văn của mình được 7,5”.

Tiếc nuối nhiều ở môn thi tiếng Anh, Nhung cho biết, ngay từ khi đọc đề bài, em đã bị choáng ngợp bởi đề thi quá sức.

Trong thời gian xét tuyển nguyện vọng 1, Phạm Thị Nhung dự định nộp hồ sơ tại Đại học Công nghiệp Hà Nội.

Kết thúc kỳ thi quốc gia, Nhung ở lại Hà Nội tiếp tục công việc rửa xe thuê cho chú và học tiếng Anh (chương trình học miễn phí Nhung nhận được sự hỗ trợ từ đồng hương).

Hiện tại, Nhung về quê thăm mẹ. Em băn khoăn và lo lắng không biết có nên tiếp tục việc học hay đi làm để trang trải cuộc sống, giúp đỡ gia đình. Học trường nào, làm việc gì... là những điều khiến cô gái Nam Định lo lắng sau kỳ thi THPT quốc gia.

Cô gái xương thủy tinh: Hài lòng về điểm thi

Điểm thi của cô gái xương thủy tinh nữ sinh rửa xe thuê

Nguyễn Minh Vân vừa kết thúc chương trình học tại Trường THPT Nguyễn Khuyến (Nam Định). Vân bị bệnh xương thủy tinh, không thể tự đi lại nên được mẹ cõng vào phòng thi.

Sau khi kết thúc kỳ thi THPT quốc gia, Minh Vân khá hài lòng với số điểm đạt được. Cô cho biết: “Khối A em được 20,5 điểm (Toán: 6,75; Lý: 6,5; Hóa học: 7,25), dự định nộp nguyện vọng vào khoa Quản trị Kinh doanh, Học viện Bưu chính Viễn thông. 

Còn một sự lựa chọn nữa em dự tính sẽ nộp vào khoa Dược học, Học viện Y học Cổ truyền với tổ hợp (Toán: 6,75; Hóa: 7,25 và Văn: 7), tổng 21 điểm”.

Trước đó, trong 12 năm liền, Minh Vân đều đạt danh hiệu học sinh giỏi.

Cô gái xương thủy tinh chia sẻ, em nghiêng về khoa Dược học hơn vì từ nhỏ đã yêu thích những viên thuốc và mong muốn giúp đỡ được nhiều người.

“Hơn nữa, quá trình học tập và làm việc sẽ ít phải đi lại nhiều, phù hợp sức khỏe của em. Trong việc lựa chọn nghề nghiệp, bố mẹ luôn tôn trọng, không tạo áp lực cho em” – Vân tâm sự.

Điều bất ngờ nhất đối với cô bé nhỏ nhắn này chính là điểm thi môn Văn. “Hai lần thi thử ở trường, môn Văn em được 5,5 điểm. Hôm qua, cô giáo dạy Văn gọi điện nói, trong quá trình học, thi thử, cô chấm chặt để em nỗ lực nhiều hơn. Điều đó khiến em rất vui”, Vân tiết lộ.

Sau khi biết điểm, rất nhiều thầy cô, bạn bè, độc giả biết được hoàn cảnh của em, đã nhắn tin, gọi điện để chúc mừng Vân.

Theo tiin.vn
GS.TS. Hoàng Chí Bảo chia sẻ câu chuyện về cuộc đời, sự nghiệp của Bác Hồ.

Học sinh hào hứng nghe kể chuyện về Bác Hồ

GD&TĐ - Ngày 20/12, Trường trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội tổ chức chương trình ý nghĩa chào mừng 77 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam với chủ đề “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân”.
Thí sinh đội Team Try trong phần thi tại Vòng chung kết gen Z -Thế hệ dẫn đầu.

Thế hệ GEN Z nói gì về bình thường hóa Covid-19?

GD&TĐ -Với chủ đề “Xã hội có nên bình thường hoá việc mắc Covid-19”, các học sinh đến từ các trường THPT trên cả nước đã cùng đưa ra lập luận sắc bén để bảo vệ quan điểm tại vòng chung kết cuộc thi Gen Z - Thế hệ dẫn đầu
Dự án nước tưới Humic của Xuân Ðức (áo sáng) đã đạt giải Nhì cuộc thi khởi nghiệp Trường Ðại học Bách khoa Hà Nội năm 2020. Ảnh: NVCC.

Nam sinh sáng chế nước tưới hữu cơ

GD&TĐ - Với mong muốn người dân đô thị có thể tự trồng rau sạch tại nhà, Lương Xuân Đức (Viện Kỹ thuật hóa học, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) đã sáng chế nước tưới hữu cơ Humic.