Đề tham khảo môn Sinh học tăng nội dung vận dụng thực tiễn

GD&TĐ - Phân tích đề thi tham khảo môn Sinh học, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, các thầy cô giáo nhận định, đề phân hóa rõ, tăng nội dung vận dụng thực tiễn.

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT.

Theo cô Đỗ Thị Hoa, giáo viên Trường THPT Trần Quang Khải (Hưng Yên), đề có cấu trúc ổn định như mọi năm với 75% câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu và 25% câu hỏi mức độ vận dụng.

Trong đề chỉ có 4 câu thuộc kiến thức lớp 11. Nội dung liên quan đến vận dụng thực tiễn trong đề tham khảo được tăng cường (cụ thể ở các câu 112, 114, 119).

Với mức độ phân hóa khá rõ, học sinh nắm cơ bản kiến thức Sinh học lớp 12 có thể đạt điểm 5. Muốn đạt từ 7 - 7,5 điểm, học sinh cần hiểu, phân tích được quá trình, bản chất sinh học.

Đặc biệt, một số câu (111,115,116,118) đã tiệm cận với định hướng đánh giá năng lực, như: Năng lực phân tích, giải thích, lập luận logic, bản chất quá trình sinh học.

Cũng nhận định về đề tham khảo Sinh học, thầy cô tổ Tự nhiên - Hệ thống giáo dục Hocmai cho biết: Đề thi gồm 40 câu hỏi trong đó có 20% (8 câu) số câu hỏi là bài tập tính toán, 80% (32 câu) số câu hỏi lý thuyết.

Các câu hỏi khó của đề thi vẫn rơi vào các chuyên đề quen thuộc trong chương trình Sinh học 12 là: Cơ chế di truyền và biến dị, Tính quy luật của hiện tượng di truyền, Sinh thái học, Tiến hóa, cụ thể như sau:

Cơ chế di truyền và biến dị: 2 câu (Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, Operon); tính quy luật về hiện tượng di truyền: 4 câu (Phả hệ, Di truyền quần thể, Tương tác gen, Các quy luật phân ly); sinh thái học: 3 câu; tiến hóa: 1 câu.

Ma trận đề thi Sinh học như sau:

Nội dung kiến thức

Loại câu hỏi

Cấp độ nhận thức

Tổng

LT

BT

NB

TH

VD

VDC

1. Sinh học cơ thể thực vật

2


1

1



2

2. Sinh học cơ thể động vật

2


1

1



2

3. Cơ chế di truyền và biến dị

8

1

4

3

2


9

4. Các quy luật di truyền

3

4

2

3

1

1

7

5. Di truyền quần thể


2


1


1

2

6. Di truyền học người


1




1

1

7. Ứng dụng di truyền học

2


1

1



2

8. Tiến hóa

5


3

1

1


5

9. Sinh thái học

10


4

3

2

1

10

Tổng

32

8

16

14

6

4

40

Tỉ lệ (%)

80%

20%

40%

35%

15%

10%

100%

Nhìn chung,với mức độ đề như hiện tại, các thí sinh hoàn toàn yên tâm ôn tập. Với mục tiêu xét điểm tốt nghiệp, chỉ cần ôn tập và nắm chắc kiến thức sách giáo khoa là có thể đạt được điểm 6-7 một cách dễ dàng.

Tuy nhiên, để sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT vào việc xét tuyển vào các trường đại học, nhất là các trường đại học top đầu, thí sinh cần nỗ lực học tập và chuẩn bị kỹ càng, nắm vững các kiến thức cơ bản, rèn luyện kỹ năng phân tích và tư duy giải quyết vấn đề, tìm tòi và mở rộng hiểu biết về các ứng dụng thực tế để đạt được kết quả tốt trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Sinh học là môn thi thành phần trong bài thi Khoa học tự nhiên, cùng với Vật lí, Hóa học. Mỗi môn thi gồm 40 câu hỏi với thời gian làm bài 50 phút, tuân thủ đúng cấu trúc nội dung như Bộ GD&ĐT đã công bố; không có câu hỏi thuộc nội dung đã được tinh giản trong chương trình học của học sinh.

Về phạm vi: Các câu hỏi phần lớn thuộc chương trình lớp 12 (chiếm 90% số câu hỏi trong đề thi), còn lại là phần kiến thức thuộc chương trình lớp 11.

Về mức độ: Khoảng 70-75% số câu hỏi thuộc mức độ nhận biết và thông hiểu, 25%-30% số câu hỏi còn lại thuộc mức độ vận dụng và vận dụng cao.

Năm 2024 là năm cuối cùng thực hiện dạy học và thi theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2006. Do đó, đề thi tốt nghiệp THPT năm 2024 về cơ bản giữ ổn định cấu trúc như Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Tuy nhiên, để chuẩn bị chuyển sang một giai đoạn mới nên trong đề thi có sự tăng cường hợp lý một số nội dung liên quan đến vận dụng thực tiễn để từng bước tiệm cận với định hướng đánh giá năng lực phù hợp với mục tiêu yêu cầu phát triển năng lực phẩm chất người học của Chương trình GDPT 2018

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.