Đẩy nhanh quá trình giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Với trên 88% dân số là đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn, chương trình MTQG phát triển KT-XH sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình giảm nghèo tại Bắc Kạn.

Đẩy nhanh quá trình giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Đẩy nhanh quá trình giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp

Nhằm từng bước nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh Bắc Kạn đã triển khai đồng bộ và thống nhất, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo điều hành thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia như: Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về lãnh đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025; Nghị quyết của HĐND tỉnh ban hành quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 và hằng năm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; Nghị quyết của HĐND tỉnh về việc thông qua phương án phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2021 - 2025 và phân bổ, giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Bắc Kạn cũng đã ban hành Quy định về phân công, phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình Mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn và Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2022…

Tính riêng năm 2022, Bắc Kạn đã đầu tư hơn 485 tỷ đồng để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn vùng dân tộc thiểu số trong đó tập trung mở các tuyến đường lâm nghiệp; xây dựng các công trình nước sinh hoạt tập trung.

Bên cạnh đó, địa phương cũng làm tốt công tác định canh, định cư; quy hoạch, sắp xếp khu dân cư hợp lý để người dân ổn định đời sống, phát triển kinh tế hộ gia đình; thực hiện tốt các chính sách xã hội, chính sách dân tộc, phát triển giáo dục, đào tạo việc làm, y tế, văn hóa...

Các chương trình, chính sách dân tộc đã phát huy được hiệu quả, từng bước làm thay đổi diện mạo nông thôn vùng dân tộc thiểu số và miền núi tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự trao đổi, giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các thôn, xã, vùng, miền, khu vực.

Đơn cử như huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn, năm 2022 huyện được phân bổ hơn 77 tỷ đồng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Huyện đã đầu tư 9 công trình, dự án gồm 5 công trình giao thông, 3 công trình giáo dục đạt chuẩn quốc gia, 1 công trình nhà văn hóa, duy tu bảo dưỡng 3 công trình.

Các chương trình, chính sách dân tộc đã phát huy hiệu quả, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn vùng DTTS.

Các chương trình, chính sách dân tộc đã phát huy hiệu quả, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn vùng DTTS.

Còn đối với huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn, địa phương cũng được phân bổ hơn 73,5 tỷ đồng để đầu tư 14 công trình, dự án, duy tu bảo dưỡng 11 công trình. Ngoài ra, từ nguồn kinh phí sự nghiệp được giao hơn 10 tỷ đồng, các cơ quan chuyên môn và UBND các huyện, thành phố đã và đang triển khai thực hiện các dự án về phát triển giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm bền vững.

Ngoài ra, các dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo có nguồn kinh phí được giao trên 14,6 tỷ đồng, các huyện, thành phố đã triển khai 56 dự án hỗ trợ phát triển cộng đồng.

Khắc phục khó khăn phát huy thế mạnh

Mặc dù địa phương đã và đang triển khai đa dạng các giải pháp nhằm từng bước đẩy nhanh quá trình giảm nghèo. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, tỉnh vẫn còn gặp một số khó khăn như: Đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc từ cấp tỉnh đến cơ sở còn thiếu so với nhiệm vụ được giao. Đối với các dự án thực hiện trên địa bàn xã, thôn đặc biệt khó khăn, việc huy động sự đóng góp của người dân bằng tiền hoặc ngày công đều rất khó. Đây cũng là áp lực của địa phương trong việc cân đối nguồn lực ngân sách địa phương.

Nhằm khắc phục những khó khăn và phát huy thế mạnh của vùng, trong thời gian tới, Bắc Kạn sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và người dân đối với chương trình và chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Đồng thời, kịp thời triển khai các cơ chế, chính sách và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương; huy động, lồng ghép, sử dụng hiệu quả nguồn lực của Nhà nước và các nguồn lực hợp pháp khác để cùng thực hiện Chương trình.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: ITN

Cách cảm thụ một câu thơ hay

GD&TĐ - Nhà thơ sáng tạo nên câu thơ hay bằng cách nào? Người đọc cảm thụ câu thơ hay cần chú ý những phương diện sáng tạo nghệ thuật nào của nhà thơ?