Điểm danh 7 làng nghề bánh chưng nổi tiếng miền Bắc

Điểm danh 7 làng nghề bánh chưng nổi tiếng miền Bắc

Bánh chưng Làng Bạc (Phú Thượng, Hà Nội)

Bánh chưng Làng Bạc (Phú Thượng, Tây Hồ) được nhiều người Hà Nội ví là “bánh chưng vàng, chưng bạc” bởi giá đắt và chất lượng cũng thuộc loại ngon nhất nhì trong số các làng bánh chưng. Bí quyết nằm ở tay gói bánh “thịt nằm kín trong đỗ, đỗ nằm kín trong gạo” tạo ra thương hiệu bánh chưng Làng Bạc. Bánh chưng được nấu trong vòng 10-12 tiếng, luôn có người kiểm tra nước và đồ đều của lửa.

Trong làng không có nhiều hộ làm nghề bánh chưng nhưng lượng bánh của làng cung cấp ra thị trương chiếm từ 20%-30% thị phần, cung cấp chủ yếu cho các chợ Đồng Xuân, Hàng Da, Chợ Hôm. Những ngày tháng Chạp, làng Bạc bắt đầu vào vụ gói bánh chưng Tết. Đây là thời vụ cao điểm nhất trong năm, số lượng bánh gói có thể gấp 5-10 lần người thường.

Bánh chưng Tranh Khúc (Thanh Trì, Hà Nội)

Bắt đầu từ tháng Chạp, người dân ở Tranh Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) lại tất bật, hối hả để cho ra lò những mẻ bánh chưng ngon nức tiếng. Bí quyết tạo nên chiếc bánh chưng Tranh Khúc là tỉ mỉ từ khâu chọn thịt, gạo và lá dong Tràng Cát.

Chỉ tầm 20-30 giây là có thể cho ra những chiếc bánh chưng đẹp mắt, vuông vắn và không cần dùng khuôn. Cao điểm dịp Tết, mỗi hộ gia đình gói từ 500-1.500 chiếc bánh chưng/ngày, thậm chí có ngày gói tới 2.000 chiếc bánh chưng/ngày.

Các nguyên liệu làm bánh chưng.
Các nguyên liệu làm bánh chưng. 

Bánh chưng Lỗ Khê (Đông Anh, Hà Nội)

Bánh chưng Lỗ Khê (Đông Anh, Hà Nội) không được nhiều người biết tới như bánh chưng Tranh Khúc, song ai đã một lần thưởng thức đều khó quên được. Bánh chưng Lỗ Khê độc đáo nhất ở phần nhân bánh, bởi được làm rất cầu kỳ, có vị đậm đà hơn hẳn so với bánh chưng được làm ở nơi khác. Bánh chưng được luộc trong khoảng 5-6 tiếng kể từ khi nước sôi. Bánh chưng Lỗ Khê có hai loại, bánh vuông và tròn.

Trong làng hiện nay có gần 100 hộ gia đình làm bánh chưng lớn, với số lượng 6.000 chiếc. Người mua bánh chưng ở Lỗ Khê chủ yếu là các trung tâm hội nghị, công đoàn với những đơn đặt hàng lớn. Ngoài ra, bánh được chuyển vào trong miền Nam và các cơ sở nhỏ lẻ ở miền Bắc.

Bánh chưng Thuỷ Đường (Thuỷ Nguyên, Hải Phòng)

Bánh chưng Thuỷ Đường nổi tiếng bởi hương vị đậm đà, đặc trưng riêng không nơi nào có. Bánh chưng ở đây có hương vị thơm ngon là do nguyên liệu được lựa chọn cẩn thận, có đỗ xanh, thịt được ướp theo cách riêng, kết hợp với gạo nếp Thái Bình và nếp cái hoa vàng Hải Dương.

Hiện nay, cả làng có khoảng 50 hộ chuyên gói bánh chưng. Trong những ngày giáp Tết, mỗi hộ gia đình gói được 1.000-2.000 bánh chưng. Tuy nhiên, bánh làm đến đâu bán hết đến đấy bởi hương vị bánh khó quên gắn với thương hiệu bánh chưng Thuỷ Đường.

Bánh chưng góp phần làm cho hương vị Tết dân tộc thêm đậm đà.
 Bánh chưng góp phần làm cho hương vị Tết dân tộc thêm đậm đà.

Bánh chưng làng Đầm (Thanh Liêm, Hà Nam)

Làng Đầm (Thanh Liêm, Hà Nam) có truyền thống làm bánh chưng cả trăm năm. Bánh chưng chủ yếu làm bằng nguyên liệu từ địa phương sản xuât ra. Điểm đặc biệt nhất tạo nên hương vị riêng của bánh chưng nơi đây là từ nước và nồi luộc bánh. Người dân dùng nước mưa luộc bánh, nồi luộc nhất thiết làm bằng tôn. Chính bí quyết đơn giản đó tạo nên vị thơm ngon của bánh.

Nghề làm bánh chưng tại làng chỉ thực sự sôi động vào giáp Tết. Còn ngày thường cả làng chỉ có khoảng 20-30 hộ gia đình làm nghề.

Bánh chưng Bờ Đậu (Phú Lương, Thái Nguyên)

Làng bánh chưng Bờ Đậu (Phú Lương, Thái Nguyên) cũng có tuổi đời từ rất lâu và cũng khá nổi tiếng trong và ngoài tỉnh. Nếp để làm bánh chưng là loại nếp nương đặc sản vùng Định Hoá. Lá dong rừng nên có mùi thơm đặc trưng của vùng núi rừng Thái Nguyên. Thời gian luộc bánh khoảng 8-10 tiếng. Nước luộc bánh được lấy từ suối trên núi đá phía sau làng Bờ Đậu để tạo ra hương vị độc đáo của bánh chưng.

Làng hiện có 50 hộ gia đình gói bánh chưng. Trung bình bình mỗi ngày một hộ bán được từ 100-150 chiếc bánh chưng, vào dịp gần Tết số lượng tăng gấp đôi. Sản phẩm bánh chưng chủ yếu là bánh chưng truyền thống gồm bánh vuông và bánh tròn dài.

Bánh chưng Hùng Lô (Việt Trì, Phú Thọ)

Nhiều năm trở lại đây, Hùng Lô (Việt Trì, Phú Thọ) được biết đến là một làng bánh chưng có tiếng. Đây được coi là cái nôi của nghề gói bánh chưng dâng vua Hùng vào dịp giỗ tổ Hùng Vương. Bánh chưng ở Hùng Lô có tiếng là ngon vì được lựa chọn kỹ từ thịt, gạo, lá dong và được nấu bằng bếp than. Đặc biệt bánh phải được gói bằng tay, bánh sẽ rất chắc, thời gian luộc từ 7-10 tiếng.

Đến nay, số hộ gói bánh đã lên đến 70 gia đình, làm bánh chưng quanh năm nhưng nhộn nhịp nhất vẫn là dịp Tết đến Xuân về. Một gia đình ngày thường làm khoảng 140 chiếc bánh, đến Tết số lượng bánh tăng lên gấp 2-3 lần mà không đủ cung cấp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.