Đề tham khảo Hóa học năm 2024 giảm bớt câu tính toán khó

GD&TĐ - Đề phân hóa, giảm bớt câu tính toán khó, tăng bài tập tình huống… là nhận định của giáo viên về đề tham khảo môn Hóa học thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT.

“Đề tham khảo tốt nghiệp THPT năm 2024 môn Hóa học khá hay và có một số nội dung mới” là nhận định của cô Nguyễn Thị Xuân Phượng, giáo viên Trường THPT Nguyễn Huệ (Bến Tre).

Minh chứng cho nhận định này, cô Phương cho rằng, đề bảo đảm cấu trúc theo yêu cầu, có tính phân hoá cao, độ khó cao hơn một chút so với đề thi tốt nghiệp THPT chính thức năm 2023. Tính mới của đề tương đương năm trước và có 3 câu liên quan đến thực tế nhưng không quá khó.

Cũng nhận xét đề tham khảo môn Hóa học, cô Nguyễn Thị Thủy, giáo viên Trường THPT Trần Quang Khải (Khoái Châu, Hưng Yên) cho rằng, kiến thức trong đề cơ bản, chủ yếu thuộc chương trình lớp 12. Các câu tính toán khó đã giảm. Với câu ở mức độ vận dụng, vận dụng cao đã thiên về bản chất hoá học hơn. Đặc biệt, đề tăng cường thêm một số câu hỏi và bài tập tình huống, giúp đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.

Phân tích đề tham khảo Hóa học, các thầy cô tổ Tự nhiên, Hệ thống Giáo dục Hocmai cho biết: Đề gồm 40 câu hỏi trong đó có 30% (12 câu) số câu hỏi là bài tập tính toán, 70% (28 câu) số câu hỏi lý thuyết.

Tương tự như đề thi tốt nghiệp THPT môn Hóa năm 2023, đề tham khảo có một số câu hỏi gắn liền với đời sống thực tế và cần kết hợp các kiến thức của nhiều chuyên đề, nhằm giúp học sinh vận dụng tốt hơn các kiến thức đã học vào cuộc sống.

Các câu hỏi khó của đề thi vẫn rơi vào các chuyên đề quen thuộc trong chương trình Hóa học 12 là: Este, lipit; Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và hợp chất; Tổng hợp hoá học vô cơ, cụ thể như sau: Este, lipit (1 câu); kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và hợp chất (2 câu); tổng hợp hoá học vô cơ (1 câu).

Ma trận đề thi Hóa học được thầy cô tổ Tự nhiên, Hệ thống Giáo dục Hocmai đưa ra như sau:

LỚP

CHUYÊN ĐỀ

Loại câu hỏi

Cấp độ nhận thức

Tổng

LT

BT

NB

TH

VD

VDC

12

1. Este, lipit

3

2

2

1

1

1

5

2. Amin, amino axit, protein

3

1

2

1

1


4

3. Cacbohiđrat

1

1


2



2

4. Polime, vật liệu polime

3


2

1



3

5. Tổng hợp nội dung hóa học hữu cơ

1

1



2


2

6. Đại cương về kim loại

3

1

2

1

1


4

7. Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và hợp chất

5

3

5

1


2

8

8. Sắt - một số kim loại nhóm B và hợp chất

4

1

3

2



5

9. Tổng hợp hoá học vô cơ

3

1

2

1


1

4

11

1. Sự điện li








2. Nhóm nitơ


1



1


1

3. Nhóm cacbon

1


1




1

4. Đại cương hóa hữu cơ








5. Hiđrocacbon








6. Dẫn xuất halogen. Ancol – Phenol

1


1




1

Tổng

28

12

20

10

6

4

40

Tỉ lệ (%)

70%

30%

50%

25%

15%

10%

100%

Hóa học là môn thi thành phần trong bài thi Khoa học tự nhiên, cùng với Vật lí, Hóa học. Mỗi môn thi gồm 40 câu hỏi với thời gian làm bài 50 phút, tuân thủ đúng cấu trúc nội dung như Bộ GD&ĐT đã công bố; không có câu hỏi thuộc nội dung đã được tinh giản trong chương trình học của học sinh.

Về phạm vi: Các câu hỏi phần lớn thuộc chương trình lớp 12 (chiếm 90% số câu hỏi trong đề thi), còn lại là phần kiến thức thuộc chương trình lớp 11.

Về mức độ: Khoảng 70-75% số câu hỏi thuộc mức độ nhận biết và mức độ thông hiểu, 25%-30% số câu hỏi còn lại thuộc mức độ vận dụng và vận dụng cao.

Năm 2024 là năm cuối cùng thực hiện dạy học và thi theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2006. Do đó, đề thi tốt nghiệp THPT năm 2024 về cơ bản giữ ổn định cấu trúc như Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Tuy nhiên, để chuẩn bị chuyển sang một giai đoạn mới nên trong đề thi có sự tăng cường hợp lý một số nội dung liên quan đến vận dụng thực tiễn để từng bước tiệm cận với định hướng đánh giá năng lực phù hợp với mục tiêu yêu cầu phát triển năng lực phẩm chất người học của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các nhà nghiên cứu đã kết nối song song nhiều sợi và dệt chúng lại với nhau thành một loại vải. Ảnh: Đại học Linkoping

Vải thông minh mang lại sức mạnh

GD&TĐ - Vải kết hợp với cơ bắp nhân tạo là một lĩnh vực nghiên cứu mới có nguồn gốc từ Đại học Linkoping và Đại học Boras (Thụy Điển).