Phát huy hơn nữa vai trò giám sát của nhân dân trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

GD&TĐ - Chiều 2/6, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020 và công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021.

Phát huy hơn nữa vai trò giám sát của nhân dân trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Báo cáo chuẩn bị công phu

Đại biểu Hoàng Thị Thanh Thuý - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh.

Đại biểu Hoàng Thị Thanh Thuý - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh.

Đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh cho rằng, cần phát huy hơn nữa vai trò giám sát của nhân dân trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Thảo luận tại phiên họp, đại biểu Hoàng Thị Thanh Thuý bày tỏ đồng thuận và đánh giá cao Báo cáo của Chính phủ về Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021 và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, ngân sách. Báo cáo chuẩn bị rất công phu, chi tiết thể hiện trách nhiệm, sự nghiêm túc của Chính phủ đối với công tác này.

Đại biểu cũng đánh giá cao hằng năm Thủ tướng Chính phủ đều ban hành các chỉ thị về tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên các lĩnh vực. Các Bộ, ngành, địa phương đã ban hành nhiều văn bản triển khai và thực hiện. Nhờ vậy, việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã đạt được một số kết quả quan trọng nhất là trong tiết kiệm chi thường xuyên ở hầu hết các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị.

Tuy nhiên, báo cáo còn tập trung nhiều vào tiết kiệm nhưng có nội dung phản ánh chưa hết bản chất của tiết kiệm. Chẳng hạn như kết quả tiết kiệm chi thường xuyên chủ yếu là 10 % bắt buộc. Báo cáo cũng chưa đi sâu phân tích lãng phí, chưa làm rõ hiệu quả sử dụng vốn, nguồn lực nhà nước đầu tư trong thời gian qua.

Phát huy vai trò giám sát của nhân dân

Để công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đạt hiệu quả cao, đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy đề nghị cần quán triệt sâu sắc, hiệu quả hơn nữa để việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ăn sâu vào ý thức, trở thành suy nghĩ thường trực trong mỗi việc làm hằng ngày của đảng viên, cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu.

Cần phát huy hơn nữa vai trò giám sát của nhân dân, phải tạo cơ chế thuận lợi hơn nữa để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể các cấp nhân tham gia giám sát hiệu quả.

Cùng quan điểm, đại biểu Võ Thị Minh Sinh – Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An nhấn mạnh, cần khẩn trương rà soát, hoàn thiện thể chế phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực.

Đại biểu Võ Thị Minh Sinh – Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An.

Đại biểu Võ Thị Minh Sinh – Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An.

Qua rà soát, đại biểu Võ Thị Minh Sinh chỉ ra rằng, các hành vi tiêu cực được quy định với 5 nhóm hành vi chính như hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực gây phiền hà cho nhân dân và doanh nghiệp; hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức…

“Đề nghị Chính phủ thống nhất cao quan điểm về các hành vi này, đảm bảo công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện có hiệu quả. Đồng thời cần khẩn trương rà soát, hoàn thiện thể chế phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực nhất là trong cơ chế kiểm soát quyền lực ở các lĩnh vực hoạt động dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực”, đại biểu Sinh nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ