Đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

GD&TĐ - Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Đại biểu Siu Hương - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai.
Đại biểu Siu Hương - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai.

Giáo dục học sinh phân biệt hành vi hợp pháp và bất hợp pháp

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, sáng 31/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành Phiên họp của Thượng tướng Trần Quang Phương - Phó Chủ tịch Quốc, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021.

Phát biểu thảo luận, đại biểu Siu Hương – đoàn Gia Lai đề nghị, báo cáo của Đoàn giám sát xem xét, kiến nghị việc đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật trong việc thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các chương trình đào tạo.

Viện dẫn câu nói: "Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”, đại biểu Siu Hương cho hay: Hiện nay, trong chương trình giáo dục phổ thông đã đưa chương trình pháp luật vào giảng dạy để học sinh phân biệt được những hành vi hợp pháp và hành vi trái pháp luật.

Đây là điều đáng mừng vì ít nhất thì ngay từ khi ngồi ở ghế nhà trường, các em đã trang bị kiến thức xác định được hành vi nào là hành vi hợp pháp. “Do vậy, tôi đề nghị xem xét đưa kiến nghị đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật trong lĩnh vực này trong chương trình giảng dạy” – đại biểu Siu Hương nhấn mạnh.

Liên quan đến đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật, đại biểu Siu Hương trao đổi, trong thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, yếu tố đầu tiên phải đề cập đến là nhân tố con người quyết định đến tính hiệu quả của chương trình.

Vì vậy, trong vấn đề này đại biểu đề nghị đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Trong đó tùy vào lĩnh vực mà xây dựng chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật cho phù hợp.

Đại biểu Lê Minh Nam – Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang.

Đại biểu Lê Minh Nam – Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang.

Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu

Đại biểu Lê Minh Nam – đoàn Hậu Giang cho rằng, phải tăng cường giáo dục ý thức, xác định rõ trách nhiệm đối với việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đặc biệt trách nhiệm của người đứng đầu.

Chỉ khi nhận thức đúng, ý thức tốt, trách nhiệm cao thì mới tránh được tình trạng thực hiện còn hình thức như đã đánh giá tại báo cáo. Đồng thời, phải tăng cường thuyết phục, động viên, khen thưởng và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt mục tiêu này; trong đó cần lấy thi đua, khen thưởng làm động lực để thúc đẩy thực hiện.

Đại biểu Lê Minh Nam nêu ý kiến, báo cáo giám sát cũng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế chưa được giải quyết để kiến nghị khắc phục như: việc chưa sửa đổi, bổ sung kịp thời văn bản còn chồng chéo, vướng mắc, không phù hợp với 110 văn bản theo kiến nghị của các địa phương.

Theo đại biểu, có 411 văn bản theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, trên 1.400 kết luận của Thanh tra Chính phủ cũng đã kiến nghị sớm thu hồi về ngân sách hơn 82.000 tỷ đồng chưa thực hiện theo kiến nghị của Kiểm toán, hơn 16.000 tỷ và 3.795 hecta đất.

Kiến nghị của Thanh tra Chính phủ cũng đã chỉ rõ địa chỉ nguyên nhân nhằm tháo gỡ các nút thắt, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công của nhiều dự án chậm tiến độ. Qua đó, sớm ban hành, hoàn thành, đưa các công trình vào phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Ngoài ra, đã xác định và chỉ rõ hàng nghìn hecta đất hoang hóa, có khó khăn, vướng mắc, các dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ đưa đất vào sử dụng để sớm khai thác nguồn lực ứ đọng trong bối cảnh nguồn lực của đất nước đang còn có nhiều khó khăn.

Đồng thời góp phần giáo dục ý thức nhận, thức trong vấn đề tổ chức thực hiện. Đặc biệt đoàn giám sát cũng đã đề xuất từ năm 2023 đề nghị phát động trong toàn quốc cuộc vận động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Chính phủ tổ chức phong trào thi đua về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất, tiêu dùng ở mọi cấp, mọi ngành và trong Nhân dân.

“Theo tôi, đây là đề xuất quan trọng, đồng thời với việc tăng cường quản lý, thúc đẩy tuân thủ pháp luật, cuộc vận động và phong trào thi đua sẽ góp phần nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm và xây dựng văn hóa để việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hiệu quả, hiệu lực, thực chất và đạt được nhiều thành tựu cao hơn” - Đại biểu Lê Minh Nam nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.