Đề xuất TP.HCM giãn cách xã hội ở một số khu vực để chống COVID-19

GD&TĐ - Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, TP.HCM cần xem xét áp dụng Chỉ thị 16, giãn cách xã hội ở một số khu vực trong bối cảnh dịch đã lan ra cộng đồng.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. Ảnh: VGP.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. Ảnh: VGP.

Tại cuộc họp trực tuyến với Ban chỉ đạo chống dịch TP HCM sáng 8/2, khi đề cập đến việc TP HCM ghi nhận 29 ca, trong đó 24 ca nghi nhiễm trong cộng đồng, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng TP.HCM cần xem xét áp dụng Chỉ thị 16, thay vì Chỉ thị 15 như hiện nay và quyền quyết định là của địa phương.

Theo Bộ trưởng Y tế, trước tình hình dịch lan ra cộng động, thành phố phải nâng cao việc chống dịch lên một mức, nhanh hơn, quyết liệt hơn mới kiểm soát được. Do đó, thành phố cần chọn địa điểm áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng, giãn cách xã hội ở một số khu vực. Những nơi nguy cơ cao, có người nhiễm thì áp dụng Chỉ thị 16. Như vậy, chúng ta mới đi nhanh hơn dịch.

"Những nơi nguy cơ cao, có người nhiễm, thì áp dụng Chỉ thị 16, Như vậy chúng ta mới đi nhanh hơn dịch", ông Long nói.

Ông Long cho rằng việc áp dụng Chỉ thị 16 hay không do TP.HCM quyết, Bộ Y tế chỉ gợi ý, đề xuất.

Đánh giá tình hình dịch ở TP.HCM, ông Long cũng cho biết ổ dịch ở khu bốc xếp tại sân bay Tân Sơn Nhất đã có từ trước, có thể một số trường hợp đã nhiễm bệnh nhưng không phát hiện được.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, số ca lây nhiễm tại sân bay Tân Sơn Nhất sẽ không dừng lại ở con số 29 (4 ca nhiễm Bộ Y tế công bố hôm 7/2, một ca ở Bình Dương và 24 ca nghi nhiễm sáng nay), mà có thể thêm những ca đã khỏi hoặc mới nhiễm.

Tuy nhiên, ổ dịch này nằm trong khu vực ngoài trục cảng hàng không nên khả năng lây nhiễm với hành khách, nhân viên phục vụ phía ngoài sẽ khó xảy ra.

Bộ trưởng Y tế cũng lưu ý sự giao lưu của nhóm người này với cộng đồng dân cư tại TP.HCM là rất lớn.

“Chúng tôi đánh giá nguy cơ lây nhiễm ở TP.HCM đang phức tạp, cần hành động quyết liệt, khẩn trương hơn một bước” – ông Long nói.

Ông đề nghị đi từng nhà, lấy toàn bộ các mẫu xét nghiệm những nơi có ca nhiễm, F1… khi có dương tính lập tức đưa toàn bộ gia đình đi cách ly và xét nghiệm lần 2.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.